Trong suốt thời kỳ mở cửa hội nhập của nền kinh tế Việt Nam cho tới nay, xuất nhập khẩu đã trở thành một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng, góp phần ổn định kinh tế - xã hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo... Song những chủ trương phát triển có phần tự phát trong thời gian qua đang khiến cho lĩnh vực này bộc lộ nhiều yếu kém. Hướng tới các chính sách xuất nhập khẩu bền vững đang là vấn đề được đặt ra để khắc phục các điểm yếu ấy, bởi trong những năm tới, xuất nhập khẩu được xác định vẫn sẽ là động lực chính của tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập trung vào lợi thế
Xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm sơ chế, dựa vào khai thác tài nguyên sẵn có, trong khi nhập khẩu ngày càng sa đà vào các loại công nghệ và máy móc lạc hậu... Đó chỉ là một trong nhiều yếu tố cốt lõi đang kìm hãm sự phát triển bền vững của XNKtrong nước.
Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, tính đến hết năm 2009, tỷ trọng hàng xuất khẩu công nghệ cao của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, tỷ lệ này của Trung Quốc là 35%, Thái Lan là 40%, Malaysia là 60%. Điều đáng nói là tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam ít thay đổi trong 10 năm gần đây.
Hướng tới mặt hàng và thị trường chủ lực
Điểm mặt những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mới thấy thành tích mà chúng ta đạt được bấy lâu nay thực ra không mấy đáng tự hào. Cụ thể, phần lớn (khoảng 90%) hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu dưới dạng sơ chế, mẫu mã bao bì chưa phù hợp, chưa có thương hiệu, nên giá trị gia tăng thấp, rất dễ bị rủi ro bởi sự biến động của giá cả trên thị trường thế giới.
Với mặt hàng cao su, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiên đứng thứ 5 trên thế giới, xét về xuất khẩu thì Việt Nam đứng thứ 4 (sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia). Tuy nhiên, cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dưới dạng thô chưa qua xử lý và chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Còn riêng với mặt hàng điện tử, thực tế còn bi đát hơn. "Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện tử năm 2010 là 3,6 tỷ USD, nhưng 99% giá trị kim ngạch là của các DN FDI. Các DN này là chi nhánh hoặc công ty con của công ty mẹ ở nước ngoài, và họ chỉ làm nhiệm vụ lắp ráp, đóng gói để xuất khẩu nhằm tranh thủ lấy xuất xứ từ Việt Nam và hưởng những chính sách ưu đãi của Chính phủ Việt Nam", Ts. Lê Thanh Minh, Giảng viên bộ môn Xuất nhập khẩu (Trường Đại học Sài gòn), khẳng định.
Điểm mặt những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mới thấy thành tích mà chúng ta đạt được bấy lâu nay thực ra không mấy đáng tự hào. Cụ thể, phần lớn (khoảng 90%) hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu dưới dạng sơ chế, mẫu mã bao bì chưa phù hợp, chưa có thương hiệu, nên giá trị gia tăng thấp, rất dễ bị rủi ro bởi sự biến động của giá cả trên thị trường thế giới.
Với mặt hàng cao su, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiên đứng thứ 5 trên thế giới, xét về xuất khẩu thì Việt Nam đứng thứ 4 (sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia). Tuy nhiên, cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dưới dạng thô chưa qua xử lý và chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Còn riêng với mặt hàng điện tử, thực tế còn bi đát hơn. "Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện tử năm 2010 là 3,6 tỷ USD, nhưng 99% giá trị kim ngạch là của các DN FDI. Các DN này là chi nhánh hoặc công ty con của công ty mẹ ở nước ngoài, và họ chỉ làm nhiệm vụ lắp ráp, đóng gói để xuất khẩu nhằm tranh thủ lấy xuất xứ từ Việt Nam và hưởng những chính sách ưu đãi của Chính phủ Việt Nam", Ts. Lê Thanh Minh, Giảng viên bộ môn Xuất nhập khẩu (Trường Đại học Sài gòn), khẳng định.
Với cách làm chủ yếu là "ăn sẵn" như vậy, giá trị gia tăng của hàng công nghiệp chế tạo xuất khẩu chỉ đạt khoảng 25 - 30% (sản phẩm dệt: 27%, may mặc: 37%, giày dép: 27%, đồ gỗ: 26%, sản phẩm nhựa dưới 20%, hàng điện tử dưới 10%…), hàng nông sản và khoáng sản cao hơn ở mức khoảng 50%, hàng thủ công mỹ nghệ khoảng 60%. Nếu tính giá trị gia tăng quốc gia, tức là phần giá trị tăng thêm người Việt Nam được hưởng thực tế thì tỷ lệ này còn thấp hơn, do các DN FDI chiếm khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu cả nước và một phần không nhỏ giá trị gia tăng này được nhà đầu tư nước ngoài chuyển về nước.
Trong khi đó, tình hình nhập siêu cũng không mấy khả quan. Mặc dù các bộ, ngành đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế, nhưng nhập siêu vẫn ở mức cao. Lý do chính là các biện pháp hạn chế nhập siêu mới tập trung vào các nhóm hàng quy định là cần hạn chế và kiểm soát nhập siêu, song những nhóm hàng hóa này chỉ chiếm 16,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong khi nhóm hàng máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu chiếm tỷ trọng 83,1% tổng kim ngạch nhập khẩu mà việc kiểm soát nhập khẩu lại chưa thực sự phát huy tác dụng.
Lợi ích sản xuất thua kém nên nhiều nhà sản xuất trong nước và cả DN FDI chuyển từ sản xuất sang kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại. Lâu nay, chúng ta vẫn thanh minh cho hiện trạng nhập siêu bằng những lý lẽ sáo mòn như nhập vật tư, nguyên liệu để làm hàng xuất khẩu, nhập hàng tiêu dùng chỉ với tỷ lệ thấp dưới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu, mà không nhận thấy đại bộ phận hàng công nghiệp tiêu dùng ở Việt Nam đều là hàng lắp ráp tại Việt Nam với linh kiện và vật tư nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và một vài nước ASEAN. "Nền công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, nhất là các mặt hàng điện, điện tử, máy tính… của nước ta chỉ còn là cái vỏ mang nhãn mác Việt Nam. Điển hình là các thương hiệu như khóa Minh Khai, thép Việt - Ý… đều đã chuyển từ sản xuất sang nhập khẩu linh kiện và lắp ráp", T.s Minh lấy ví dụ.
Trong khi đó, tình hình nhập siêu cũng không mấy khả quan. Mặc dù các bộ, ngành đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế, nhưng nhập siêu vẫn ở mức cao. Lý do chính là các biện pháp hạn chế nhập siêu mới tập trung vào các nhóm hàng quy định là cần hạn chế và kiểm soát nhập siêu, song những nhóm hàng hóa này chỉ chiếm 16,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong khi nhóm hàng máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu chiếm tỷ trọng 83,1% tổng kim ngạch nhập khẩu mà việc kiểm soát nhập khẩu lại chưa thực sự phát huy tác dụng.
Lợi ích sản xuất thua kém nên nhiều nhà sản xuất trong nước và cả DN FDI chuyển từ sản xuất sang kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại. Lâu nay, chúng ta vẫn thanh minh cho hiện trạng nhập siêu bằng những lý lẽ sáo mòn như nhập vật tư, nguyên liệu để làm hàng xuất khẩu, nhập hàng tiêu dùng chỉ với tỷ lệ thấp dưới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu, mà không nhận thấy đại bộ phận hàng công nghiệp tiêu dùng ở Việt Nam đều là hàng lắp ráp tại Việt Nam với linh kiện và vật tư nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và một vài nước ASEAN. "Nền công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, nhất là các mặt hàng điện, điện tử, máy tính… của nước ta chỉ còn là cái vỏ mang nhãn mác Việt Nam. Điển hình là các thương hiệu như khóa Minh Khai, thép Việt - Ý… đều đã chuyển từ sản xuất sang nhập khẩu linh kiện và lắp ráp", T.s Minh lấy ví dụ.
Trước thực tế đó, các chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu và quản lý được nhập khẩu phải có chính sách tập trung giải quyết một số mặt hàng cũng như thị trường trọng điểm. Trong thời kỳ đầu, để tận dụng sự phát triển về bề rộng, đẩy mạnh mở rộng mặt hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng Việt Nam, nhưng giờ đã đến lúc coi trọng phát triển theo chiều sâu.
Theo đó, trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 (71,6 tỷ USD) thì 10 mặt hàng có kim ngạch lớn nhất có giá trị 44,594 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 62% tổng kim ngạch, còn 20 mặt hàng có kim ngạch lớn nhất có giá trị 57,532 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 80% tổng kim ngạch. Để đẩy mạnh xuất khẩu, chúng ta chỉ nên chọn ra một số mặt hàng trong 10 hoặc 20 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đó rồi tập trung xây dựng cơ chế chính sách, giải pháp phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng đã chọn.
Về thị trường xuất khẩu cũng vậy, chỉ có một số thị trường chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam như EU, Mỹ, Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc. Chúng ta cần tập trung vào các thị trường lớn có tiềm năng này để nghiên cứu, tăng cường am hiểu, thâm nhập sâu rộng, đẩy mạnh xúc tiến, tạo điều kiện cho các DN xuất khẩu hàng Việt Nam phát triển quan hệ kinh doanh vững chắc với các DN của nước ngoài.
Theo đó, trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 (71,6 tỷ USD) thì 10 mặt hàng có kim ngạch lớn nhất có giá trị 44,594 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 62% tổng kim ngạch, còn 20 mặt hàng có kim ngạch lớn nhất có giá trị 57,532 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 80% tổng kim ngạch. Để đẩy mạnh xuất khẩu, chúng ta chỉ nên chọn ra một số mặt hàng trong 10 hoặc 20 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đó rồi tập trung xây dựng cơ chế chính sách, giải pháp phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng đã chọn.
Về thị trường xuất khẩu cũng vậy, chỉ có một số thị trường chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam như EU, Mỹ, Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc. Chúng ta cần tập trung vào các thị trường lớn có tiềm năng này để nghiên cứu, tăng cường am hiểu, thâm nhập sâu rộng, đẩy mạnh xúc tiến, tạo điều kiện cho các DN xuất khẩu hàng Việt Nam phát triển quan hệ kinh doanh vững chắc với các DN của nước ngoài.
Hướng tới XNK "xanh"
Song song với việc tập trung vào các mặt hàng chủ lực, DN trong nước cũng được khuyến cáo cần nghiên cứu xu thế sử dụng hàng hóa trên thế giới để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng.
Nguyên Phó Thủ tướng Phụ trách Kinh tế đối ngoại, ông Vũ Khoan. cho rằng việc thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu cần phải tính đến môi trường quốc tế. "Thế giới đã thay đổi cơ cấu theo hướng thân thiện với môi trường, chú trọng tới các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình xuất nhập khẩu trong nước", ông Khoan nhận định.
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, xu hướng này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với nhập khẩu. Nếu không tỉnh táo, chúng ta có thể trở thành "bãi rác" của thế giới khi nhập về các loại máy móc, công nghệ lỗi thời, tiêu tốn năng lượng. Thực tế đã cho thấy ví dụ điển hình chính là những nhà máy thép đầu tư ồ ạt thời gian qua để tận dụng lợi thế chi phí vận hành thấp và môi trường ưu đãi của nước ta.
Trong khi đó, về xuất khẩu, nếu không nhạy bén, Việt Nam có thể sẽ chậm chân và đánh mất cơ hội vào các quốc gia đang phát triển khác. Bởi hiện tại chúng ta không có sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, chắc chắn sẽ khó cạnh tranh trên thị trường thế giới. Một gợi ý cho các DN trong nước chính là tập trung phát triển các sản phẩm "xanh", có lợi cho sức khỏe, thuộc nhiều lĩnh vực từ thực phẩm cho tới hàng tiêu dùng, đồ điện tử… chắc chắn sẽ đáp ứng được "khẩu vị" của người tiêu dùng thế giới.
"Bên cạnh đó, khi các rào cản thương mại trên thế giới ngày càng cao và dày đặc, thì việc nâng cao chất lượng hàng hóa cũng là đòi hỏi mang tính chất sống còn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam", ông Khoan bổ sung thêm.
Song song với việc tập trung vào các mặt hàng chủ lực, DN trong nước cũng được khuyến cáo cần nghiên cứu xu thế sử dụng hàng hóa trên thế giới để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng.
Nguyên Phó Thủ tướng Phụ trách Kinh tế đối ngoại, ông Vũ Khoan. cho rằng việc thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu cần phải tính đến môi trường quốc tế. "Thế giới đã thay đổi cơ cấu theo hướng thân thiện với môi trường, chú trọng tới các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình xuất nhập khẩu trong nước", ông Khoan nhận định.
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, xu hướng này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với nhập khẩu. Nếu không tỉnh táo, chúng ta có thể trở thành "bãi rác" của thế giới khi nhập về các loại máy móc, công nghệ lỗi thời, tiêu tốn năng lượng. Thực tế đã cho thấy ví dụ điển hình chính là những nhà máy thép đầu tư ồ ạt thời gian qua để tận dụng lợi thế chi phí vận hành thấp và môi trường ưu đãi của nước ta.
Trong khi đó, về xuất khẩu, nếu không nhạy bén, Việt Nam có thể sẽ chậm chân và đánh mất cơ hội vào các quốc gia đang phát triển khác. Bởi hiện tại chúng ta không có sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, chắc chắn sẽ khó cạnh tranh trên thị trường thế giới. Một gợi ý cho các DN trong nước chính là tập trung phát triển các sản phẩm "xanh", có lợi cho sức khỏe, thuộc nhiều lĩnh vực từ thực phẩm cho tới hàng tiêu dùng, đồ điện tử… chắc chắn sẽ đáp ứng được "khẩu vị" của người tiêu dùng thế giới.
"Bên cạnh đó, khi các rào cản thương mại trên thế giới ngày càng cao và dày đặc, thì việc nâng cao chất lượng hàng hóa cũng là đòi hỏi mang tính chất sống còn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam", ông Khoan bổ sung thêm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét