Tags:
Số lượt xem: 670 Gửi lúc 09:59' 24/11/2009
Bệnh học đường: Khó, nhưng không bó tay
Tỷ lệ bệnh học đường ngày càng gia tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập cũng như sức khỏe của trẻ. Thế nhưng, cho đến nay, việc nhiều trường không có phòng y tế học đường, đặc biệt việc "khát" cán bộ y tế đang trở thành vấn đề bức xúc... Tỷ lệ bệnh học đường ngày càng gia tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập cũng như sức khỏe của trẻ. Thế nhưng, cho đến nay, việc nhiều trường không có phòng y tế học đường, đặc biệt việc "khát" cán bộ y tế đang trở thành vấn đề bức xúc...
Cận thị, cong vẹo cột sống - Bệnh của học đường
TS. Nguyễn Chí Dũng, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, BV Mắt T.Ư cho biết: "Tật cận thị đang có xu hướng tăng nhanh trong học sinh (HS) và ngày càng tăng đến mức báo động". Điều tra năm 2002 của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (Bộ Y tế) trên 5.536 HS tiểu học và THCS tại 4 trường nội, ngoại thành của Hải Phòng, Thái Nguyên, Lai Châu và TP. Hồ Chí Minh cho thấy, tỷ l ệ cận thị ở HS tiểu học là khoảng 5% và 14% ở THCS. Năm 2008, một nghiên cứu về tật khúc xạ ở 3 tỉnh là Hà Tĩnh, Hải Phòng, Đà Nẵng với tổng số 2.280 HS cho thấy, tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở HS phổ thông là 26,4%. Xếp theo địa bàn, có tới 26% HS thành thị mắc tật khúc xạ trong khi đó chỉ có 14% HS sống ở nông thôn mắc tật trên.
Bệnh cong vẹo cột sống cũng đang có xu hướng gia tăng trong HS. Tỷ lệ mắc chung ở Hà Nội năm 2004-2005 là 18,9%, trong đó nam chiếm 19,6%, nữ chiếm 18,3%. Phân theo cấp học: tiểu học: 17,2%, THCS: 22,2% và THPT: 18,8%. Bên cạnh đó, theo điều tra tại 14 tỉnh đại diện cho 7 vùng trong cả nước năm 2001 của Viện Răng hàm mặt, 84,9% trẻ 6-8 tuổi bị sâu răng, 71,7% trẻ bị bệnh quanh răng. Khoảng 1/3 học sinh mắc tật khúc xạ là con số vừa đư� �c Bệnh viện Mắt T.Ư công bố trong một hội thảo bàn về việc phòng chống tật khúc xạ và cong vẹo cột sống trong trường học được tổ chức tuần qua.
Theo bác sĩ Trịnh Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt T.Ư, tình trạng HS cận thị phổ biến như hiện nay có sự tác động chủ yếu bởi các yếu tố liên quan tới điều kiện học tập của HS: hệ thống chiếu sáng; kích thước bàn ghế; tư thế ngồi học; thời gian học dài, mắt điều tiết quá mức; thời gian nghỉ, thư giãn; thời gian sử dụng máy tính , đọc truyện...
Không chỉ khám mắt cho HS, những người tham gia thực hiện đề tài còn khảo sát thực trạng y tế học đường. Kết quả cho thấy điều kiện học tập của HS Thủ đô thoạt trông tưởng như khá tốt (tất cả phòng học diện tích đạt yêu cầu, tất cả lớp học đều có bảng chống lóa) nhưng xem xét các điều kiện cụ thể lại không đạt yêu cầu. Chẳng hạn, chỉ có 3/12 trường đạt yêu cầu về khoảng cách từ bàn đầu tới bảng; già nửa số trường có các phòng học đạt yêu cầu về hệ thống chiếu sáng; không một trường nào có sự phân loại về bàn ghế theo từng khối lớp học...
Có chỉ tiêu, vẫn khó tuyển
Hiện nay mạng lưới cán bộ làm công tác y tế trường học còn thiếu về s� �� lượng và chưa đảm bảo chất lượng. Theo báo cáo của các trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành, cả nước mới có 5.616 trường học có bố trí cán bộ làm công tác y tế tại trường. Nếu tính theo bậc học thì bậc THPT có 37,1%, THCS có 24,2% trường có cán bộ làm công tác y tế trường học. Một số địa phương khác đã khắc phục tình trạng thiếu cán bộ y tế trong trường học bằng cách cử cán bộ y tế của trạm y tế xã, phường kiêm nhiệm thêm công tác chăm sóc sức khỏe HS tại trường học.
TS. Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) cho biết: "Sau khi có Chỉ thị 23 của Thủ tướng, số lượng cán bộ y tế trong trường học tăng lên đáng kể, từ 6.620 năm 2005 lên 15.583 năm 2008. Có 1.377 người thuộc diện biên chế (chiếm 8,8%) như ng có tới 11.224 người kiêm nhiệm. Điều này cho thấy dù đã có chỉ tiêu nhưng việc tuyển người làm công tác y tế trường học không dễ". Lương thấp nhưng nhiều trường ở TP. Hồ Chí Minh chỉ ký hợp đồng 9 tháng với cán bộ y tế nên càng không thu hút được người về làm công tác y tế trường học. Cùng với việc thiếu nhân lực thì các dịch vụ y tế trường học triển khai không có chất lượng và không thường xuyên.
Cận thị, cong vẹo cột sống - Bệnh của học đường
TS. Nguyễn Chí Dũng, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, BV Mắt T.Ư cho biết: "Tật cận thị đang có xu hướng tăng nhanh trong học sinh (HS) và ngày càng tăng đến mức báo động". Điều tra năm 2002 của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (Bộ Y tế) trên 5.536 HS tiểu học và THCS tại 4 trường nội, ngoại thành của Hải Phòng, Thái Nguyên, Lai Châu và TP. Hồ Chí Minh cho thấy, tỷ l ệ cận thị ở HS tiểu học là khoảng 5% và 14% ở THCS. Năm 2008, một nghiên cứu về tật khúc xạ ở 3 tỉnh là Hà Tĩnh, Hải Phòng, Đà Nẵng với tổng số 2.280 HS cho thấy, tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở HS phổ thông là 26,4%. Xếp theo địa bàn, có tới 26% HS thành thị mắc tật khúc xạ trong khi đó chỉ có 14% HS sống ở nông thôn mắc tật trên.
Bệnh cong vẹo cột sống cũng đang có xu hướng gia tăng trong HS. Tỷ lệ mắc chung ở Hà Nội năm 2004-2005 là 18,9%, trong đó nam chiếm 19,6%, nữ chiếm 18,3%. Phân theo cấp học: tiểu học: 17,2%, THCS: 22,2% và THPT: 18,8%. Bên cạnh đó, theo điều tra tại 14 tỉnh đại diện cho 7 vùng trong cả nước năm 2001 của Viện Răng hàm mặt, 84,9% trẻ 6-8 tuổi bị sâu răng, 71,7% trẻ bị bệnh quanh răng. Khoảng 1/3 học sinh mắc tật khúc xạ là con số vừa đư� �c Bệnh viện Mắt T.Ư công bố trong một hội thảo bàn về việc phòng chống tật khúc xạ và cong vẹo cột sống trong trường học được tổ chức tuần qua.
Tỷ lệ HS mắc bệnh học đường vẫn gia tăng. Ảnh: Bùi Tuấn
Theo bác sĩ Trịnh Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt T.Ư, tình trạng HS cận thị phổ biến như hiện nay có sự tác động chủ yếu bởi các yếu tố liên quan tới điều kiện học tập của HS: hệ thống chiếu sáng; kích thước bàn ghế; tư thế ngồi học; thời gian học dài, mắt điều tiết quá mức; thời gian nghỉ, thư giãn; thời gian sử dụng máy tính , đọc truyện...
Không chỉ khám mắt cho HS, những người tham gia thực hiện đề tài còn khảo sát thực trạng y tế học đường. Kết quả cho thấy điều kiện học tập của HS Thủ đô thoạt trông tưởng như khá tốt (tất cả phòng học diện tích đạt yêu cầu, tất cả lớp học đều có bảng chống lóa) nhưng xem xét các điều kiện cụ thể lại không đạt yêu cầu. Chẳng hạn, chỉ có 3/12 trường đạt yêu cầu về khoảng cách từ bàn đầu tới bảng; già nửa số trường có các phòng học đạt yêu cầu về hệ thống chiếu sáng; không một trường nào có sự phân loại về bàn ghế theo từng khối lớp học...
Có chỉ tiêu, vẫn khó tuyển
Hiện nay mạng lưới cán bộ làm công tác y tế trường học còn thiếu về s� �� lượng và chưa đảm bảo chất lượng. Theo báo cáo của các trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành, cả nước mới có 5.616 trường học có bố trí cán bộ làm công tác y tế tại trường. Nếu tính theo bậc học thì bậc THPT có 37,1%, THCS có 24,2% trường có cán bộ làm công tác y tế trường học. Một số địa phương khác đã khắc phục tình trạng thiếu cán bộ y tế trong trường học bằng cách cử cán bộ y tế của trạm y tế xã, phường kiêm nhiệm thêm công tác chăm sóc sức khỏe HS tại trường học.
TS. Trần Đắc Phu, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) cho biết: "Sau khi có Chỉ thị 23 của Thủ tướng, số lượng cán bộ y tế trong trường học tăng lên đáng kể, từ 6.620 năm 2005 lên 15.583 năm 2008. Có 1.377 người thuộc diện biên chế (chiếm 8,8%) như ng có tới 11.224 người kiêm nhiệm. Điều này cho thấy dù đã có chỉ tiêu nhưng việc tuyển người làm công tác y tế trường học không dễ". Lương thấp nhưng nhiều trường ở TP. Hồ Chí Minh chỉ ký hợp đồng 9 tháng với cán bộ y tế nên càng không thu hút được người về làm công tác y tế trường học. Cùng với việc thiếu nhân lực thì các dịch vụ y tế trường học triển khai không có chất lượng và không thường xuyên.
Thu Quý
(theo suckhoedoisong.vn)
(theo suckhoedoisong.vn)
Bản gốc: Sức khỏe số - Bệnh học đường: Khó, nhưng không bó tay
0 nhận xét:
Đăng nhận xét