Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

Câu hỏi ôn tập

  CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM
Câu 1: Tại sao nói bảo hiểm là một trong những biện pháp xử lý rủi ro có hiệu quả?
Câu 2: Để giới hạn phạm vi trách nhiệm của mình trong các trường hợp đồng bảo hiểm, nhà bảo hiểm thường dựa vào những quy định nào?
Câu 3: Những quy tắc cơ bản trong bồi thường bảo hiểm?
Câu 4: Phân tích vai trò của bảo hiểm thương mại.
Câu 5: Ý nghĩa của việc khai báo rủi ro trong quan hệ bảo hiểm.
Câu 6: Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế thị trường?

CHƯƠNG II: BẢO HIỂM TÀI SẢN

Câu 7: Nêu khái niệm và đặc trưng cơ bản của BH tài sản.
Câu 8: Nguyên tắc thế quyền được áp dụng trong trường hợp nào? Nội dung của nguyên tắc thế quyền?
Câu 9: Thế nào là bảo hiểm trùng? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 10: BH hàng hoá xuất nhập khẩu có phải là BH bắt buộc không? Tại sao?
CHƯƠNG III: BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
Câu 11: Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.
Câu 12: Khái niệm và đặc điểm của BH trách nhiệm dân sự.
Câu 13: So sánh BH tài sản và BH trách nhiệm dân sự trên những nét cơ bản nhất.
Câu 14: Phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm dân sự.

CHƯƠNG IV: BẢO HIỂM CON NGƯỜI

Câu 15: Nêu khái niệm và đặc trưng cơ bản của BH con người.
Câu 16: Phân biệt sự khác nhau giữa BH con người, BH trách nhiệm dân sự, BH tài sản.
Câu 17: Trình bày rủi ro, tai nạn được BH và loại trừ trong BH tai nạn con người.
Câu 18: Trong BH con người có bảo hiểm nào dưới giá trị, trên giá trị không? Tại sao?
Câu 19: Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa nguyên tắc bồi thường và nguyên tắc khoán.
Câu 20: Trong BH con người có áp dụng nguyên tắc bồi thường không? Nếu có thì áp dụng trong trường hợp nào?
Câu 21: Sự khác nhau giữa BH con người và BHXH?
Câu 22: Các đặc trưng cơ bản của bảo hiểm nhân thọ.
CHƯƠNG V: BẢO HIỂM XÃ HỘI
Câu 23: Đối tượng của BHXH?
Câu 24: Chức năng và tính chất của BHXH?
Câu 25: Nguồn quỹ của BHXH?
Câu 26: Tóm tắt từng họat động của BHXH.
Câu 27: Điều kiện được hưởng BHXH ( Điều 145 Bộ Luật lao động).
Câu 28: Sự khác nhau cơ bản giữa BHXH và BH Thương Mại (BH con người)

CHƯƠNG VI: BẢO HIỂM Y TẾ

Câu 29: Tác dụng của BHYT?
Câu 30: Nguồn quỹ của BHYT bắt buộc? Sử dụng và quản lý quỹ BHYT bắt buộc?
Câu 31: Tóm tắt quyền lợi của người tham gia BHYT bắt buộc được hưởng khi khám chữa bệnh.
Câu 32: Nội dung chi phí khám, chữa bệnh được BHYT thanh toán?
Câu 33: Nội dung chi phí khám, chữa bệnh không được BHYT thanh toán? Vì sao?

Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm

bảo hiểm trong kinh doanh

Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng. Chú ý: Mỗi câu chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất.
Phần 1: Khái quát chung về bảo hiểm
1. Bảo hiểm là cách thức con người:
a. Ngăn ngừa r      ủi ro                                         c. Loại trừ rủi ro
b. Tránh rủi ro                                                     d. Đối phó với rủi ro
Đáp án: d
3. Người được bảo hiểm có thể thu được một khoản tiền bồi thường lớn hơn giá trị bảo hiểm của đối tượng bảo hiểm khi:
a. Bảo hiểm trùng                                       b. Tái bảo hiểm
c. Mua bảo hiểm với A>V                           d. Không câu nào đúng
Đáp án: d
6. Trong bảo hiểm hàng hải, để được bồi thường, người được bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm vào thời điểm:
a. Ký kết hợp đồng bảo hiểm.
b. Xảy ra tổn thất
c. a và b
d. Không câu nào đúng
Đáp án: b
8. Hạn mức trách nhiệm của người bảo hiểm có thể lấy từ:
a. Luật định                                                          b. Thoả thuận của hai bên
c. Công ước                                                           d. Cả ba nguồn trên
Đáp án: d
9. Nguyên tắc góp phần và thế quyền không được áp dụng cho loại hình bảo hiểm:
a. Tài sản                                                    b. Trách nhiệm dân sự
c. Con người                                                         d. Không có câu nào đúng
Đáp án: c
11. Giá trị bảo hiểm (V) là khái niệm áp dung cho loại hình:
a. Bảo hiểm tài sản
b. Bảo nhiểm nhân thọ
c. Bảo hiểm TNDS
d. Cả ba loại hình trên
Đáp án: a
12. Chức năng chính của bảo hiểm là:
a. Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp
b. Giúp giải quyết các vấn đề xã hội
c. Kinh doanh và xuất khẩu vô hình
d. Bồi thường tổn thất
Đáp án: d
14. Loại bảo hiểm nào là bắt buộc theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt nam?
a. Bảo hiểm cháy nổ
b. Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới
c. Bảo hiểm TNDS của người vận chuyển hàng không đối với hành khách
d. Tất cả các loại hình bảo hiểm trên
Đáp án: d
15. Khi người được bảo hiểm vi phạm nguyên tắc trung thực tuyệt đối, hợp đồng bảo hiểm có thể vẫn có hiệu lực nếu người được bảo hiểm:
a. Vô tình không kê khai
b. Giấu thông tin
c. Cố ý kê khai sai
d. Không câu nào đúng
Đáp án: a
18. Một lô hàng chuyên chở bằng đường biển được bảo hiểm với số tiền 10.000USD. Đến cảng đích, do không có cầu làm hàng, tàu phải đậu ngoài biển. Trong thời gian chờ đợi, tàu bị hoả hoạn và hàng bị tổn thất 100%. Vậy chủ hàng sẽ được bồi thường bao nhiêu?
a. 10.000USD
b. 11.000USD
c. 11.000USD + chi phí chữa cháy
d. Không bồi thường vì chậm trễ là rủi ro loại trừ
Đáp án: a
Phần 2: Bảo hiểm hàng hải
1. Khi mua hàng theo điều kiện CIF Incoterms 2000, người có lợi ích bảo hiểm là:
a. Người xuất khẩu                                               b. Người nhập khẩu
c. Tuỳ từng thời điểm                                           d. Không câu nào đúng
Đáp án: c
2. Bảo hiểm hàng hoá XNK là loại hình bảo hiểm
a. Xã hội                                                     b Kinh tế
c. Hàng hải                                                 d. Nhân thọ
Đáp án: b
7. Giá trị bảo hiểm hàng hoá chuyên chở bằng đường biển có thể gồm hoặc không gồm:
a. C
b. I
c. F
d. a
Đáp án: d
8. Hoạt động bảo hiểm hàng hải tại Việt nam chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi:
a. Luật kinh doanh bảo hiểm
b. Luật hàng hải
c. ICC1982
d. Không câu nào đúng
Đáp án: b
9. Không được bồi thường khi tàu đâm va với:
a. Dàn khoan
b. Băng
c. Tàu khác
d. Nước
Đáp án: d
10. Khi vận đơn có điều khoản hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi, nếu có đâm va với tàu khác, chủ hàng có thể sẽ được bồi thường bởi:
a. Người bảo hiểm, chủ tàu chuyên chở hàng của mình, chủ tàu khác
b. Người bảo hiểm, chủ tàu khác và hội P&I
c. Người bảo hiểm, chủ tàu chuyên chở hàng của mình và hội P&I
d. Không câu nào đúng
Đáp án: b
11. Hành trình từ Việt Nam đến Mỹ mất 2,5 tháng chuyển tải tại Hamburg. Từ Việt Nam đến Humburg mất 1 tháng và sau khi chuyển tải tại đây, không nhận được tin tức gì về tàu. Thời gian tàu được tuyên bố mất tích theo luật của Anh là bao nhiêu tháng:
a. 4,5 tháng                                                 b. 7,5 tháng
c. 2 tháng                                                    d. 6 tháng
Đáp án: d
19. WA là một trong số các điều kiện bảo hiểm thuộc:
a. ICC 1963                                                          b. ICC 1982
c. ITC1995                                                 d. Không câu nào đúng cả
Đáp án: a
20. Theo ICC82, tổn thất chung chỉ được bồi thường khi mua điều kiện bảo hiểm:
a. A
b. B
c. C
d. Cả ba điều kiện trên
Đáp án: d
27. Bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển bảo hiểm cho rủi ro:
a. Phương tiện đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh
b. Rò rỉ thông thường của hàng hoá
c. Nội tỳ của hàng hoá
d. Chậm trễ của hành trình
Đáp án: a
33. Lô hàng có giá trị 100.000USD, được bảo hiểm với số tiền 50.000USD. Hàng bị tổn thất 1000USD trong quá trình chuyên chở do rủi ro được bảo hiểm gây ra. Số tiền bồi thường sẽ là:
a. 1000USD
b. 50.000USD
c. 25.000USD
d. 500USD
Đáp án: d
34. Hình thức bồi thường của bảo hiểm hàng hải là;
a. Sửa chữa tài sản bị thiệt hại
b. Thay thế tài sản bị thiệt hại
c. Trả tiền bồi thường
d. Cả ba hình thức trên
Đáp án: c
37. Khi mua hàng theo điều kiện FOB Incoterms 2000, người nhập khẩu phải mua theo điều kiện:
a. A – ICC 1982                                         b. B – ICC 1982
c. C – ICC 1982                                          d. Không bắt buộc
Đáp án: d
42. Thuỷ triều là ngoại lực bên ngoài giúp tàu thoát cạn, vì vậy rủi ro mắc cạn do thuỷ triều được bảo hiểm trong điều kiện bảo hiểm:
a. A – ICC 1982                                         b. B – ICC 1982
c. C – ICC 1982                                          d. Không điều kiện nào cả.
Đáp án: d
43. Trong rủi ro hai tầu đâm va nhau cùng có lỗi, chủ hàng đã mua bảo hiểm được người bảo hiểm bồi thường các khoản tiền sau:
a. Khoản tiền tàu có lỗi chưa bồi thường hết
b. Khoản tiền tàu có lỗi chưa bồi thường
c. Khoản tiền phải trả cho chủ tàu chuyên chở
d. Tất cả các khoản trên
Đáp án: d
45. Trong hành trình chuyên chở, hàng A bốc cháy do đi qua vùng biển có khí hậu khô làm cháy lây sang lô hàng B, trách nhiệm của người bảo hiểm hàng hoá đối với hai lô hàng này là:
a. Bồi thường cho cả hai
b. Bồi thường cho lô hàng A
c. Bồi thường cho lô hàng B
d. Không bồi thường cho lô hàng nào cả.
Đáp án: c
49. Nước mưa là rủi ro được bảo hiểm trong điều kiện bảo hiểm:
a. A – ICC 1982                                         b. B – ICC 1982
c. C – ICC 1982
d. Tất cả các điều kiện bảo hiểm trên
Đáp án: a
52. Thời hạn khiếu nại người bảo hiểm hàng hoá theo QTC1990 là:
a. 1 năm
b. 2 năm
c. 1 năm có thể thoả thuận kéo dài
d. 2 năm có thể thoả thuận kéo dài
Đáp án: b
53. Chủ tàu khi mua bảo hiểm thân tàu có thể mua bảo hiểm cho các chi phí khác nữa nhưng không được vượt quá.
a. 10%                                                                  b. 25%
c. 50%                                                                  d. 75%
Đáp án: c
59. Khi mua bảo hiểm đâm va với mức 4/4 trách nhiệm đâm va tại hội bảo hiểm P&I, người được bảo hiểm sẽ được bảo hiểm thân tàu và hội P&I bồi thường đến:
a. 4/4 trách nhiệm đâm va
b. 7/4 trách nhiệm đâm va
c. 3/4 trách nhiệm đâm va
d. Tuỳ từng trường hợp
Đáp án: a
Phần 4: Bảo hiểm hàng không
1. Trong các loại hình bảo hiểm sau, loại hình bảo hiểm nào không phải là bảo hiểm bắt buộc theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt nam?
a. Thân máy bay
b. TNDS đối với người thứ ba
c. TNDS đối với hàng hoá, hành lý, tư trang và hành khách
d. TNDS của chủ sân bay và người điều hành bay
Đáp án: a
8. Trong hành trình hàng không, do máy bay bị sự cố, hành khách kịp thoát ra ngoài trước khi máy bay bị nổ, theo bạn người được bảo hiểm được khiếu nại đòi bồi thường tổn thất đối với:
a. Hàng hoá, hành lý và tư trang
b. Hàng hoá và hành lý
c. Hành lý và tư trang
d. Không câu nào đúng
Đáp án: a
10. Hợp đồng bảo hiểm sẽ hết hạn hiệu lực cho dù hàng đã vào kho hay chưa sau … ngày kể từ ngày hàng được dỡ ra khỏi máy bay
a. 60 ngày                                                   b. 45 ngày
c. 30 ngày                                                   d. 15 ngày
Đáp án: c
11. Người bảo hiểm không có quyền thay thế máy bay (trong trường hợp máy bay tổn thất toàn bộ) khi hợp đồng bảo hiểm được ký dựa trên:
a. Giá trị bảo hiểm
b. Số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm
c. Giá trị thoả thuận
d. Không câu nào đúng
Đáp án: c
Phần 6: Bảo hiểm xây lắp
6. Trong bảo hiểm lắp đặt, phải áp dụng biểu phí bảo hiểm xây dựng cho phần việc xây dựng nếu phần công việc này có giá trị lớn hơn:
a. 20% giá trị công trình
b. 30% giá trị công trình
c. 40% giá trị công trình
d. 50% giá trị công trình
Đáp án: a

Câu hỏi ôn tập

Môn: Bảo Hiểm

Câu 1: Số tiền bồi thường hoặc tiền nhà bảo hiểm trả được giới hạn bởi yếu tố nào?
Số tiền bảo hiểm đã được ghi trong hợp đồng.

Câu 2: Giới hạn phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm thường được qui định trong các điều khoản nào?
Rủi ro được bảo hiểm và rủi ro loại trừ.

Câu 3: Mục đích của việc khai báo rủi to khi thiết lập hợp đồng bảo hiểm là gì?
Nhà bảo hiểm chấp nhận hay từ chối bảo hiểm và định phí bảo hiểm.

Câu 4: Trong hợp đồng bảo hiểm, người có quyền lựa chọn điều kiện bảo hiểm, sửa đổi, tái tục hay chấm dứt hợp đồng bảo hiểm là ai?
Người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm.

Câu 5: Tác dụng của tái bảo hiểm là gì?
Tăng khả năng tài chính và khả năng kí kết của người bảo hiểm.


Câu 6: Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện dưới hình thức  nào?
Nửa tự nguyện và nửa bắt buộc.

Câu7: Bảo hiểm y tế chi trả cho người tham gia bảo hiểm trong trường hợp nào?
Chi trả cho người có thẻ bảo hiểm y tế về chi phí khám chữa bệnh khi đau ốm và bệnh tật.

Câu8: Số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản được xác định dựa vào các yếu tố nào?
Giá trị bảo hiểm hay giá trị tài sản.

Câu9: Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân dự, thuật ngữ “ người thứ ba” chỉ chủ thể nào?
Là người có tính mạng sức khỏe hoặc tài sản trực tiếp bị thiệt hại trong sự cố.(Là nạn nhân trong các vụ tai nạn).

Câu 10: Hoạt động bảo hiểm xã hội nhằm mục đích gì?
Bảo vệ người lao động ổn định cuộc sống gia đình khi gặp sự cố rủi ro, biến cố bất ngờ.

Câu 11: Nguyên tắc nào được áp dụng khi trả tiền bảo hiểm nhân thọ?
Nguyên tắc khoán.

Câu 12: Vì sao trong bảo hiểm con người không đặt ra vấn đề bảo hiểm trên giá trị, dưới giá trị?
Vì đối tượng bảo hiểm là con người là tính mạng sức khỏe, khả năng lao động và tuổi thọ của con người mang tính chất phi vật hoá không lượng hoá được thành tiền.
Câu 13: Vì sao bảo hiểm rủi ro là một trong những biện pháp khắc phục rủi ro có hiệu quả đỗi với khách hàng bảo hiểm?
Vì các doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm về tài chính cho khách hàng khi rủi ro xảy ra.

Câu 14: ý nghĩa của bảo hiểm thương mại là gì?
Là trung gian tài chính tập trung vốn đầu tư cho nền kinh tế.

Câu 15: Quĩ bảo hiểm xã hội được thành lập nhằm mục đích gì?
Trợ cấp cho người được bảo hiểm và gia đình họ trong trường hợp giảm  hoặc mất thu nhập do gặp các rủi ro ốm đau, thai sản, tai nạn bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động theo qui định pháp luật hoặc tử vong.

Câu 16: Chức năng của bảo hiểm xã hội là gì?
- Đảm bảo ổn định đời sống kinh tế cho người lao động và gia đình họ khi người lao động giảm  hoặc mất khả năng lao động.
- Phân phối và phân phối lại thu nhập, giữa những người tham gia BHXH.
- Gắn lợi ích của người sử dụng lao động, người lao động với  nhà nước.
- Đảm bảo an toàn xã hội, gắn người lao động với xã hội.

Câu 17: Những rủi ro nào do bảo hiểm xã hội đảm bảo?
Rủi ro về con người
Câu 18: Hoạt động của bảo hiểm y tế nhằm mục đích gì?
Giúp người tham gia bảo hiểm y tế khắc phục khó khăn về kinh tế, khi rủi ro ốm đau xảy ra giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nướ. Góp phần nâng cao chất lượng và công bằng xã hội khi khám chữa bệnh.

Câu 19: Vì sao bảo hiểm y tế không thanh toán chi phí đối với điều trị các bệnh tật bẩm sinh?
Vì bảo hiểm y tế chỉ thanh toán chi phí cho những rủi ro bất ngờ về sức khỏe của con người, không thanh toán cho những rủi ro có sẵn.

Câu 20: Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền gì?
Lựa chọn đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu thuận lợi cho mình.

Câu 21: Bảo hiểm trùng xảy ra khi nào ?
Khi cùng một đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm đồng thời ít nhất từ 2 hợp dồng bảo hiểm trở lên, các hợp đồng bảo hiểm này có cùng điều kiện bảo hiểm tổng số tiền bảo hiểm của các hợp đồng lớn hơn giá trị của đối tượng được bảo hiểm.

Câu 22: Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phát sinh khi nào?
Khi phát sinh nghĩa vụ bồi thường theo luật pháp giữa các chủ thể không có quan hệ hợp đồng.

Câu 23: Bên thứ ba trong quan hệ bảo hiểm trách nhiệm dân sự được biểu hiện như thế nào?
Là bên bị thiệt hại do bên được bảo hiểm gây ra.

Câu 24: Bảo hiểm không giới hạn là gì?
Là không xác định được trước số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm.
Câu 25: Bảo hiểm không giới hạn được áp dụng trong loại hình bảo hiểm nào?
Là bảo hiểm trách  nhiệm dân sự.

Câu 26: Vì sao nguyên tắc khoán được áp dụng trong loại hình bảo hiểm nào?
Phù hợp với đặc thù của đối tượng bảo hiểm con người.

Câu 27: Rủi ro có thể được bảo hiểm do sự kiện nào?
Do những sự cố hoàn toàn ngẫu nhiên đối với người được bảo hiểm.

Câu 28: Tác dụng của bảo hiểm thương mại?
Câu 29: Bảo hiểm thương mại đảm bảo cho những rủi ro nào?
Những rủi ro không lường được trước.

Câu 30: Những ai là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội?
Là tất cả người lao động ( công chức nhà nước, ngưòi làm công ăn lương)

Câu 31: Bảo hiểm xã hội được hình thành nhằm thoả mãn nhu cầu của đối tượng nào?
Nhu cầu khách quan của người lao động.
Câu 32: Quĩ bảo hiểm xã hội được hình thành nhằm thoả mãn nhu cầu của đối tượng nào?
Từ sự đóng góp của người sử dụng lao động , người lao động và các nguồn khác như tài trợ của ngân sách nhà nước, các hội từ thiên cá nhân ủng hộ.

Câu 33: Người tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng mức bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Tình trạng mất khả năng lao động, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, mức đóng phí bảo hiểm.

Câu 34: Quĩ bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động nghỉ việc trong trường hợp nào?
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Câu 35: Quĩ bảo hiểm xã hội chi trả chi phí khám chữa bệnh trường hợp nào?
Xét nghiệm, chiếu chụp X- Quang.

Câu 36: Trường hợp nào quĩ bảo hiểm y tế không chi trả?
Câu 37: Một người xin nghỉ ốm 10 ngày. trong đó có 1 ngày chủ nhật và 2 ngày chịu tang người nhà chết.
Xác định số ngày nghỉ ốm được hưởng trợ cấp ốm đau của người đó.
Bài giải: Số ngày nghỉ ốm được hưởng trợ cấp ốm đau của người đó là:
10 – ( 1+2) = 7 ngày.

Câu 38: Một người lao động có thu nhập trước khi nghỉ việc do ốm đau là 650.000đ/ tháng ( bao gồm lương, phụ cấp ghi trong hợp đồng), công tác phí khoán 250.000đ/tháng, tiền ăn giữa ca 180.000đ/tháng, tiền thưởng năng suất 150.000đ. Người đó tham gia bảo hiểm xã hội trên 30 năm và được hưởng mức trợ cấp là 70%.
Xác định mức trợp cấp 1 ngày của người đó.

Câu 39: Một hợp đồng bảo hiểm có số liệu sau:
-         Giá trị bảo hiểm: 5.000$.
-         Số tiền bảo hiểm: 4.200$.
-         Miễn thường có khấu trừ: 35$.
-         Giá trị tổn thất: 600$.
Xác định số tiền bồi thường của người bảo hiểm trong trường hợp này?

Câu 40: Công ty vật tư nông nghiệp II nhập 15.000 tấn phân bón trị giá 2.500.637$ ( gía C và F). Hợp đồng chuyên chở từ Nga về cảng Hải Phòng. Công ty đã tham gia bảo hiểm cho lô hàng trên tại Bảo Việt theo điều kiện A (QTC B 1998) và Bảo việt chấp nhận bảo hiểm cho toàn bộ lô hàng theo giá trị CIF cộng lãi ước tính( lãi ước tính là 10%). Tỷ lệ phí là 0,7%.
Xác định phí bảo hiểm cho lô hàng.

Câu 41: Một tài sản có giá trị bảo hiểm 8.500$, số tiền bảo hiểm 3.300$ gái trị tổn thất là 2100$. Xác định số tiền bồi thường theo tỷ lệ của người bảo hiểm.

Câu 42: Lái xe ôtô say rượu đã đâm vào xe máy đi ngược chiều làm người lái xe máy chết và xe máy bị hỏng thiệt hại 56 triệu. Người lái xe máy tham gia bảo hiểm tai nạn với số tiền 42 triệu/ chỗ ngồi/ vụ. Xác định quyền lợi của người của người lái xe máy được hưởng trong vụ tai nạn này.

Câu 43: Một tài sản có giá trị bảo hiểm 3.000$, số tiền bảo hiểm 2.000$. Giá trị tổn thất là 2.500$. Xác định số tiền bồi thường theo rủi ro đầu tiên?

Câu 44: Một công ty nhập khẩu một lô hàng trị giá ghi trên hoá đơn là 1.680.000$, chi phí vận chuyển tính cho người mua là 90.000$. Số tiền bảo hiểm được tính bằng 110%CIF và tỷ lệ phí áp dụng 0,7%.
Xác định phí bảo hiểm mà chủ hàng phải trả mua cho lô hàng trên?

Câu 45: Tháng 2/2002 xe A và xe B của xí nghiệp X va quệt nhau. Cả 2 xe đều đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự ở mức bắt buộc ( đối với tài sản: 30trđ/vụ; đối với người: 30trđ/ng/vụ) và tham gia bảo hiểm thân xe với STBH bằng 80% giá trị xe. Thiệt hại của 2 xe như sau:

Xe A Xe B
Lỗi 60% 40%
Thiệt hại thân xe 17 triệu đồng 25 triệu đồng
Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của người bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm thân xe cho xe A trong vụ tai nạn này.

Câu 46: Tháng 1/2004 xe ôtô tải va vào một người đi xe máy làm người này bị thương nhẹ và thiệt hại như sau: chi phí điều trị hết 250.000đ; xe máy trị giá  40trđ hư hại giảm giá trị 50%. Xe tải đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự dành cho chủ xe cơ giới đối với người thứ với mức 30trđ/ng/vụ và 30trđ/tài sản/vụ.
Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của người bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân dự trong vụ tai nạn này( lỗi xe ôtô tải 100%)

Câu 47: Tháng 1/2004 xe A và xe B của xí nghiệp X ve quệt nhau. Cả 2 xe đều đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự ở mức bắt buộc ( đối  với tài sản: 30trđ/vụ; đối với người : 30trđ/ng/vụ) và tham gia bảo hiểm thân xe với 80% giá trị xe. Thiệt hại của 2 xe như sau:

Xe A Xe B
Lỗi 60% 40%
Thiệt hại thân xe 10 triệu đồng 25 triệu đồng
Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của người bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho xe A trong vụ tai nạn này?

Câu 48: Một tài sản trị giá 15.000$ được mua bảo hiểm đúng giá trị với điều kiện miễn thường có khấu trừ 2.500$. Trên đường vận chuyển tài sản bị thiệt hại trị giá 9.000$ do rủi ro được bảo hiểm gây ra.
Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm theo quy tắc bồi thường có miễn thường.

Câu 49: Một tài sản trị giá 12.000$ được mua bảo hiểm với số tiền là 9.500$. Trên đường vận chuyển tài sản bị thiệt hại trị giá 9.000$ do rủi ro được bảo hiểm gây ra.
Yêu cầu: tính số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm theo quy tắc bồi thường theo tỷ lệ.

Câu 50: Một tài sản trị giá 20.000$ được mua bảo hiểm đúng giá trị. Trên đường vận chuyển tài sản bị thiệt hại trị giá 16.000$ do rủi ro được bảo hiểm gây ra.
Yêu cầu: tính số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm trong trường hợp áp dụng quy tắc bồi thường theo rủi ro đầu tiên.

Câu 51: Một tài sản trị giá 14.000$ được mua bảo hiểm với số tiền là 9.500$ với điều kiện  miễn thường có khấu trừ  2.500$. Trên đường vận chuyển, tài sản bị thiệt hại trị giá 9.000$ do rủi ro được bảo hiểm gây ra.
Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm trong trường hợp áp dụng kết hợp quy tắc bồi thường theo tỷ lệ và quy tắc bồi thường có miễn thường?

Câu 52:Một lô hàng trị giá 850.000$ (giá CIF) được bảo hiểm bằnghai hợp đồng bảo hiểm có phạm vi giống nhau:
Hợp đồng 1 với Bảo Minh có số tiền bảo hiểm là 520.000$.
Hợp đồng 2 với BảoViệt có số tiền là 640.000$.
Trên hành trình hàng bị hư hỏng giảmgiá trị 60% do một rủi ro được bảo hiểm gây ra.
Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của các nhà bảo hiểm cho chủ hàng?
Biết rằng lãi ước tính bằng 10% giá CIF.

Câu 53: Một lô hàng trị giá 4.000.000$9 (GiáCFR) được bảo hiểm cho toàn bộ giá trị công lãi ước tính 10%. Tỷ lệ phí là 0,6%.
Yêu cầu: Xác định phí bảo hiểm cho lô hàng?

Câu 54: Xe tải X trị giá 1.000trđ được bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới với số tiền bảo hiểm là 850trđ. Xe bị tai nạn thiệt hại như sau:
-         Thiệt hại thân xe: 30trđ.
-         Thiệt hại đồ đạc trong xe: 17trđ.
-         Chi phí về người lái xe: 10trđ.
Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của công ty bảo hiểm trong vụ tai nạn.

Câu 55: Một tài sản trị giá 550trđ được bảo hiểm với số tiền bảo hiểm là 320trđ. Phí đã nộp một lần theo tỷ lệ phí là 0,3%. Tài sản bị tổn thất trong thời hạn hiệu lực hợp đồng với giá trị thiệt hại là 95trđ. Khi giám định tổn thất phát hiện sai sót trong khâu khai báo không cố ý của chủ tài sản ở khâu khai báo rủi ro. Nếu khai báo chính xác thì tỷ lệ phí bảo hiểm phải là 0,5%.
Yêu cầu: tính toán số tiền bồi thường của nhà bảo hiểm trong TH này?

Câu 56: Anh B là công nhân của công ty X bị ốm phải vào viện điều trị. Thời gian điều trị hết 22 ngày, trong đó có 1 ngày chủ nhật, 1 ngày lễ.
Yêu cầu: tính số ngày nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau mà anh B được hưởng theo quy định của BHXH Việt Nam.

Câu 57: Công ty Vinafood nhập khẩu 10.000 tấn bột mỳ, giá ghi trên hoá đơn thương mại là 3.500.000$. Chi phí vận chuyển do người mua chịu là 70.000$. Tỷ lệ phí bảo hiểm là 0,4%. Công ty mua bảo hiểm cho lô hàng theo giá trị CIF cộng lãi ước tính là 10%.
Yêu cầu: Tính số tiền bảo hiểm của lô hàng bột mỳ trên?

Câu 58: Công ty Vinafood nhập khẩu 10.000 tấn bột mỳ, giá ghi trên hoá đơn thương mại là 8.500.000$. Chi phí vận chuyển do người mua chịu là 90.000$. Tỷ lệ phí bảo hiểm là 0,4%. Công ty đã mua bảo hiểm cho lô hàng theo giá trị CIF cộng lãi ước tính là 10%.
Yêu cầu: Tính phí bảo hiểm của lô hàng bột mỳ nói trên.

Câu 59: Xe ôtô X đâm vào anh H đi xe máy làm anh bị tử vong. Chi phí điều trị cho anh H trước khi chết và chi phí mai táng anh H là 22trđ. Chiếc xe máycó giá trị 35trđ bị thiệt hại toàn bộ. Anh H có tham gia bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe với số tiền bảo hiểm là: 25trđ/chỗ ngồi/vụ.
Yêu cầu: Tính các quyền lợi mà anh H được hưởng.
Biết rằng: Chủ xe ôtô X đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự với chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 ở mức độ tối thiểu 30trđ/tài sản/vụ và 30trđ/ng/vụ. Lỗi hoàn toàn thuộc về xe ôtô X.

Câu 60: Xe tải X đâm va vào một em học sinh gây hậu quả như sau:
-         Em học sinh bị gãy xương hàm.
-         Chi phí điều trị hết 7trđ.
Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường em học sinh được nhận từ các hợp đồng bảo hiểm.
Biết rằng:
- Xe tai nạn X đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự với chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 ở mức độ bắt buộc tối thiểu.
- Em học sinh tham gia bảo hiểm toàn diện học sinh với số tiền bảo hiểm là 12trđ.
- Tỷ lệ trả tiền bảo hiểm tương ứng với gẫy xương hàm là 15%.
- Lỗi hoàn toàn thuộc về xe tải X.

Câu 61: Một hợp đồng bảo hiểm có số liệu như sau:
-         Giá trị bảo hiểm: 4.000 ĐVTT.
-         Số tiền bảo hiểm: 3.5000DVTT>
-         Mức miễn thường có khấu trừ 10% giá trị thiệt hại ( không thấp hơn
400 ĐVTT).
-         Giá trị thiệt hại : 1.000ĐVTT.
Số tiền bồi thường của người bảo hiểm là bao nhiêu?

Câu 62: Một tài sản trị giá 30.000DVTT, được bảo hiểm bằng 2 hợp đồng bảo hiểm:
-         Hợp đồng 1: Số tiền  bảo hiểm = 16.000ĐVTT.
-         Hợp đồng 2: Số tiền bảo hiểm = 18.000ĐVTT.
-         Tổn thất là 11.500ĐVTT.
Số tiền bồi thường của mỗi hợp đồng bảo hiểm là bao nhiêu?

Câu 63: Có số liệu về một lô hàng xuất khẩu như sau:
-         Giá trên hoá đơn thương mại: 1.800.000 $.
-         Cước phí vận chuyển đường biển: 280.000$.
-         Tỷ lệ phí bảo hiểm: 0,8%.
-         Bảo hiểm lãi ước tính: 10%CIF.
Phí bảo hiểm của lô hàng là bao nhiêu?

Câu 64: Một người điều khiển xe máy bị tai nạn giao thông thiệt hại như sau:
-         Thiệt hại về xe: 3tr đồng.
-         Chi phí điều trị thuốc men, thu nhập bị giảm: 8 tr đồng.
Người điều khiển xe máy đã mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 với hạn mức tối thiểu, bảo hiểm tai nạn con người với số tiền bảo hiểm bằng 9tr đồng.
Số tiền chi trả của bảo hiểm con người cho người điều khiển xe máy là bao nhiêu tiền?

Câu 65: Một người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 14 năm, nghỉ ốm 50 ngày ( trong đó có 8 ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật). Người này làm trong doanh nghiệp nhà nước và ngành nghề không độc hại, không có phụ cấp khu vực.
Tính số ngày nghỉ ốm đươc hưởng trợ cấp ốm đau của BHXH là bao nhiêu?

Câu 66: Ngày 01/02/2004 Một ôtô đâm va vào người điều khiển xe máy, hậu quả như sau:
-         Thiệt hại về tài sản của người đi xe máy: 7tr đồng.
-         Thiệt hại về người đi xe máy: 15tr đồng.
-         Chi phí sửa chữa xe ôtô: 3,5 tr đồng.
-         Lỗi do xe ôtô 100%.
Chủ xe đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với hạn mức tối thiểu (30trđ/1 vụ về tài sản và 30trđ/1vụ về người).
Số tiền bồi thường của người bảo hiểm cho chủ xe ôtô là bao nhiêu?

Câu 67: Một hợp đồng bảo hiểm có số liệu như sau:
-         Giá trị bảo hiểm: 10.000ĐVTT.
-         Số tiền bảo hiểm: 9.000ĐVTT.
-         Mức miễn thường có khấu trừ: 10% trị giá thiệt hại không thấp hơn
1.500 ĐVTT.
-         Tổn thất: 5.500ĐVTT.
Người bảo hiểm phải bồi thường số tiền là bao nhiêu?

Câu 68: Theo thống kế, mức phí thuần bảo hiểm trách nhiệm dân sự của một loại xe cơgiới là 39.800đồng/xe/1năm.(Chưa bao gồm thuế GTGT).
Nếu tỷ lệ phụ phí ( bao gồm chi phí ký kết hợp đồng, chi phí quản lý) là 25% phí toàn bộ, thì phí bảo hiểm( phí thương mại)/xe/năm là bao nhiêu?

Câu 69: Một học sinh đi xe buýt tai nạn gãy tay bó bột. Chi phí bó bột hết 1,5tr đồng, điều trị bình thường 22 ngày tại nhà, tỷ lệ trả tiền bảo hiểm tương ứng với gãy tay bó bột là 15% điều trị bình thường. Học sinh đã được nhà trường tham gia bảo hiểm tai nạn học sinh với số tiền bảo hiểm là 7trđ/vụ. Công ty xe buýt đã mua bảo hiểm tai nạn hành khách với số tiền bảo hiểm là 1trđ/vụ.
Tính số tiền mà học sinh nhận được từ các hợp đồng bảo hiểm là bao nhiêu?

