Ảnh minh họa: minhdtvn
I. PPP có từ bao giờ1.1. Những hình thức PPP trong lịch sử quản lý phát triển Việt Nam [12]
Kinh nghiệm thời Nhà Trần trong xây dựng quân đội hùng mạnh thể hiện rõ thông qua chủ trương cho phép quân đội được Quân đội sản xuất nông nghiệp để tự cân đối quân lương dự phòng cho các chiến lược phát triển dài hạn của quân đội. Các quyết sách của Nhà trần đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của quân đội và tăng cường sự gắn kết của mối quan hệ quân với dân.
Hình 1. Mô hình quản lý theo thuật Bát hoàng kỳ
Nhà Lê Luật Hồng Đức và Bản đồ Hồng Đức và áp dụng phổ biến Mô hình quản lý Bát hoàng Kỳ. Mối quan hệ giữa các Kỳ (Vương gia) với Hoàng kỳ có phần hợp lý hơn giống như người La Mã đã xây dựng thiết chế tài chính mạnh mẽ cùng với các sự lớn mạnh của quân đội bản địa tại các vùng lãnh thổ được mở rộng. Có thể tóm tắt nguyên lý quản lý cổ - Bát hoàng kỳ thông qua Hình 1, trong đó việc trồng, cấy và trăm sóc của Hoàng Kỳ sẽ do một trong tám Kỳ xung quanh thực hiện luân phiên. Kết quả cả Hoàng kỳ và tám kỳ này đều phát triển bền vững, những kết quả này có phần hợp lý hơn trong việc quản lý và phân bổ Ngân sách của Việt Nam hiện nay.Lấy một ví dụ về việc xây dựng tuyến tầu điện ngầm tại Thương Hải (Trung Quốc), PPP được hiểu đơn giản như sau: Chính phủ lo đầu máy và đường ray, ngân sách địa phương lo nhà ga và các công trình liên quan. Như vậy không xuất hiện việc đầu tư tràn lan trong khu vực công việc quy hoạch phát triển hạ tầng gắn với việc phát triển các trung tâm kinh tế. Do vậy, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đã cộng sinh với sự phát triển hạ tầng kinh tế. Bài học này cũng là một gợi ý tốt trong xây dựng Chính phủ điện tử hoặc xã hội hóa các dịch vụ công khác của ngành thông tin và truyền thông.
Một ví dụ khác là thời Nhà Nguyễn (Việt Nam) thực hiện chủ trương cho phép tù nhân được khai khẩn khai khẩn đất đai tại các vùng đất hoang, đất ven biển. Nhờ vậy, nhà Nguyễn đã cải tạo được và đóng góp cho đất nước các vùng đất phì nhiêu tại Ninh Bình và Thanh Hóa như ngày nay.
1.2. Đôi điều về PPP ở Việt Nam
Quan điểm xã hội hóa trong cung cấp các dịch vụ công như giáo dục, y tế cũng đã được chủ trương hóa trong một số nghiên cứu về xã hội hóa dịch vụ công như một chủ trương và thường được gắn với đổi mới tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước như nghiên cứu của Học viện Hành chính [1,3]. Quan điểm xã hội hóa đã phát huy một số kết quả bước đầu trong lĩnh vực giao thông thông qua chủ trương đấu thầu đổi đất lấy hạ tầng hoặc xã hội hóa các lĩnh vực thu gom rác thải…
Trong việc khởi động lại con tàu xã hội giáo dục, trong bài trả lời báo Thanh Niên 2008 [2], Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã nêu hình thức xã hội hóa của ta có nhiều điểm tương đồng với mô hình PPPs của quốc tế.
1.3. Đề xuất một khái niệm về PPP
Từ các phân tích ở trên chúng ta có thể nhận thấy bản chất làm mô hình PPP là mô hình tích hợp các nguồn vốn đầu tư hiện có trong xã hội vào phát triển xã hội, trong đó mục tiêu xã hội phát triển bền vững là mục tiêu cao nhất.
Khái niệm này giống với khái niệm PSPP (Public Social Private Partnership) [8] được áp dụng rộng rãi trong phát triển và cung cấp hạ tầng xã hội và dịch vụ công cơ bản trên thế giới. Hình 2 mô tả phạm vi các chủ thể trong mối quan hệ trong mô hình PSPP.
Hình 2. Mô hình PSPP
1.4. Các lớp cơ bản trong PPPCó thể phân chia các nội dung của mối quan hệ PSPP thành năm lớp cơ bản sau:
Thứ nhất, Chính sách và chiến lược phát triển bền vững xã hội thông qua các mục tiêu phát triển và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Thứ hai, Luật pháp là cơ sở huy động và bảo về quyền lợi của các bên trong tham gia đầu tư, cung cấp, quản lý vận hành các hạ tầng xã hội và dịch vụ phục vụ mục đích phát triển xã hội trên nguyên tắc đảm bảo cân đối lợi ích của các chủ thể [6].
Thứ ba, mô hình kinh doanh là cơ sở để các chủ thể vận hành một cách linh hoạt và hiệu quả. Ngoài ra mô hình kinh doanh là bằng chứng thiết thực chứng tỏ sự quan tâm và cam kết lâu dài của Nhà nước trong huy động và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào cung cấp và đầu tư hạ tầng phục vụ xã hội khi hệ thống luật pháp liên quan đến PPP trong tiến trình hoàn thiện [4].
Thứ tư, vấn đề an ninh kinh tế và an ninh xã hội là vấn đề then chốt, bởi lẽ mô hình PPP phục vụ xã hội chỉ có thể phát triển khi duy trì được trật tự và an ninh xã hội.
II. Tại sao Việt Nam cần quan tâm đến PPP
2.1. Câu chuyện quản lý về đầu tư
Trong quản lý đầu tư nói chung và quản lý đầu tư phát triển nói chung vấn đề quản lý quy mô đầu tư là câu hỏi nan giải với các nhà hoạch định chính sách đều phải vượt qua. Để đơn giản tác giả xin luận bàn thông qua câu chuyện “không có thật” về việc quyết định đầu tư của một người nông dân, cụ thể như sau: Một anh nông dân tài sản có 50 triệu đồng được phân bổ phân bổ vào một cây mít, một gian nhà ngói năm gian, một cái bếp và một cái giếng nước. Do may mắn anh được điều động làm quản lý đầu tư xã hội, đến khi anh trở thành ngưới quyết định đầu tư của một Ngành với quy mô 500.000 tỷ đồng, anh vẫn nhớ đến mô hình đầu tư bền vững ở quê và anh đã quyết định phân bổ nguồn lực của ngành kinh tế thông qua đầu tư 50 triệu dự án mỗi dự án gồm: một căn nhà, một cây mít, một giếng nước, một cái bếp thông qua hệ thống kế hoạch cứng có tính pháp lệnh.
Câu chuyện quản lý bàn luận được đưa ra: anh chưa thích nghi với việc kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ do vậy các quyết định cứng của anh ta đã gặp vấn đề trong quyết định quy mô. Ở khía cạnh khác, nếu ngành anh ta quản lý đã có chính sách xã hội hóa và vận dụng mô hình PPP trong đầu tư thì các quyết định của anh ta sẽ được xã hội phản biện thông qua sự tham gia các các thành phần kinh tế và kết quả thực tế mà đòi hỏi xã hội đặt ra, thì quyết định của anh sẽ không gặp vấn đề như vậy.
2.2. Mô hình cốt lõi của PPP
Bài viết xin kiến giải sự cần thiết của PPPs [8] trong phát triển các mục tiêu xã hội thông qua nội dung số nhân đầu tư nguồn lực xã hội. Hiện tại các nước đều xác định nguồn lực đầu tư của chính phủ là then chốt và có tính lan tỏa thông qua mô hình đầu tư mời (pumpping investment). Thông qua đó số vốn đầu tư của Ngân sách sẽ được thu hồi và luân chuyển qua các linh vực khi khu vực khác.
Trong lĩnh vực ICT, các mô hình phát triển khu công nghiệp Busan, Hàn Quốc là một bài học kinh điển về đầu tư mồi của Chính phủ Hàn Quốc. Từ khoản đầu tư (có thu hồi) ban đầu của Chính phủ, khi khu công nghiệp pháp triển chỉnh phủ bán bớt các cổ phần với giá cao hơn ban đầu và duy trì một tỷ lệ chi phối thích hợp đối vơi Busan, khoản tiền thu được từ bán cổ phiếu sẽ được dịch chuyển đầu tư sang khu vực khác. Như vậy, khoản đầu tư của chính phủ đã phát huy tác dụng và không ngừng lớn mạnh.
2.3. Xu thế PPP vào Việt Nam
Hiện tại phương thức PPP đang là các vấn đề nóng hổi tại Việt Nam thông qua hiện tượng xuất hiện của các Nhà tài trợ, các nhà đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng của Việt Nam, cụ thể:
- Làm việc với Bộ Giao thông Vận tải có các nhà tài trợ Ngân hàng thế giới (WB), JBIC về hạ tầng giao thông;
- Làm việc với Bộ Xây dựng có Thương vụ Ý liên quan đến các dự án nhà ở cho người nghèo;
- Tổ chức GTZ (Đức) và dự án phát triển thị trường cho người nghèo.
- Ngân hàng Thế giới khởi động các dự án tài chính vi mô;
- Đối với các nước đang phát triển thì PPP là một lựa chọn quan trọng để các nước đang phát triển thu hút nguồn vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
2.4. Lợi ích so sánh PPP và ODA
Thông quan việc mở rộng quy mô PPP, trong khuôn khổ bài viết xin đưa ra các lợi ích xã hội sẽ đạt được như sau [9]:
- Giảm gánh nặng chi ngân sách cho đầu tư hạ tầng
- Nâng cao hiệu quả quản lý xã hội nhờ việc quản lý được xã hội hóa.
- Giảm nợ nước ngoài
- Giảm thâm hụt cán cân thương mại
Giảm bớt các vấn đề lợi ích nhóm và kinh tế học giao dịch…
2.5. Các lĩnh vực cần có PPP
Qua việc phân tích lợi ích của mô hình PPP và nhu cầu xã hội về các dịch vụ công ích, có thể nhận thức xu thế xuất hiện của mô hình PPP trong các lĩnh vực [11,5,6]: Bưu chính, Viễn thông, Dịch vụ công, chứng thực điện tử, chính phủ điện tử tử, Giao thông, Y tế, Giáo dục, chứng thực, chứng minh thư điện tử…
Tài liệu tham khảo:
[1]. Lê Chi Mai (2007), Tài liệu Giảng dạy chuyên viên cao cấp của Việt Nam, Chuyên đề: Xã hội hóa và tư nhân hóa, đổi mới cung cấp dịch vụ công, Hà Nội.
[2]. Nhóm phóng viên giáo dục (2008), “Ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về tăng tốc "con tàu" xã hội hóa”, Báo Thanh Niên, (11), Hà Nội.
[3]. Chu Văn Thành (2007), Dịch vụ công - Đổi mới quản lý và cung ứng ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[4]. Chu Văn Thành (2004), Dịch vụ Công và xã hội hóa dịch vụ công - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[4].Antonio Estache (2007), PPPs in transport, Washington DC.
[5]. Canada government (1999), Public Private Partnership A Guide for Local Government, Canada.
[6]. Mona Hammami (2006)- Diterminants of PPPs in infrastructure, IMF,Washington DC.
[7]. United kingdom (2006), Public private partnerships - The government’s approach, London.
[8]. World Bank (2005), Assesing and reforming Public Financial Management - A new approach,Washington DC.
[9]. World Bank (2005), Fiancing information and communication infrastructure needs in the developing World - Public and private role,Washington DC.
[10]. World Bank (2004), Telecommunications challengers in developing countries,Washington DC.
[11]. Đại Việt sử ký tòan thư - Ấn bản Triều Nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét