Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng là nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng và cũng là một nguyên tắc luật định. Tuy nhiên, không phải lúc nào hợp đồng cũng được thực hiện một cách suôn sẻ hoặc hoàn hảo. Vẫn có những biến cố xẩy ra làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng của các bên. Trong đó có những sự cố nằm ngoài khả năng dự đoán và kiểm soát của các bên, và xẩy ra không phải do lỗi của các bên. Khi những sự cố này làm cho một bên không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ của mình thì vấn đề trách nhiệm sẽ ra sao? Hợp đồng có nên tiếp tục được thực hiện hay không? Là những câu hỏi sẽ được giải đáp bởi cơ chế “sự kiện bất khả kháng” trong luật hợp đồng.
1. Sự kiện bất khả kháng
Ngày 10/10/2008, Công ty A (Việt Nam) ký hợp đồng xuất khẩu dưa chuột cho công ty B (Singapore), thời hạn giao hàng là 30 ngày kể từ ngày mở L/C không huỷ ngang. Ngày 20/10/2008, Ngân hàng công ty B mở L/C không huỷ ngang cho người thụ hưởng là Công ty A. Nhưng mãi đến tận 15/01/2009, Công ty A vẫn không giao hàng cho Công ty B. Công ty B khiếu nại thì Công ty A trả lời rằng do trong thời gian tháng 11/2008, lũ lụt xẩy ra ở khu vực Bắc Bộ của Việt Nam ảnh hưởng đến vụ mùa dưa chuột, nên không thể gom đủ hàng giao cho Công ty B, vì vậy Công ty A đề xuất hoàn trả lại tiền cho Công ty B và đề nghị được miễn trách nhiệm vì lý do bất khả kháng. Vấn đề đặt ra là sự kiện lũ lụt ở khu vực Bắc Bộ có phải là sự kiện bất khả kháng trong trường hợp này hay không?
Ngày 15/12/2009, Công ty A của Việt Nam ký hợp đồng lô hải sản sang EU cho công ty B có trụ sở tại EU. Theo quy định của Hợp đồng thì hàng phải được giao tại cảng của EU trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày mở L/C không huỷ ngang. Ngày 25/12/2009, Ngân hàng công ty B mở L/C không huỷ ngang cho người thụ hưởng là Công ty A. Tuy nhiên hàng đến chậm so với dự kiện 20 ngày, Công ty A nại lý do hàng đến chậm vì việc cơ quan hành chính Việt Nam còn lúng túng trong việc triển khai cấp giấy chứng nhận khai thác theo quy chế IUU của EU nên thủ tục hành chính chậm chạp dẫn đến việc hàng đến chậm so với dự kiến và đề nghị được miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. Vậy việc cơ quan hành chính Việt Nam túng túng, chậm trễ trong việc triển khai thủ tục cấp giấy chứng nhận khai thác theo quy chế IUU của EU có phải là sự kiện bất khả kháng hay không?
Các rủi ro khác như chiến tranh, bạo loạn, đình công, thay đổi chính sách….ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng, liệu có thể được coi là sự kiện bất khả kháng hay không. Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải tìm hiểu thế nào là sự kiện bất khả kháng.
“Sự kiện bất khả kháng” là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Pháp “force majeure” có nghĩa là “sức mạnh tối cao” hoặc “sức người không thể kháng cự nổi”. Sự kiện này xẩy ra chỉ sau khi ký hợp đồng, không phải do lỗi của bất kỳ bên tham gia hợp đồng nào, mà xẩy ra ngoài ý muốn và các bên không thể dự đoán trước, cũng như không thể tránh và khắc phục được, dẫn đến không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ, bên chịu sự cố này có thể được miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.
Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần… Việc coi các hiện tượng thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng được áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực tiễn của các nước trên thế giới.
Sự kiện bất khả kháng cũng có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ… Tuy nhiên cách hiểu và thừa nhận các hiện tượng xã hội là sự kiện bất khả kháng là rất đa dạng trên toàn thế giới và nhiều điểm chưa có sự thống nhất.
Ngoài ra, trong thực tiễn, các bên trong quan hệ hợp đồng còn đưa những sự kiện xẩy ra cho chính bản thân mình là sự kiện bất khả kháng như: thiếu nguyên liệu, mất điện, lỗi mạng vi tính, bên cung cấp chậm trễ giao hàng,… là sự kiện bất khả kháng để hưởng chế độ miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. Về mặt lý luận thì các sự kiện này không đương nhiên được coi là sự kiện bất khả kháng nếu các bên không thỏa thuận.
Như vậy về mặt nguyên tắc chung, sự kiện bất khả kháng có những đặc điểm sau đây:
  • Là sự kiện khách quan xẩy ra sau khi ký hợp đồng;
  • Là sự kiện xẩy ra không do lỗi của các bên trong hợp đồng;
  • Là sự kiện mà các bên trong hợp đồng không thể dự đoán và khống chế được.
2. Hậu quả của sự kiện bất khả kháng
Khi có sự kiện bất khả kháng xẩy ra thì bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ:
  • Được miễn trách nhiệm nếu nghĩa vụ không được thực hiện, không được thực hiện đầy đủ hoặc không được thực hiện đúng do sự kiện bất khả kháng gây ra;
  • Được kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng bị chậm trễ do sự kiện bất khả kháng.
Ngoài ra, nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến việc thực hiện hợp đồng sẽ không có lợi cho các bên thì các bên có thể chấm dứt việc thực hiện hợp đồng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts