Gửi lúc 11:00' 24/11/2009
Triệu chứng và cách phòng bệnh STDs (P.2)
STDs là viết tắt của cụm từ (Sexually Transmitted Disease) – bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đây là những căn bệnh lây từ người này sang người người khác qua các hình thức quan hệ tình dục (qua âm đạo, đường miệng hay hậu môn). Không phải bệnh STDs nào cũng có thể chữa khỏi.Một số bệnh STDs phổ biến:
1. Nhiễm nấm Chlamydia
- ¾ phụ nữ và ½ nam giới mắc bệnh này mà không thấy có triệu chứng gì xuất hiện
- Chảy mủ ở cơ quan sinh dục
- Đi tiểu liên tục
- Ở phụ nữ có thể thấy kèm theo đau bụng dưới, đau lưng hoặc đau khi XXX.
2. Bệnh lậu
- Chảy mủ ở cơ quan sinh dục
- Có cảm giác muốn đi tiểu
- Đau vùng xương chậu
- Thường là không có triệu chứng rõ ràng ở nữ giới
3. Bệnh giang mai
- Xuất hiện những vết lở loét không đau ở vùng âm đạo (sao 10 ngày đến 3 tháng mắc bệnh)
- Nổi mụ sau 3 – 6 tuần thấy có vết thương
4. HIV/AIDS
5. Bệnh mụn giộp cơ quan sinh dục
- Ngứa, nóng rát hoặc đau vùng sinh dục
- Phồng rộp hoặc lở loét (những vết loét có thể lành nhưng có khả năng bị lại sau này).
Nếu XX hay XY nào thấy mình có bất kì dấu hiệu nào nói trên thì phải tới bác sĩ tin cậy để thăm khám kịp thời, tránh để muộn sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Phòng tránh các bệnh STDs như nào?
1. Tớ phải làm sao để không nhiễm STDs?
2. Nếu mình đang dùng biện pháp tránh thai, mình có thể mắc bệnh STD không?
Câu trả lời là Rất có thể. Thuốc tránh thai chỉ có tác dụng ngừa thai, không có tác dụng với các bệnh STDs. Trong trường hợp này, các teen nên dùng thêm cả condom để giảm nguy cơ mắc STDs bao gồm cả HIV/AIDS nhé!
3. Khi nào thì mình cần đi kiểm tra?
Tất cả những teen có XXX đều nên đi kiểm tra sức khỏe bao gồm khám bệnh STDs theo định kì và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Những XX hay XY có XXX với nhiều người thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh STD hay HIV/AIDS cao hơn rất nhiều những người bình thường khác
Bản gốc: Sức khỏe số - Triệu chứng và cách phòng bệnh STDs (P.2)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét