Nói trước công chúng được định nghĩa là việc truyền thông các ý tưởng bằng cách sử dụng các lời nói và động tác để cho phép người ta biết bạn cảm nghĩ gì. Nói trước công chúng là truyền thông trực tiếp bằng lời với một cử toạ.
Các mẫu thức nói trước công chúng ngày nay bắt nguồn từ khoa hùng biện của Aristotle, trong đó phong cách thì quan trọng hơn là nội dung hay tính phù hợp. Người ta đánh giá cao các cử chỉ, chất giọng, cảm xúc mãnh liệt, kỹ thuật … hơn là cái cốt lõi của điều được nói.
Như vậy, việc phát biểu sự thật và diễn tả điều bạn thực sự cảm nghĩ được gộp chung trong cái nỗ lực để gây ấn tượng, tách rời người nói ra khỏi lời nói và tạo ra một vực thẳm giữa lời nói ấy và thính giả.
Trong khi một bài nói chuyện dài ba tiếng đồng hồ hay hơn thế có thể được chấp nhận trong quá khứ, giả định rằng một thời lượng như thế được dành cho việc suy tư về chiều rộng chiều sâu của các ý tưởng mà diễn giả trình bày – thì ngày nay tình hình công chúng đã trở nên khác hẳn. Họ dễ mất kiên nhẫn. Thời gian của họ không còn rộng như xưa nữa.
Vì người ta ngập chìm trong thông tin từ nhiều nguồn đầy cảm kích, họ khó mà có thời giờ để lắng nghe một bài nói chuyện. Trường độ chú ý của họ đã bị giảm xuống đến chỉ còn bằng chiều dài của một quảng cáo truyền hình, trong đó một câu chuyện được kể cho chúng ta chỉ trong có 30 giây!
Chúng ta sống trong kỷ nguyên thông tin CD-ROM, Internet, email, không gian ảo và cả thực tại ảo. Chúng ta lưu trữ và sử dụng những núi dữ liệu đồ sộ chỉ bằng một cái nhấn nút. Một CD-ROM, chẳng hạn, có thể lưu trữ tất cả thông tin chứa trong 330.000 tờ văn bản được đánh máy theo chế độ cách hàng đơn thông thường (single-spaced). Với sự phát triển của các CD-ROM nhiều lớp, thậm chí tất cả các nội dung của một thư viện công cộng có thể được lưu trữ trong chiếc máy tính để bàn của bạn.
Với dòng chảy thông tin ngồn ngộn, một cảm thức mới về ngôn ngữ bằng lời đã phát sinh. Người ta muốn người nói đi thật nhanh vào chủ điểm. Hơn thế nữa, họ mong được nghe trực tiếp sự thật là cái vốn thường bị lảng tránh.
Ngày nay, nếu bạn muốn người ta lắng nghe mình và nếu bạn muốn tác động được họ, thì bạn phải nói thẳng. Người ta mong nghe những kinh nghiệm thực sự riêng tư của người nói. Họ chờ đợi cả những tin vui lẫn tin buồn. Nói trước công chúng, vì thế, bao gồm cả việc làm chứng – tức truyền thông sự thật như được phát biểu từ một kinh nghiệm sống.
Bạn sẽ là một nhà truyền thông hữu hiệu khi người ta tin bạn. Truyền thông bao gồm 10 phần trăm kỹ năng cộng với 90 phần trăm tín nhiệm – đó là khẳng định của Linh mục Tiến Sĩ Miles O’Brian Riley, người đã đoạt giải thưởng Emmy (1989).
hãy đọc môi tôi! Việc tìm kiếm sự thật đã trở thành cái gì thật tức cười. Khi các tổng thống, thủ tướng và các chính khách phát biểu, các chuyên gia truyền thông được yêu cầu phân tích lời nói của họ để tìm xem họ thực sự muốn nói gì. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét