Bí quyết 1: Chú trọng dấu nhấn của từ (Word Stress)
Nắm vững dấu nhấn của từ là bí quyết vàng đầu tiên cho việc nói đúng và hiểu đúng tiếng Anh. Ðiều này có lẽ không có gì là mới đối với các giáo viên/học viên Việt Nam, chỉ tiếc là không hiểu sao tầm quan trọng của nó cho đến nay dường như vẫn chưa được nhấn mạnh đủ, khiến cho nhiều học viên của chúng ta dù đã đạt được trình độ khá cao vẫn đọc sai dấu nhấn của những từ rất thông dụng như English (lẽ ra phải đọc là ENGlish nhưng lại đọc là engLISH - những tiếng ghi bằng chữ in hoa là tiếng được nhấn), development (đọc là deveLOPment thay vì phải đọc là deVElopment) vv.
Bí quyết 2: Chú trọng dấu nhấn của câu (Sentence Stress)
Phải nắm vững dấu nhấn câu trong tiếng Anh. Ðây có thể là một điểm còn tương đối mới với nhiều học viên tiếng Anh ở Việt Nam. Hiện tượng này có thể coi như tương tự với dấu nhấn của từ: nếu như trong một từ tiếng Anh, có những âm tiết được nhấn (đọc rõ hơn, lớn hơn, với một độ cao khác với những từ không được nhấn) thì trong câu tiếng Anh cũng có những từ được nhấn, với những từ còn lại đọc lướt và mờ hơn. Một thí dụ được đưa ra trong bài viết để minh họa cho sentence stress là câu "We want to go", đọc đúng (có sentence stress) là we WANT to GO. Nếu không biết về sentence stress thì bạn không thể nói với ngữ điệu đặc trưng của tiếng Anh. Ðây chính là lý do tại sao nhiều học viên Việt Nam nói tiếng Anh với một ngữ điệu đều đều như tụng kinh nghe rất ... buồn ngủ.
Bí quyết 3: Hãy lắng nghe
Rất nhiều học viên tiếng Anh gặp khó khăn khi nghe tiếng Anh và than phiền rằng tiếng Anh nói qua đài hoặc phim ảnh thường nói quá nhanh khiến họ không thể hiểu hết. Theo bài viết này thì những học viên đó là người cần cố gắng lắng nghe hơn ai hết. Ðừng nản chí khi thấy mình không hiểu được tất cả, vì ngay cả khi học tiếng mẹ đẻ người ta cũng không thể hiểu tất cả mọi điều. Cố gắng lắng nghe thường xuyên và một lúc nào đó thế nào bạn sẽ phần nào những gì người khác nói. Hãy hài lòng với những tiến bộ ít ỏi và chậm chạp bạn đạt được trong quá trình đó: trẻ con khi học nói không hề đòi hỏi phải hiểu 100% những gì chúng nghe.
Bí quyết 4: Đừng cố lắng nghe
Tại sao bí quyết thứ ba vừa nêu là "Hãy lắng nghe", còn bí quyết thứ tư này lại là "Ðừng cố lắng nghe"? Ðiều tác giả của bài viết muốn nói là đôi khi vì quá tập trung vào một vài từ nghe được trong câu, bạn sẽ bỏ qua các từ khác và cảm thấy bực bội vì không nghe kịp. Lời khuyên ở đây là đôi lúc bạn chỉ nên "nghe" (hear) chứ không cần "lắng nghe" (listen): hãy cứ mở radio, TV, hoặc cassette lên, và hãy nghe mà không cần cố gắng hiểu. Bạn hãy tin là chính những lúc ấy bạn cũng đang học qua tiềm thức, và đến một lúc nào đó bạn sẽ tiến bộ một cách đáng ngạc nhiên (đây cũng là kinh nghiệm của những người có điều kiện học tiếng Anh ở một nước nói tiếng Anh: cứ nghe mãi rồi sẽ có lúc quen và hiểu được).
Bí quyết 5: Trau giồi từ vựng bằng cách học 5 từ mỗi ngày
Từ vựng thật quan trọng, và cũng dễ trau giồi biết mấy. Nếu mỗi ngày bạn học 5 từ, thì sau một năm bạn đã có thêm 1825 từ mới (gần 2000 từ), một khối lượng từ vựng đáng kể. Vâỵ hãy mua một cuốn tập mới và viết vào đó mỗi ngày 5 từ bạn gặp được trong sách báo, phim ảnh, tin tức trên đài v.v... Chẳng bao lâu bạn sẽ có một vốn từ siêu đẳng!
Bí quyết 6: Mỗi ngày 30 phút tốt hơn 3 giờ rưỡi mỗi tuần
Ðây có phải là một nhầm lẫn trong tính toán không? Hoàn toàn không! Trong việc học ngoại ngữ thì chỉ cần mỗi ngày 30 phút còn tốt hơn cả học liên tục một lần 5 giờ mỗi tuần. Hãy học ít một, nhưng học thường xuyên.
Bí quyết 7: Ôn luyện thường xuyên
Việc ôn luyện thường xuyên sẽ làm cho mức tiếp thu của bạn tăng lên 100%. Khi bạn học được một điều gì mới, hãy ghi lại, và nhìn lại điều mình đã ghi ít nhất là 3 lần: sau 1 ngày, sau 1 tuần và sau 1 tháng. Mỗi lần nhìn lại như vậy, bạn nên kiểm tra xem mình nhớ được tới đâu. Vâng, ôn luyện và tự kiểm tra thường xuyên, và bạn sẽ nắm được ngôn ngữ quan trọng nhất trong giao tiếp quốc tế ngày nay.
Cuối cùng, có thể rút ra điểm gì chung từ những bí quyết này nhỉ? Học ngoại ngữ có tiến bộ hay không chủ yếu phụ thuộc vào nỗ lực của người học, còn vai trò của thầy cô, giáo trình, phương pháp .v.v... cũng chỉ có mức độ mà thôi.
Nắm vững dấu nhấn của từ là bí quyết vàng đầu tiên cho việc nói đúng và hiểu đúng tiếng Anh. Ðiều này có lẽ không có gì là mới đối với các giáo viên/học viên Việt Nam, chỉ tiếc là không hiểu sao tầm quan trọng của nó cho đến nay dường như vẫn chưa được nhấn mạnh đủ, khiến cho nhiều học viên của chúng ta dù đã đạt được trình độ khá cao vẫn đọc sai dấu nhấn của những từ rất thông dụng như English (lẽ ra phải đọc là ENGlish nhưng lại đọc là engLISH - những tiếng ghi bằng chữ in hoa là tiếng được nhấn), development (đọc là deveLOPment thay vì phải đọc là deVElopment) vv.
Bí quyết 2: Chú trọng dấu nhấn của câu (Sentence Stress)
Phải nắm vững dấu nhấn câu trong tiếng Anh. Ðây có thể là một điểm còn tương đối mới với nhiều học viên tiếng Anh ở Việt Nam. Hiện tượng này có thể coi như tương tự với dấu nhấn của từ: nếu như trong một từ tiếng Anh, có những âm tiết được nhấn (đọc rõ hơn, lớn hơn, với một độ cao khác với những từ không được nhấn) thì trong câu tiếng Anh cũng có những từ được nhấn, với những từ còn lại đọc lướt và mờ hơn. Một thí dụ được đưa ra trong bài viết để minh họa cho sentence stress là câu "We want to go", đọc đúng (có sentence stress) là we WANT to GO. Nếu không biết về sentence stress thì bạn không thể nói với ngữ điệu đặc trưng của tiếng Anh. Ðây chính là lý do tại sao nhiều học viên Việt Nam nói tiếng Anh với một ngữ điệu đều đều như tụng kinh nghe rất ... buồn ngủ.
Bí quyết 3: Hãy lắng nghe
Rất nhiều học viên tiếng Anh gặp khó khăn khi nghe tiếng Anh và than phiền rằng tiếng Anh nói qua đài hoặc phim ảnh thường nói quá nhanh khiến họ không thể hiểu hết. Theo bài viết này thì những học viên đó là người cần cố gắng lắng nghe hơn ai hết. Ðừng nản chí khi thấy mình không hiểu được tất cả, vì ngay cả khi học tiếng mẹ đẻ người ta cũng không thể hiểu tất cả mọi điều. Cố gắng lắng nghe thường xuyên và một lúc nào đó thế nào bạn sẽ phần nào những gì người khác nói. Hãy hài lòng với những tiến bộ ít ỏi và chậm chạp bạn đạt được trong quá trình đó: trẻ con khi học nói không hề đòi hỏi phải hiểu 100% những gì chúng nghe.
Bí quyết 4: Đừng cố lắng nghe
Tại sao bí quyết thứ ba vừa nêu là "Hãy lắng nghe", còn bí quyết thứ tư này lại là "Ðừng cố lắng nghe"? Ðiều tác giả của bài viết muốn nói là đôi khi vì quá tập trung vào một vài từ nghe được trong câu, bạn sẽ bỏ qua các từ khác và cảm thấy bực bội vì không nghe kịp. Lời khuyên ở đây là đôi lúc bạn chỉ nên "nghe" (hear) chứ không cần "lắng nghe" (listen): hãy cứ mở radio, TV, hoặc cassette lên, và hãy nghe mà không cần cố gắng hiểu. Bạn hãy tin là chính những lúc ấy bạn cũng đang học qua tiềm thức, và đến một lúc nào đó bạn sẽ tiến bộ một cách đáng ngạc nhiên (đây cũng là kinh nghiệm của những người có điều kiện học tiếng Anh ở một nước nói tiếng Anh: cứ nghe mãi rồi sẽ có lúc quen và hiểu được).
Bí quyết 5: Trau giồi từ vựng bằng cách học 5 từ mỗi ngày
Từ vựng thật quan trọng, và cũng dễ trau giồi biết mấy. Nếu mỗi ngày bạn học 5 từ, thì sau một năm bạn đã có thêm 1825 từ mới (gần 2000 từ), một khối lượng từ vựng đáng kể. Vâỵ hãy mua một cuốn tập mới và viết vào đó mỗi ngày 5 từ bạn gặp được trong sách báo, phim ảnh, tin tức trên đài v.v... Chẳng bao lâu bạn sẽ có một vốn từ siêu đẳng!
Bí quyết 6: Mỗi ngày 30 phút tốt hơn 3 giờ rưỡi mỗi tuần
Ðây có phải là một nhầm lẫn trong tính toán không? Hoàn toàn không! Trong việc học ngoại ngữ thì chỉ cần mỗi ngày 30 phút còn tốt hơn cả học liên tục một lần 5 giờ mỗi tuần. Hãy học ít một, nhưng học thường xuyên.
Bí quyết 7: Ôn luyện thường xuyên
Việc ôn luyện thường xuyên sẽ làm cho mức tiếp thu của bạn tăng lên 100%. Khi bạn học được một điều gì mới, hãy ghi lại, và nhìn lại điều mình đã ghi ít nhất là 3 lần: sau 1 ngày, sau 1 tuần và sau 1 tháng. Mỗi lần nhìn lại như vậy, bạn nên kiểm tra xem mình nhớ được tới đâu. Vâng, ôn luyện và tự kiểm tra thường xuyên, và bạn sẽ nắm được ngôn ngữ quan trọng nhất trong giao tiếp quốc tế ngày nay.
Cuối cùng, có thể rút ra điểm gì chung từ những bí quyết này nhỉ? Học ngoại ngữ có tiến bộ hay không chủ yếu phụ thuộc vào nỗ lực của người học, còn vai trò của thầy cô, giáo trình, phương pháp .v.v... cũng chỉ có mức độ mà thôi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét