Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2010

Đọc bài viết Nghiện những thành tích ảo bàn về sự liên quan giữa hai hướng hành xử của con người với 2 thể loại trò chơi, nhận thấy nhiều điều. Không phải là không hề nhận thức về nó, mà có thêm được một cái nhìn mới hơn.


Có 2 cách mà con người vượt qua những thách thức. Một số người xem đó là cơ hội hành động để thể hiện tài năng và trí tuệ của họ. Số khác lại xem đó là những cơ hội để nắm bắt, cải thiện kỹ năng và kiến thức của mình. Đưa một vấn đề đơn giản cho Paul, một người thiên về thành tích, và Matt, một người theo trường phái kiên trì nắm bắt, cả hai sẽ giải quyết vấn đề dễ dàng. Paul sẽ làm xong rất nhanh và mĩm cười tự hào về điều đó. Matt cũng sẽ giải quyết được vấn đề và sẽ thỏa mãn rằng anh ta đã nắm được những kỹ năng cần có. Bây giờ đưa cho họ một vấn đề khó hơn. Paul sẽ nhảy vào giải quyết vấn đề nhưng rồi nhanh chóng nhận ra rằng anh ta không thể vượt qua nó một cách dễ dàng như lần trước. Cơ hội thể hiện không còn khiến Paul nhanh chóng chán nản và bỏ cuộc. Ngược lại, Matt mặc dù khó chịu nhưng sẽ vẫn cố gắng. Việc không giải quyết được ngay vấn đề đối với anh ta có nghĩa là vẫn còn có một điều gì đó cần phải học và Matt sẽ kiên trì cho đến khi anh ta nắm bắt được điều đó.


Nếu như trường phái thiên về thành tích thường có tác dụng khuyến khích đối với những thách thức dễ, nó nhanh chóng bị mất đi đối với những vấn đề khó. Và vì những việc đáng làm hầu hết đều khó, chính những người theo trường phái kiên trì nắm bắt thường đạt được những thành công trong học vấn lẫn sự nghiệp.


Những nhìn nhận và so sánh trên có lẽ không có gì thật sự mới, nhưng tác giả bài viết đã có một nhìn nhận thú vị sự định hướng đến hai đối tượng này qua 2 thể loại trò chơi khác nhau: dạng RPG1 và trò chơi hành động:


Những trò RPG có rất nhiều kiểu, nhưng tất cả đều không khó. Như tôi nhận ra từ hồi bé, phần lớn cách thách thức trong những trò chơi này đều có thể dễ dàng bị đánh bại bằng cách dành nhiều thời gian hơn. Trò chơi RPG thưởng cho sự kiên trì chứ không phải là những kỹ năng. Hầu như chưa bao giờ người chơi bị đòi hỏi phải cố gắng hơn – chỉ có “nhân vật” trong trò chơi cần được cải thiện.Thất bại trước Zeromus có thể là vì chiến thuật của bạn có vấn đề, nhưng cũng có thể là vì bạn đang ở mức “level” còn quá thấp. Cái nào dễ khắc phục hơn? Trong khi người chơi chỉ cần ngồi đếm thời gian, nhân vật trong trò chơi đat được những thành tích rất anh hùng, cứu sống mọi người và đánh bại các thế lực. [...] Người chơi được tung hô với những lời tán dương cho những thành tích không có thật. [...] Ngay cả khi những lời tán dương đó là cho sự nỗ lực hơn là những kỹ năng, đó vẫn là những lời nói dối. Người chơi chỉ mất đi thời gian.


[...]


Sonic Adventure DX không quá khó để hoàn tất, nhưng tôi không dừng lại ở đó: trò chơi còn có một hệ thống thành tích mà người chơi được tặng huy chương mỗi khi vượt qua được một mốc nào đấy, ví dụ như khi Sonic hoàn thành một màn trong một thời gian ngắn ấn tượng. Rất nhiều những cột mốc này rất khó và tôi đã không thể vượt qua nó trong lần đầu, lần thứ hai, thứ năm hay thứ 10. Nhưng tôi vẫn cứ cố và khi mà tôi đã đạt được hết 160 huy chương trong trò chơi, tôi biết rằng mình đã hoàn thành một cột mốc. Chính tôi, chứ không phải Sonic, đã tự cải thiện mình để vượt qua những thách thức đó. Tôi đã xây dựng được một kỹ năng thực tế, cho dù có thể nó là vô ích. Tôi đã làm một việc mà tôi có thể tự hào về nó: tôi đã xây dựng cho mình thói quen không bỏ cuộc.


Tớ vẫn còn nhớ hồi học lớp 12 có một cậu bạn đến lớp học thêm chỉ luôn khoe về thành tích “leo hạng” của mình trên những diễn đàn mà thứ hạng được tính dựa trên số bài. Đó mặc dù là một sự so sánh không hoàn toàn giống với ví dụ ở trên, nhưng cũng tương tự – những gì đạt được vẫn chỉ là những thành tích ảo mà điều duy nhất bạn phải bỏ ra là thời gian. Từ đây cũng có thể thấy được sự nguy hại của những loại trò chơi nhập vai đã du nhập vào VN trong thời gian qua. Đó không chỉ việc những bạn trẻ ngồi đốt thời gian trên màn hình máy tính thay vì học hành, mà quan trọng hơn nó góp phần hình thành cách suy nghĩ “nghiện” về những thành tích ảo mà bản thân không cần bỏ ra chút nỗ lực nào cả.


Cuối cùng, có một đoạn mà tớ rất tâm đắc, có lẽ sẽ ghi nhớ khi dạy con mình:


Khi còn trẻ thơ, người ta rất dễ để thiên theo một trong hai trường phái này. Tất cả đều tùy thuộc vào cách mà chúng được tán thưởng. Nếu bạn hoàn thành tốt một tác vụ nào đó và được khen “Con thật là thông minh”, nó sẽ dạy bạn giá trị về khả năng và vì vậy sẽ khiến thiên về hướng thành tích. Ngược lại, nếu bạn được bảo rằng “Ồ, con đã làm rất nỗ lực”, nó sẽ dạy bạn chú trọng đến sự nỗ lực để đạt được một kết quả nào đó..


Thảo luận trên Người Tập Viết

  1. ”Role-Playing Game” – trò chơi nhập vai

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.nguoitapviet.info/2010/03/05/1907/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts