Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ XIN TÀI TRỢ CHO 1 EVENT ?????

1 Số thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn đang muốn tìm hiểu về Event đó.

Nhà tài trợ thường quan tâm đến các phần truyền thông bởi vì mục đích tài trợ thường là để được quảng bá.
Bạn hãy đứng ở vai trò nhà tài trợ, xem xét xem nếu tài trợ cho event này thì mình nhận được những gì.
Có 3 cách để bạn xác định được nhà tài trợ tiềm năng:

- 300-400 người trong cty bạn đối tượng là ai, nhân viên văn phòng, công nhân, tài xế taxi... hay thành phần nào? Họ hay tiêu dùng cái gì -> tìm nhà tài trợ phù hợp.
- Tập trung vào truyền thông và quảng bá cho nhà tài trợ: bạn đã có 1 kế hoạch PR trên báo đài khá là hoành tráng cho event này của cty chưa, nhà tài trợ sẽ được đi song song như thế nào?
- Nếu bạn có đối tác chiến lược, supplier thân thiết, hãy tận dụng mối quan hệ này để xin tài trợ, ví dụ nếu họ tài trợ cho mình thứ A, B, C... gì đó cty sẽ đặt đồ ăn trưa bên họ, làm thẻ ATM bên họ trong vòng 1 năm...
Tuy nhiên, mình phải nói trước là việc xin tài trợ cho 1 ctr nội bộ trong cty xác suất thành công ko cao lắm cho nên bạn cần chuẩn bị tinh thần đưa các khoản này vào dự trù kinh phí chứ đừng chờ đợi có tài trợ nhiều khi sẽ ko sắp xếp được công việc.

- NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý TRONG VIỆC XIN TÀI TRỢ -

-Form hồ sơ xin tài trợ:
1 hồ sơ tài trợ thường có: Thông tin cơ bản về kế hoạch (lý do tổ chức ctr, mục đích, thời gian địa điểm, đối tượng, lịch trình); kế hoạch truyền thông (phần nhà tài trợ khá quan tâm xem tiềm năng quảng bá của ctr và quảng bá hình ảnh của họ đến đâu) với 1 bảng khá chi tiết về các phương tiện truyền thông, quảng cáo: báo đài, poster, leaflet....; quyền lợi nhà tài trợ (nên chia nhỏ gói tài trợ ra và lập 1 bảng so sánh quyền lợi nhà tài trợ)
Thông tin nên hết sức ngắn gọn, dễ hiểu sao cho lướt qua 1 phát là họ biết mình đang nói về cái gì, đừng dùng câu chữ dài dòng nhà tài trợ không có thời gian đọc đâu.

2-Nên đi theo nhóm nhỏ hay solo?

Nên đi 2 người, 1 người thì quá ít còn 3 người trở lên thì hơi đông đúc. Nên là 1 người phụ trách xin tài trợ với 1 người nghĩ ý tưởng/viết ctr/đề xướng ý tưởng vì họ nắm linh hồn của ctr.

3-Những dạng công ty nào phù hợp với đói tượng là sinh viên

Những cty có đối tượng hướng đến giới trẻ, đang đầu tư mạnh cho quảng bá, ví dụ mạng điện thoại, điện thoại, nước giải khát, ngân hàng..., nhưng tuỳ quy mô ctr nữa nha, các cty lớn như Pepsi, Yamaha... thì ít khi tài trợ các ctr nhỏ ngân sách dưới 100tr.

4-Các điều cần lưu ý thêm về hợp đồng tài trợ

Ứng trước ít nhất 50% để có tiền làm ctr, ghi rõ sẽ thanh toán số tiền còn lại (nếu có) trong vòng bao nhiêu ngày sau khi kết thúc ctr, làm rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi bên (logo nhà tài trợ xuất hiện ở đâu, kích thước, số lượng...), có thể đính kèm là layout các thiết kế có logo của họ trên đó, sau này khỏi khiếu kiện. Chú ý hỏi trước về việc thanh toán, có cần hoá đơn VAT ko để sau này khỏi dây dưa vụ hoá đơn.

5-Các cách giải quyết khi các nhà tài trợ vi phạm,hoặc lợi dụng hợp đồng
- Thường thì người được tài trợ hay vi phạm hợp đồng hơn vì họ nắm phần thực hiện, nếu nhà tài trợ vi phạm thì chỉ có 2 lý do hay vi phạm: thanh toán tiền ko đúng hạn, hoặc đòi hỏi nhiều quyền lợi hơn so với cái đã thoả thuận trong hợp đồng. Một mặt hợp đồng cần rõ ràng, được ký và đóng dấu bởi 2 bên, sau này cứ theo đó áp dụng 1 mặt cố gắng dàn xếp, thay vì lôi nhau ra pháp luật.

- Tuyệt đối đừng đơn phương phá vỡ các điều khoản trong hợp đồng để "trả đũa" việc bên kia vi phạm, sau này nếu có tranh chấp, kiện tụng, đó sẽ là bằng chứng bất lợi để họ lật lại bạn:"Bên ông có tuân thủ hợp đồng đâu mà đòi hỏi bên tôi cũng tuân thủ?"

CÁC NGUYÊN TẮC TRONG KHI XIN TÀI TRỢ
I. Một số nguyên tắc chung
1. Tôi là ai ?
2. Đối tác của tôi là ai ?
3. Mục tiêu của tôi là gì ?
4. Tôi cùng đối tác giải quyết vấn đề gì ?

1 . Tôi là ai ?
Tôi = hình ảnh của công ty mà tôi đại diện
Hình ảnh của Công ty = Quên đi cái tôi của mình .

2. Đối tác của tôi là ai ?
Đừng có lội qua một con suối nếu không biết nó nông – sâu
Biết càng nhiều thông tin người mình gặp sẽ giúp bạn dễ dàng nói chuyện và tiếp cận hơn
Hãy chuẩn bị cho mình một phong cách phù hợp với người mình cần gặp

3. Mục tiêu của tôi là gì ?
Trong những chuyệ tầm phào , bạn có thể “Bắn trị thiên” ; nhưng trong công cuộc làm ăn , nều không xác định rõ mục tiêu , bạn sẽ “tự bắn” mình

4. Tôi sẽ cùng đối tác giải quyết công việc gì ?
Nếu bạn muốn nắm thế chủ động trong đàm phán thì bạn phải nắm rõ nội dung công việc hơn ai hết .
Hãy chuẩn bị các giải pháp ; phân loại tính nghiêm trọng , cần thiết của công việc thì bạn sẽ ra được quyết định nhanh hơn , chính xác hơn

II. Một số nguyên tắc chính

1. Nguyên tắc Win-Win
2. Tiếp cận
3. Gặp gỡ

1. Nguyên tắc Win - Win
Mọi người thường có xu hướng nghĩ về cái lợi của mình hơn là nghĩ mình có thể làm gì cho người khác
Người ta cần gì và mình có thể đáp ứng được những gì ?
Hãy nhớ rằng : Muốn nhận thì hãy cho đi .

2. Tiếp cận
Giới thiệu rõ ràng và vắn tắt về bản thân
Thể hiện sự am hiểu về đối tác
Trình bày rõ ràng mong muốn/ý định của mình

2.1 Các hình thức tiếp cận
A. Giao tiếp qua thư
B. Giao tiếp qua Email
C. Giao tiếp qua điện thoại

A. Giao tiếp qua thư
A.1 Hình thức
A.2 Nội dung
A.3 Chú ý

A.1 Hình thức
Là phương tiện trang trọng nhất
Hình thức rõ ràng , nổi bật trong những nội dung chính
Không viết tắt , sai chính tả

A.2 Nội dung
Thư ngỏ (cover letter) tóm tắt nội dung chính
Đính kèm các văn bản cần thiết
Nội dung rõ ràng , triển khai ý nhanh
Để lại số điện thoại / địa chỉ liên hệ
Nên gửi đích danh người nhận

A.3 Chú ý
In nghiêng , tô đậm…những nội dung chính , số điện thoại , địa chỉ liên lạc .
Giới thiệu quá trình hoạt động , thế mạnh ưu điểm của Công ty mình
Gợi mở vấn đề một cách khôn khéo

B. Giao tiếp qua Email
Địa chỉ Email nghiêm túc
Phải có tên người gửi
Không dùng Emoticons
Tóm tắt nội dung chính , phân đoạn rõ ràng trang trọng
Đính kèm thư ngỏ và những nội dung chi tiết (hạn chế nội dung Email quá dài , lỗi font chữ)

C. Giao tiếp qua điện thoại
Chuẩn bị nội dung cực kỳ ngắn gọn
Gọi điện vào thời gian phù hợp (Tránh sáng thứ 2 ; nên gọi vào khoảng 9h-10h buổi sáng và 3h-4h buổi chiều)
Hỏi xem bây giờ họ có thể nói chuyện với mình được không , nếu không hãy hỏi xem có thể gọi lại vào lúc nào
Giới thiệu vắn tắt , rõ ràng về bản thân
Trình bày ngắn gọn mong muốn/ý định
Xin địa chỉ Email
Xin một cuộc hẹn (rất quan trọng)
Nếu có thể nên đề nghị được gặp mặt trực tiếp

3. Gặp gỡ
3.1 - Ngoại hình
3.2 - Phong thái
3.3 - Thuyết Phục
3.4 - Lắng nghe
3.5 - Duy trì và phát triển mối quan hệ

3.1 Ngoại hình
Đừng quên : Tôi = Hình ảnh Công ty tôi
Ấn tượng về một cá nhân nào đó được hình thành trong bảy giây đầu gặp gỡ
Ăn mặc :
Gọn gàng , sạch sẽ
Phù hợp với tổ chức mình đại diện
Phù hợp với mục đích
Thể hiện sự chăm chút vừa phải đối với bản thân

3.2. Phong thái
Tự tin nhưng khiêm nhường
Thể hiện sự tôn trọng đối tác “Echo effect” (hiệu ứng tiếng vang – nói gì thì nghe lại vậy – cho gì thì nhận nấy)
Biết cách thể hiện bản thân đúng lúc

3.3. Thuyết phục
Bằng kiến thức / sự am hiểu một lĩnh vực nào đó
Bằng sự nhạy bén / năng động
Bằng sự câu thị / ham học hỏi
Bằng sự nhiệt tình / sức trẻ / niềm đam mê
Phải biết điểm mạnh của mình là gì và sử dụng nó như thế nào

3.4. Lắng nghe
Con người chỉ có một cái miệng và có tới hai cái tai
Quan sát -> Sự thật ngầm hiểu
Đặt câu hỏi
Bày tỏ thiện chí
Hướng đến một kết quả , một mục đích rõ ràng

3.5. Duy trì và phát triển quan hệ
Nhớ rằng : mối quan hệ là một tài sản quý giá nhất
Phải có thiện chí xây dựng mối quan hệ và quan tâm thực sự đến đối tác
Phân biệt : Tận dụng mối quan hệ # Lợi dụng mối quan hệ

III. Kinh nghiệm xin tài trợ

Xin liên hệ tại phòng ban nào ?
Xin tài trợ cho chương trình , hội thảo thì liên hệ với phòng Maketing
Xin tài trợ cho một hoạt động từ thiện , xã hội liên hệ với phòng đối ngoại
Cách xin tài trợ
Khơi gợi tình tốt đẹp của Công ty
Đánh vào trách nhiệm xã hội của các công ty lớn mạnh
Đối với những Công ty mới thành lập hoặc có nhu cầu phát triển cao thì tập trung vào phần maketing
Không bao giờ được từ chối yêu cầu NTT . Nếu NTT không thoả mãn với chính sách của mình thì nên đàm phán và đưa ra giải pháp khác sao cho hai bên cùng có lợi . Nếu NTT vẫn không đồng ý thì hãy chủ động xin được về bàn lại và hẹn một cuộc gặp khác .

IV. Soạn thông cáo báo chí

Một điều khi soạn thông cáo báo chí đó là cách sử dụng từ . Các nhà báo có xu hướng thích sử dụng những từ “đao to búa lớn” để làm bài viết của mình thật lôi quốn , hấp dẫn người đọc . Do vậy , để có tác động lan truyền trong xã hội , khi soạn các thông cáo báo chí cần phải sử dụng những từ ngữ sang trọng , phóng kích , có sức hấp dẫn tối đa và xuyên suốt .

Hồ sơ xin tài trợ bao gồm các loại giấy tờ sau:

1. Thư ngỏ gửi NTT
2. Kế hoạch chương trình
3. Quyền lợi NTT
4. Kế hoạch tuyên truyền
5. Bản dự trù kinh phí
6. CD có chứa Power Point tóm lược nội dung vận động tài trợ (Có thì càng tốt)
7. Bản giới thiệu về đon vị tổ chức
8. Các ấn phẩm tuyên truyền : Poster – banner – backrop – tờ rơi

Còn việc tiếp cận như thế nào thì cũng đã nêu trong tài liệu training rồi, trước hết đó là những kỹ năng mà bạn có trong mình: kỹ năng giao tiếp, ký năng đàm phán, thương lượng và đặc biệt là đặt và dẫn dắt vấn đề theo hướng bạn muốn mà đôi bên đều cảm thấy thoải mái (Win-Win).
Tiếp đến đó là dáng vẻ bên ngoài của bạn, khi đi làm việc với doanh nghiệp thì chắc chắn rằng bạn phải có tác phong và "mốt" khác với đi gặp bạn bè bạn rồi nhưng nói vậy cũng không phải là bạn ăn mặc một cách quá "cưng nhắc" vì bạn đang là sinh viên mà, hãy biết kết hợp để tạo ấn tượng tốt ngay từ cái nhìn đầu tiên nha bạn.
Một sai lầm mà các "chuyên gia" đối ngoại sinh viên đi xin tài trợ thường hay măc phải đó là không nắm rõ thông tin về tổ chức của họ cũng như các thông tin chi tiết kế hoạch chương trình. Thành viên ban đối ngoại của Clb mình cũng hay mắc phải vì lý do không thông tin công khai, rõ ràng trong nội bộ Clb. Do vậy, để tránh những sai sót đáng tiếc đó thì khi đi xin Nhà tài trợ (NTT) bạn cần phải nắm rỗ các thông tin sau:
1. Tổ chức mà bạn đang hoạt động: Bạn phải giới thiệu rõ ràng và rành mạch mục đích hoạt động, cơ cấu tổ chức, quá trình hoạt động...
2. Kê hoạch chương trình: Bạn phải học thuộc và nắm rõ được những chi tiết nhỏ nhất trong bản kế hoạch vì nếu không khi NTT hỏi mà bạn ấp úng thì họ sẽ đánh giá thấp tính chuyên nghiệp của bạn cũng như tổ chức của bạn.
3. Bản dự trù kinh phí: Đây vấn đề mà NTT quan tâm nhất và cũng hay hỏi nhất, bạn phải hiểu được khoản tiến đó chi cho việc đó dùng để làm gì và phù hợp hay chưa, có thể hạ được không? nều bạn trả lời là à..à..ờ là

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts