Số lượt xem: 336
Gửi lúc 10:05' 23/11/2009
Dùng thuốc có hạn chế được khó chịu tiền mãn kinh?
Tiền mãn kinh là một giai đoạn trong cuộc đời phụ nữ, có thể bắt đầu ngay từ tuổi 37 hay 38. Các dấu hiệu đầu tiên của mãn kinh thường đến tuổi 40 mới bộc lộ. Hạn chế những khó chịu của giai đoạn tiền mãn kinh không thể chỉ bằng thuốc mà còn cần cả sự hiểu biết của phụ nữ nhằm giúp phụ nữ đã bước vào tuổi này có tâm lý tự tin, yêu đời để có lối sống hợp lý. Tiền mãn kinh là một giai đoạn trong cuộc đời phụ nữ, có thể bắt đầu ngay từ tuổi 37 hay 38. Các dấu hiệu đầu tiên của mãn kinh thường đến tuổi 40 mới bộc lộ. Hạn chế những khó chịu của giai đoạn tiền mãn kinh không thể chỉ bằng thuốc mà còn cần cả sự hiểu biết của phụ nữ nhằm giúp phụ nữ đã bước vào tuổi này có tâm lý tự tin, yêu đời để có lối sống hợp lý.
Phụ nữ có các triệu chứng tiền mãn kinh thường trải qua một giai đoạn kinh nguyệt thất thường kéo dài tới 8 năm rồi mới hết h� �n và sau 1 năm hoàn toàn không có kinh nữa mới coi là mãn kinh thực sự.
Kinh nguyệt không đều không phải là khó chịu duy nhất của tiền mãn kinh, vì còn nhiều khó chịu khác như nhức đầu, mất ngủ, đau mình mẩy, mỏi mệt, dễ kích thích, bừng nóng, dễ thay đổi khí chất, giảm ham muốn tình dục, tăng cân, nhất là tăng kích thước vòng bụng và hông, cương đau vú và giữ nước.
Khi cơ thể người phụ nữ không tiết estrogen nữa hay tiết không đủ thì có thể dùng liệu pháp hormon thay thế để giảm bớt các triệu chứng khó chịu và duy trì sức khoẻ. Có thể dùng estrogen đơn thuần hay phối hợp estrogen và progesterone (dạng tổng hợp của hormon này là progestin).
Liệu pháp hormon thường dùng cho nhóm phụ nữ đang trải qua giai đoạn tiền mãn kinh, nhóm đã hết kinh hoàn t oàn (sau mãn kinh) và nhóm phụ nữ có vấn đề về hormon như suy buồng trứng sớm hay bị mổ cắt bỏ hai buồng trứng. Hiện nay vẫn có nhiều ý kiến về tác dụng và nguy cơ của liệu pháp hormon. Tuy chưa đến mức là phép màu để giúp phụ nữ trẻ mãi như trước đây nhưng vẫn là liệu pháp có hiệu quả đối phó với các triệu chứng khó chịu của mãn kinh ở một số phụ nữ.
Liệu pháp hormon, với thành phần estrogen đã giúp giảm bớt có hiệu quả nhất những khó chịu của tiền mãn kinh và mãn kinh như cơn bốc hỏa và vã mồ hôi về đêm. Ngoài ra cũng giảm bớt những khó chịu khác ở âm đạo như khô, ngứa, cảm giác nóng rát và khó chịu khi quan hệ tình dục. Dùng estrogen trong thời gian ngắn có thể giảm nguy cơ bị một số bệnh như loãng xương, ung thư trực - đại tràng, bệnh tim. Với phụ nữ trải qua giai đoạn mãn kinh một cách tự nhiên thì liệu pháp hormon nên phối hợp estrogen và progestin vì không có progestin có thể tăng nguy cơ bị ung thư tử cung. Với phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật thì có thể dùng estrogen đơn thuần.
Trên thị trường còn có nhiều loại thuốc thảo dược được quảng cáo là có hiệu quả để giúp phụ nữ trong giai đoạn này được dễ chịu (vì có các estrogen nguồn gốc thực vật), dùng từ tiền mãn kinh cho đến mãn kinh thực sự.
Lối sống có vai trò quan trọng để giảm bớt những khó chịu tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh:
- Trước tiên là một cuộc sống không có stress (buồn phiền, lo lắng, vất vả thể chất...) để phụ nữ có sự bình an, thanh thản.
- Vận động cơ thể (đi bộ, tập thể dục dưỡng sin h hay nhịp điệu, thiền hay yoga).
- Một chế độ ăn lành mạnh (đủ các vitamin A, B, C, D, E) tức gồm nhiều rau quả, đậu tương, ít đạm, ít chất bột.
- Nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cho chức năng tuyến thượng thận hoạt động dễ dàng hơn và tiến trình chuyển hoá thành estrogen (nguồn gốc thượng thận) trong máu và trong mô mỡ diễn ra nhanh hơn. Nên tránh những thức ăn, đồ uống làm cho tuyến thượng thận phải làm việc nhiều như rượu, cà phê, đồ ngọt, nhất là khi khả năng bảo vệ của estrogen nguồn gốc buồng trứng đối với tim, ống tiêu hoá, phổi, xương và da đã không còn nữa mà chỉ còn estrogen nguồn gốc thượng thận.
- Hoạt động tình dục vẫn nên duy trì ở mức độ phù hợp nhưng không nhất thiết phải có khi nhu cầu tình cảm được thỏa mãn (vợ ch ồng vẫn quan tâm săn sóc nhau...).
Cần lưu ý là liệu pháp hormon do thầy thuốc chỉ định dựa trên đặc điểm sinh học và bệnh lý của mỗi người và được theo dõi để phòng ngừa bệnh lý vú ác tính, bệnh tim. Định kỳ chụp vú và nhiều thăm dò khác.
Những trường hợp không nên dùng liệu pháp hormon gồm: phụ nữ bị ung thư vú, có bệnh tim hay tiền sử bị máu đóng cục. Không dùng liệu pháp hormon để phòng ngừa mất trí nhớ và đột quỵ.
Sự giảm tiết các hormon sinh dục gây ra những thay đổi tâm sinh lý.
Phụ nữ có các triệu chứng tiền mãn kinh thường trải qua một giai đoạn kinh nguyệt thất thường kéo dài tới 8 năm rồi mới hết h� �n và sau 1 năm hoàn toàn không có kinh nữa mới coi là mãn kinh thực sự.
Kinh nguyệt không đều không phải là khó chịu duy nhất của tiền mãn kinh, vì còn nhiều khó chịu khác như nhức đầu, mất ngủ, đau mình mẩy, mỏi mệt, dễ kích thích, bừng nóng, dễ thay đổi khí chất, giảm ham muốn tình dục, tăng cân, nhất là tăng kích thước vòng bụng và hông, cương đau vú và giữ nước.
Khi cơ thể người phụ nữ không tiết estrogen nữa hay tiết không đủ thì có thể dùng liệu pháp hormon thay thế để giảm bớt các triệu chứng khó chịu và duy trì sức khoẻ. Có thể dùng estrogen đơn thuần hay phối hợp estrogen và progesterone (dạng tổng hợp của hormon này là progestin).
Liệu pháp hormon thường dùng cho nhóm phụ nữ đang trải qua giai đoạn tiền mãn kinh, nhóm đã hết kinh hoàn t oàn (sau mãn kinh) và nhóm phụ nữ có vấn đề về hormon như suy buồng trứng sớm hay bị mổ cắt bỏ hai buồng trứng. Hiện nay vẫn có nhiều ý kiến về tác dụng và nguy cơ của liệu pháp hormon. Tuy chưa đến mức là phép màu để giúp phụ nữ trẻ mãi như trước đây nhưng vẫn là liệu pháp có hiệu quả đối phó với các triệu chứng khó chịu của mãn kinh ở một số phụ nữ.
Liệu pháp hormon, với thành phần estrogen đã giúp giảm bớt có hiệu quả nhất những khó chịu của tiền mãn kinh và mãn kinh như cơn bốc hỏa và vã mồ hôi về đêm. Ngoài ra cũng giảm bớt những khó chịu khác ở âm đạo như khô, ngứa, cảm giác nóng rát và khó chịu khi quan hệ tình dục. Dùng estrogen trong thời gian ngắn có thể giảm nguy cơ bị một số bệnh như loãng xương, ung thư trực - đại tràng, bệnh tim. Với phụ nữ trải qua giai đoạn mãn kinh một cách tự nhiên thì liệu pháp hormon nên phối hợp estrogen và progestin vì không có progestin có thể tăng nguy cơ bị ung thư tử cung. Với phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật thì có thể dùng estrogen đơn thuần.
Trên thị trường còn có nhiều loại thuốc thảo dược được quảng cáo là có hiệu quả để giúp phụ nữ trong giai đoạn này được dễ chịu (vì có các estrogen nguồn gốc thực vật), dùng từ tiền mãn kinh cho đến mãn kinh thực sự.
Lối sống có vai trò quan trọng để giảm bớt những khó chịu tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh:
- Trước tiên là một cuộc sống không có stress (buồn phiền, lo lắng, vất vả thể chất...) để phụ nữ có sự bình an, thanh thản.
- Vận động cơ thể (đi bộ, tập thể dục dưỡng sin h hay nhịp điệu, thiền hay yoga).
- Một chế độ ăn lành mạnh (đủ các vitamin A, B, C, D, E) tức gồm nhiều rau quả, đậu tương, ít đạm, ít chất bột.
- Nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cho chức năng tuyến thượng thận hoạt động dễ dàng hơn và tiến trình chuyển hoá thành estrogen (nguồn gốc thượng thận) trong máu và trong mô mỡ diễn ra nhanh hơn. Nên tránh những thức ăn, đồ uống làm cho tuyến thượng thận phải làm việc nhiều như rượu, cà phê, đồ ngọt, nhất là khi khả năng bảo vệ của estrogen nguồn gốc buồng trứng đối với tim, ống tiêu hoá, phổi, xương và da đã không còn nữa mà chỉ còn estrogen nguồn gốc thượng thận.
- Hoạt động tình dục vẫn nên duy trì ở mức độ phù hợp nhưng không nhất thiết phải có khi nhu cầu tình cảm được thỏa mãn (vợ ch ồng vẫn quan tâm săn sóc nhau...).
Cần lưu ý là liệu pháp hormon do thầy thuốc chỉ định dựa trên đặc điểm sinh học và bệnh lý của mỗi người và được theo dõi để phòng ngừa bệnh lý vú ác tính, bệnh tim. Định kỳ chụp vú và nhiều thăm dò khác.
Những trường hợp không nên dùng liệu pháp hormon gồm: phụ nữ bị ung thư vú, có bệnh tim hay tiền sử bị máu đóng cục. Không dùng liệu pháp hormon để phòng ngừa mất trí nhớ và đột quỵ.
BS. Xuân Anh
(theo suckhoedoisong)
(theo suckhoedoisong)
Bản gốc: Sức khỏe số - Dùng thuốc có hạn chế được khó chịu tiền mãn kinh?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét