Những năm gần đây bùng nổ kênh bán lẻ của Việt Nam. Theo thống kê cho đến cuối tháng 6/2010 Việt Nam đã có khoảng 70 trung tâm thương mại - trung tâm mua sắm, hơn 400 các loại siêu thị và hàng trăm cửa hàng tiện lợi khác.
Ngành bán lẻ Việt Nam đã đóng góp trên 15% vào GDP hằng năm, tạo việc làm cho hơn 5,4 triệu lao động, tương đương với ngành công nghiệp chế biến.
Các cửa hàng bán lẻ hiện đại của các doanh nghiệp trong nước bao gồm Hapro Mart, Saigon Co.op, Fivimart, Citimart, G7 Mart… ngày càng xuất hiện nhiều, chủ yếu tập trung tại Hà Nội và TPHCM, chiếm thị phần của hệ thống bán lẻ hiện đại khoảng 20 - 30%.
Hình thức bán lẻ ở Việt Nam càng ngày phong phú hơn. Hiện nay người tiêu dùng Việt đã làm quen và bước đầu chấp nhận mua hàng qua catalog, qua Internet, điện thoại, tivi, catalog, kể cả kênh bán hàng đa cấp...
Các cửa hàng bán lẻ hiện đại của các doanh nghiệp trong nước bao gồm Hapro Mart, Saigon Co.op, Fivimart, Citimart, G7 Mart… ngày càng xuất hiện nhiều, chủ yếu tập trung tại Hà Nội và TPHCM, chiếm thị phần của hệ thống bán lẻ hiện đại khoảng 20 - 30%.
Hình thức bán lẻ ở Việt Nam càng ngày phong phú hơn. Hiện nay người tiêu dùng Việt đã làm quen và bước đầu chấp nhận mua hàng qua catalog, qua Internet, điện thoại, tivi, catalog, kể cả kênh bán hàng đa cấp...
Tuy đã có sự tăng trưởng đáng kể song thị phần của hệ thống bán lẻ Việt Nam còn thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực. Năm 2009, ngành bán lẻ Việt Nam được cho là ngành kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất Việt Nam (12%). Tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực (như Trung Quốc: 51%, Thái Lan: 34%, Singapore: 90%, Malaysia: 60%...).
Một hạn chế nữa của thị trường bán lẻ Việt Nam là chưa khai thác, tận dụng hết các thị trường tiềm năng trong nước. Bà Nguyễn Hương Quỳnh, Trưởng phòng cao cấp, bộ phận tư vấn đo lường bán lẻ của Nielsen, nhận định với hơn 74% dân số tập trung ở nông thôn, thị trường nông thôn là thị trường đầy tiềm năng nhưng các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam vẫn chưa khai thác được. Và đây là một nhược điểm mà các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần nhanh chóng tìm ra cách khai thác hiệu quả vào thị trường này.
Và hiện nay, thị trường bán lẻ Việt Nam lại đang đứng trước nguy cơ bị rơi vào tay tập đoàn ngoại.
Hiện có 5 tập đoàn bán lẻ nước ngoài có quy mô lớn đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm Metro bán buôn (thực chất là bán lẻ), Big C bán lẻ tổng hợp, Parkson chuyên doanh hàng công nghiệp, Lotte kinh doanh cả siêu thị và cửa hàng bán lẻ, Louis Vuiton chỉ bán sản phẩm mang nhãn hiệu của họ.
Một hạn chế nữa của thị trường bán lẻ Việt Nam là chưa khai thác, tận dụng hết các thị trường tiềm năng trong nước. Bà Nguyễn Hương Quỳnh, Trưởng phòng cao cấp, bộ phận tư vấn đo lường bán lẻ của Nielsen, nhận định với hơn 74% dân số tập trung ở nông thôn, thị trường nông thôn là thị trường đầy tiềm năng nhưng các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam vẫn chưa khai thác được. Và đây là một nhược điểm mà các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần nhanh chóng tìm ra cách khai thác hiệu quả vào thị trường này.
Và hiện nay, thị trường bán lẻ Việt Nam lại đang đứng trước nguy cơ bị rơi vào tay tập đoàn ngoại.
Hiện có 5 tập đoàn bán lẻ nước ngoài có quy mô lớn đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm Metro bán buôn (thực chất là bán lẻ), Big C bán lẻ tổng hợp, Parkson chuyên doanh hàng công nghiệp, Lotte kinh doanh cả siêu thị và cửa hàng bán lẻ, Louis Vuiton chỉ bán sản phẩm mang nhãn hiệu của họ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét