Thị trường cạnh tranh hoàn toàn hầu như chỉ là một hình mẫu, không có thực đối với các nền kinh tế cạnh tranh hiện nay. Tuy nhiên nó là một cơ sở quan trọng, được sử dụng rộng rãi trong việc phân tích tính hiệu quả trong các điều kiện hạn chế nhất định, sự phân bố hiệu quả cao nhất các nguồn tài nguyên hạn chế của xã hội.
Cạnh tranh hoàn toàn là một mô hỉnh kinh tế về thị trường mang đặc tính là mỗi đơn vị kinh tế chỉ là rất nhỏ, đến nỗi nó không thể tác động được đến giá cả, hoặc sự tác động đó là không chủ ý. Sản phẩm được sản xuất ra là đồng nhất, có thể thay thế được hoàn toàn. Các doanh nghiệp có thể tự do tham gia và rời bỏ một cách dễ dàng.
Thu nhập biên của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh hoàn toàn là giá của hàng hóa được bán ra và được thị trường chấp nhận tại mỗi số lượng hàng hóa bán ra.
Một sự thay đổi về mức bán ra trong một thời kỳ sẽ làm thay đổi tổng thu nhập của doanh nghiệp, nhưng không làm ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Mối quan hệ giữa nhu cầu của riêng từng doanh nghiệp và giá cả được thị trường chấp nhận được minh họa ở hình bên dưới.
Q | P | TR | MR |
1 | 4 | 4 | 4 |
2 | 4 | 8 | 4 |
3 | 4 | 12 | 4 |
4 | 4 | 16 | 4 |
Trong cạnh tranh hoàn toàn, đường cầu đối với doanh nghiệp nằm nganh là do:
§ Các sản phẩm của các hãng trong ngành đều có thể thay thế được cho nhau.
§ Quy mô của hãng là nhỏ, vì vậy không tác động được đến giá cả thị trường, mặc dù sản lượng có thể tăng lên hoặc giảm xuống.
Ví dụ: giá cả của thị trường chấp nhận là $4 / đơn vị.
thu nhập biên trên mỗi đơn vị là $4.
Vì thế đồ thị thu nhập biên và đồ thị nhu cầu là một đường nằm ngang ở mức giá $4.
Ví dụ: giá cả của thị trường chấp nhận là $4 / đơn vị.
thu nhập biên trên mỗi đơn vị là $4.
Vì thế đồ thị thu nhập biên và đồ thị nhu cầu là một đường nằm ngang ở mức giá $4.
Hãng sẽ không có lý do nào để tăng hoặc giảm giá:
+ Nếu tăng giá: sẽ bị các hãng khác thay thế.
+ Nếu giảm giá: lợi nhuận giảm đi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét