1. Không nên dễ dãi với hàng nhập khẩu.
Hiện nay rất nhiều hàng ngoại khi nhập khẩu vào Việt Nam, việc xử lí thông tin còn rất chậm. Hậu quả là người tiêu dùng lãnh đủ vì mua phải hàng kém chất lượng. Đơn cử như sản phẩm làm từ sữa chứa melamine và hàng dệt may, đồ chơi trẻ em chứa phormadeliete. Tất cả các sản phẩm nhập khẩu cần phải thực hiện cơ chế chứng nhận hợp quy, phù hợp Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa. Ví dụ như hàng đồ chơi trẻ em của Trung Quốc có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, ngoại trừ Nhật Bản. Vì người Nhật có yêu cầu giấy chứng nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng của nhựa, của chất giáo dục… trong thiết bị mới được nhập.
2. Cuộc chiến với hàng nội làm nhái, làm giả và hàng buôn lậu.Nhà nước cần mạnh tay hơn nữa với những doanh nghiệp, cá nhân làm hàng giả. Dường như các cơ quan thẩm quyền còn quá nỏng lẻo trong việc kiểm tra nên hàng giả, hàng lậu vẫn còn trôi nổi rất nhiều trên thị trường. Kĩ thuật làm nhái hiện nay rất tinh vi. Người tiêu dùng rất khó nhận biết. Khi người tiêu dùng sử dụng hàng nội, nhưng mua ngay phải hàng giả, hàng lậu, chất lượng không đảm bảo. Lần sau gặp sản phẩm đó là hàng thật, có giảm giá hay khuyến mại cỡ nào thì người ta vẫn quay lưng bước đi.
3. Đầu tư theo chiều sâu khoa học công nghệ.
3. Đầu tư theo chiều sâu khoa học công nghệ.
Không cần nói, ai cũng biết sức cạnh tranh hàng hóa trước hết phụ thuộc vào trình độ công nghệ. Nếu công nghệ của các doang nghiệp Việt Nam kém thì chất lượng sản phẩm làm ra không tốt dẫn đến sức cạnh tranh suy giảm là điều tất yếu.
Trên Thế giới, nhà nước nào cũng ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp để nâng mặt bằng công nghệ quốc gia thì ở Việt Nam, hoạt động này chỉ là những cố gắng mang tính phong trào. Sản phẩm tiêu thụ trong nước phần lớn là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp. Nhưng những doanh nghiệp này lại rất khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng, chưa kể lãi suất vay quá cao vượt quá khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp.
4. Quan tâm hơn nữa đến thị trường nông thôn và miền núi.
4. Quan tâm hơn nữa đến thị trường nông thôn và miền núi.
80% dân số Việt Nam tập trung ở nông thôn và miền núi. Nhưng việc họ tiếp cận với những mặt hàng chất lượng “made in Việt Nam” lại khá xa vời. Thậm chí, sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì đã quá niên hạn sử dụng. Người dân lao động, không phải ai cũng có cuộc sống dư giả. Họ cần những cái thiết thực, rẻ. Hàng Trung Quốc thì gần như đáp ứng được nhu cầu này của người dân. Các nhà phân phối cũng như các doanh nghiệp trong nước lại đang bỏ ngỏ một thị trường rất tiềm năng tạo cơ hội cho hàng ngoại giá rẻ thâu tóm.
5. Chiến lược xây dựng thương hiệu – quảng cáo – khuyến mại phải tốt.
5. Chiến lược xây dựng thương hiệu – quảng cáo – khuyến mại phải tốt.
Người Việt thích dùng hàng ngoại - đó là thói quen hình thành đã mấy chục năm, không dễ gì xóa bỏ được. Vì sao? Vì hàng ngoại đáp ứng được cái cầu của người tiêu dùng. Cả về giá cả, chất lượng, mẫu mã và thương hiệu – khuyến mại.
Chất lượng, giá cả hay mẫu mã của hàng nội so với hàng ngoại, chúng ta không hề thua kém. Nhưng về chiến lược quảng cáo, khuyến mại thì hàng nội còn phải chạy theo một bước dài.
Chiến dịch truyền thông của nón bảo hiểm, của chương trình phòng chống HIV trên các tuyến đường, cụm dân cư… rất hay và ý nghĩa. Tại sao chúng ta không áp dụng chiến dịch này với hàng Việt. Mỗi góc phố, mỗi con đường, mỗi chợ, mỗi siêu thị… nên có một tấm bảng thật to: “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Dùng hàng Việt là yêu nước”… Thị giác sẽ tạo nên hành động, hành động tạo thành thói quen, thói quen sẽ hình thành nên nếp sống và nếp nghĩ cho cộng đồng.
Các cơ quan quản lí thị trường không nên quá khắt khe với việc giảm giá hay các chương trình khuyến mại của các doanh nghiệp Việt. Đó cũng là cách để người Việt có cơ hội nhiều hơn được dùng hàng nội có chất lượng.
Bức tường nào cũng có một cánh cửa. Nếu biết gõ đúng chỗ thì nó sẽ mở ra. Hi vọng trong năm 2012, với những chiến lược và chính sách mới, hàng Việt sẽ gõ đúng cách cửa trong lòng người tiêu dùng để năng lực cạnh tranh Việt Nam lấy lại vị thế của mình trên trường quốc tế.
Bức tường nào cũng có một cánh cửa. Nếu biết gõ đúng chỗ thì nó sẽ mở ra. Hi vọng trong năm 2012, với những chiến lược và chính sách mới, hàng Việt sẽ gõ đúng cách cửa trong lòng người tiêu dùng để năng lực cạnh tranh Việt Nam lấy lại vị thế của mình trên trường quốc tế.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét