Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Trong các khoản chi phí quan trọng của doanh nghiệp, thường có những khoản "vung tay quá trán" cho những việc chằng đâu vào đâu. Biết thế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn cứ dành một nguồn kinh phí đáng kể, thậm chí có hẳn một giám đốc PR điều hành công việc này để cứ như "ném tiền qua cửa sổ"

PR là ai?
PR là chữ viết tắt của từ tiếng Anh: Public Relation: Quan hệ công chúng. Trong kinh tế thị trường, không có một doanh nghiệp nào, dù bé tí ti, mà không có các mối quan hệ như: quan hệ với khách hàng, quan hệ với các cơ quan nhà nước, với báo chí, với dân cư, với đối thủ cạnh tranh... Ở các doanh nghiệp nhỏ thì chủ doanh nghiệp thường trực tiếp điều hòa các công việc này, doanh nghiệp vừa vừa thì có trưởng phòng kiêm nhiệm, còn với doanh nghiệp lớn thì có hẳn một giám đốc PR.

Không thể hòa đồng giữa công việc của PR và các hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp cho dù mục đích của chúng có phần nào giống nhau, là nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng với các sản phẩm của doanh nghiệp nói chung và uy tín, danh dự của doanh nghiệp nói riêng. Trong một cuốn sách giáo khoa của US đã định nghĩa: PR là một loại chức năng quản lý, có nhiệm vụ đánh giá thái độ của công chúng, hài hòa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của công chúng, vạch kế hoạch và tổ chức hành động nhằm tranh thủ được sự thông cảm, tín nhiệm và ủng hộ về cho doanh nghiệp.

7 hoạt động cơ bản của PR để bạn dễ hiểu hơn về lĩnh vực này

1. Media Kit: Bao gồm Press release (thông cáo báo chí), Press conference (họp báo), Press interview (phỏng vấn báo chí) và Press dumping (tác động vào báo chí). Hoạt động này đòi hỏi nghiệp vụ báo chí và liên quan mật thiết đến các cơ quan thông tấn, báo chí nên nhiều người lầm tưởng người làm PR chỉ đơn giản là đã từng làm báo hoặc có quan hệ với báo chí.

2. Event Management: Tổ chức các sự kiện ví dụ như lễ khai trương, ra mắt sản phẩm mới, hội nghị khách hàng v.v... Nhiều công ty làm PR hiện nay chỉ đơn thuần làm tổ chức sự kiện, nghĩa là họ chỉ làm một mảng trong nhiều mảng của PR thôi.

3. Crisis Management: Quản lý khủng hoảng là vấn đề dường như khó khăn nhất trong PR. Nhiều công ty chỉ vì làm không tốt điều này mà có thể dẫn đến phá sản. Thường công ty nào không có đội ngũ chuyên nghiệp chăm lo được mảng này thì có thể thuê công ty PR để đối phó với các vụ khủng hoảng bất ngờ. Khủng hoảng có thể của một cá vụ khủng hoảng của ngân hàng Á Châu ACB hồi năm 2003 không? Bạn có biết về vụ khủng hoảng thông tin liên quan tới nước tương Chin-su không? Tìm hiểu về các vụ khủng hoảng đó và cách họ giải quyết vấn đề như thế nào sẽ rất thú vị đấy.

4. Government Relations: Quan hệ với chính phủ cũng rất quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp. Bộ phận PR của doanh nghiệp có thể cử một người chuyên lo mảng đối ngoại với chính phủ (nhiều khi có thể cần đến lobby) để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Ví dụ như những công ty kinh doanh các mặt hàng nhạy cảm như dược phẩm, rượu, thuốc lá nhất định phải có quan hệ tốt với chính phủ.
5. Reputation Management: Quản lý danh tiếng. Nhiều người nghĩ chỉ các tập đoàn lớn mới cần duy trì, bảo vệ danh tiếng - Đó là sai lầm vô cùng tệ hại. Bạn cần hiểu thậm chí mỗi người dân bình thường cũng có thể làm ảnh hưởng tới uy tín, danh tiếng của cả quốc gia. Chính vì vậy hoạt động này là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng trong viêc xây dựng, phát triển thương hiệu tuy nhiên chưa được nhiều doanh nghiệp của Việt Nam chú ý và quan tâm thoả đáng.

6. Investor Relations: Quan hệ với các nhà đầu tư, ví dụ như trong lĩnh vực ngân hàng thì cần phải quan hệ tốt với các nhà đầu tư là các cổ đông, người gửi tiền,... Chăm sóc họ như thế nào, chính sách ưu đãi gì thì người làm PR phải năng động và sáng tạo chứ sách vở cũng chẳng chỉ ra hết được.

7. Social Responsibility: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ví dụ như HONDA đang làm chương trình "Tôi yêu Việt Nam" chính là làm PR cho HONDA đấy chứ không phải làm quảng cáo đâu. Tác dụng của nó làm cho người ta nhớ đến hình ảnh của HONDA thông qua những việc làm có ích cho xã hội mà lại không quảng cáo một cách lộ liễu. Khả năng thuyết phục và việc cung cấp thông tin là những hoạt động chính của con người, dưới dạng này hay dạng khác, từ buổi sơ khai. Tuy nhiên, PR với tư cách là một ngành công nghiệp, hay một nghề, chỉ mới xuất hiện từ đầu những năm 1990. Ở buổi bình minh của cuộc Cách mạng Công nghiệp, những tập đoàn non trẻ đã nhận ra rằng sự lớn mạnh của họ phụ thuộc vào việc giành được thiện chí của đa số công chúng. Những tập đoàn thành công trong việc dành được thiện cảm của công chúng đều thành đạt và họ có khả năng tồn tại lâu dài.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts