Khách hàng là thượng đế đồng ý là vậy nhưng không phải tất cả những yêu cầu của họ chúng ta buộc phải đạt được bằng mọi giá mà phải biết cách hướng họ theo cách suy nghĩ của chúng ta. Yêu cầu 10 chức năng nhưng trong đó có đến 5 chức năng không cần thiết hoặc quá tốn thời gian thì điều đó không đồng nghĩa là chúng ta cũng ngậm bồ hòn mà làm theo. Như thế là không không ngoan chút nào cả.
Nếu chúng ta tiếp tục ngoan cố thì dự án bị deadline chạy không kịp là điểu tất nhiên xãy ra.
Cần phân tích cho họ thấy điểm cần và không cần vì đôi lúc khách hàng của chúng ta không hẳn đều là dân IT, khách hàng bên ngoài mảng này mà ngồi phân tích với họ rất bực T_T vì chúng ta phải diển giải nhiều. Nên hướng họ theo chúng ta. Trong 10 chức năng được đưa ra trong khi thực tế có lúc chỉ dùng thường xuyên không quá 5 và bỏ qua những phần còn lại trong khi chúng ta lại bỏ ra đến 80% công sức để hoàn thành những thành phần không cần thiết đó.
Nghe có vẻ giống như bên trên nhưng ở đây có sự khác biệt rõ ràng đó là về mặt nội dung. Cần phải xác định có bao nhiêu trang, bao nhiêu sản phẩm sẻ đưa vào site? Phải xác định được thế nào là : không cần quá nhiều. Cần lên kế hoạch cho nội dung để không phải cuối cùng rồi chính chúng ta là chìm trong cái mớ lộn xộn này.
Có quá nhiều chi tiết chưa hẳn đã tốt và có khi người dùng lại lẫn lộn trong chính cái mớ chi tiết đó hơn là 1 sự giúp đỡ.
20% sản phẩm của chúng ta sẽ tạo ra 80% thu nhập chính(có lẽ ai cũng biết quy tắc 20/80 vì nó quá phổ biến rồi nhỉ? Nếu chưa biết thì ra nhà sách tậu 1 cuốn về chủ đề này về mà nhâm nhi).
Đây là 1 lỗi phổ biến cực kì, chúng ta giả sử đang lên kế hoạch cho 1 dự án website kéo dài 5 tháng, nghe có vẻ hơi dài nhỉ? Và khi nghe điều đó thì khoản thời gian đầu dể khiến chúng ta không thật sự đi vào dự án mà làm việc khá… nhàn và việc này là nguyên nhân dẫn đến bị deadline.
Phải tạo 1 cảm giác khẩn cấp ngay lúc bắt đầu dự án đó là 1 điều rất cần thiết. Hãy tự ép buộc khoản thời gian còn ít lại đó cũng là 1 cách. Giải pháp cho vấn đề này là luôn có những cột mốc rõ ráng và nhất định bắt buộc phải tuân theo. Như là 2 tuần đầu phải hoàn thành phân tích dự án, 2 tuần sau phải có đầy đủ dữ liệu cơ bản, xong tháng đầu phải có tất cả các điều kiện cần thiết để đi vào dự án… và…
Bảo đảm với bạn rất khó để có thể hoàn thành dự án 1 mình vì vậy cần phải thông minh hơn và đó là lúc chúng ta cần đến 1 sự giúp đỡ nào đó. Trong thực tế tuy mang dang là freelancer nhưng họ làm việc không hoàn toàn độc lập mà có khi đó là 1 nhóm frelancer, mọi việc trong thời đại ngày nay luôn là các mối quan hệ tương hổ.
Cặm cụi bên ly cafe hoặc điếu thuốc lá rồi ôm khư khư cái dự án 1 mình là 1 việc làm không khôn ngoan chút nào.
Bạn nghĩ sao nếu 10 cái dự án đều giống nhau y chang? Nếu bạn làm vậy thì sẽ tự giết chết chính bản thân mình chứ chả ai làm tổn hại bạn đâu. Thực ra theo tớ cũng không cần nhiều lắm nhưng mỗi dự án cần rót thêm vào đó 1 chút sáng tạo để tạo nên sự khác biệt cái sau so với cái trước.
Và hãy cũng biết copy 1 cách thông minh. Tớ nhớ có đọc đâu đó câu nói:”muốn thành công thì hãy copy thành công của người khác”. Đúng 1 phần nào đó và ở đây là dự án website thì hãy biết cách copy có chọn lọc chứ không copy bừa bãi.
Bí dự án không tìm được hướng đi sẽ kéo theo các trạng thái xấu của cơ thể, biểu trưng cho trường hợp này đó chính là cơn giận dữ trong ta. Để nó bộc phát thì dự án sẽ có nguy cơ bị vạ lây rất nhanh. Đổ lỗi cho vấn đề và không chịu trách nhiệm về bản thân đó chính là nguyên nhân.
Nên chủ động tìm thấy vấn đề và giải quyết hơn là để vấn đề làm chủ được ta.
mèo Tom(chủ xị)
Share this on del.icio.us
Digg this!
Share this on Reddit
Buzz up!
Stumble upon something good? Share it on StumbleUpon
Share this on Technorati
Share this on Facebook
Tweet This!
Blog this on Blogger
Bài viết liên quan :
Xem đầy đủ bài viết tại http://tomcatblog.info/7-nguyen-nhan-co-ban-giet-chet-du-an-truoc-khi-bat-dau
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.