Câu 70: Một người lao động nghỉ hưu có số liệu như sau:
- Lương trước khi nghỉ hưu làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là: 1tr9/tháng.
- Lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bình quân trước 5 năm nghỉ hưu là 1tr740đ/tháng.
- Tỷ lệ hưởng lương hưu: 70%.
Người lao động này sẽ được lĩnh lương hàng tháng là bao nhiêu?

Câu 71: Một cán bộ X thuộc một doanh nghiệp Nhà nước bị tai nạn lao động làm suy giảm 40% khả năng lao động. Mức lương tối thiểu mà người cán bộ được hưởng là 290.000đ/tháng. Mức trợ cấp 1 lần đối với trường hợp suy giảm 2% đến 30% là 12 tháng lương tối thiểu.
Số tiền trợ cấp tai nạn lao động và trợ cấp ốm đau của bảo hiểm xã hội cho cán bộ X là bao nhiêu?

Câu 72: Một hợp đồng bảo hiểm y tế có số liệu như sau:
-         Giá trị bảo hiểm: 2.000.000$.
-         Số tiền bảo hiểm: 1.000.000$
-         Giá trị tổn thất: 75.000$.
Tính số tiền bồi thường của người bảo hiểm cho trường hợp trên?
Biết rằng rủi ro thuộc trách nhiệm của hợp đồng.

Câu 73: Một hợp đồng có số liệu như sau:
-         Giá trị bảo hiểm: 3.000.000$
-         Số tiền bảo hiểm: 1.100.000$
-         Giá trị tổn thất: 40.000$.
Miễn thường có khấu trừ 1,5% số tiền bảo hiểm nhưng không dưới 12.000$.
Yêu cầu: Căn cứ vào số liệu trên hãy xác định mức miễn thường.

Câu 74: Một hợp đồng bảo hiểm có số liệu như sau:
-         Giá trị bảo hiểm: 1.500.000$.
-         Số tiền bảo hiểm: 900.000$.
-         Giá trị tổn thất: 50.000$.
-         Miễn thường có khấu trừ 2.000$.
Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường của bảo hiểm?
Biết rằng: rủi ro thuộc trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm.

Câu 75: Công ty vật tư nông nghiệp Hải Phòng nhập khẩu 12.000 tấn phân đạm trị giá 3.2000.000(tính theo CIF). Hợp đồng vận chuyển từ Malaysia về Hải Phòng. Chủ hàng đã tham gia bảo hiểm cho lô hàng trên tại Bảo Việt hải phòng theo điều kiện bảo hiểm A(QTCB 1998).
Yêu cầu: Xác định phí bảo hiểm cho lô hàng trên?
Biết rằng tỷ lệ phí bảo hiểm là 0,85%.

Câu 76: Tài sản A trị giá 250.000.000$ VNĐ đang được bảo hiểm đồng thời 2 hợp đồng bảo hiểm có phạm vi bảo hiểm tương tự nhau:
-         Hợp đồng bảo hiểm 1 có số tiền bảo hiểm: 170tr đồng.
-         Hợp đồng bảo hiểm 2 có số tiền bảo hiểm: 130tr đồng.
Tài sản A bị thiệt hại do một rủi ro thuộc trách nhiệm của cả 2 hợp đồng gây ra. Giá trị thiệt hại 150tr đồng.
Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của các hợp đồng bảo hiểm?

Câu 77: Trong một tai nạn lao động, anh Hùng bị thương. Theo giám định của cơ quan y tế, anh Hùng bị suy giảm 30% khả năng lao động. Theo quy định của chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành, anh hùng được hưởng trợ cấp một lần bằng 12 tháng lương cơ bản. Lương cơ bản theo quy định hiện hành của pháp luật là 290.000đ/tháng. Phụ cấp anh Hùng được hưởng là 2,6.
Yêu cầu: Xác định mức trợ cấp mà anh Hùng được hưởng.

Câu 78: Tài sản A trị giá 450tr đồng được bảo hiểm bởi một hợp đồng bảo hiểm tài sản với Bảo Việt có số tiền bảo hiểm là 350tr đồng. TS bị tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra. Giá trị tổn thất: 220tr đồng. Xác định được có người thứ 3 phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với thiệt hại của TS A.
Yêu cầu: Xác định số tiền mà bảo Việt được thế quyền đòi người thứ 3.

Câu 79: Xe b tham gia bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại Bảo Việt với số tiền bảo hiểm là 250tr đồng, xe bị lật đổ thiệt hại và chi phí phát sinh như sau:
-         Dự tính chi phí sữa chữa xe: 55tr đồng.
-         Chi phí kéo cẩu xe: 4tr đồng.
Yêu cầu: X/đ số tiền bồi thường của người bảo hiểm trong vụ tai nạn trên.
Biết rằng: Giá trị xe là 300tr đồng. Tai nạn xảy ra trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

Câu 80: Trong quá trình lưu hành, xe B gây ra tai nạn đâm va gây thiệt hại như sau:
-         Thân vỏ xe bị thiệt hại: 60%.
Yêu cầu: Tính số tiền người bảo hiểm bồi thường trong vụ tai nạn trên?
Biết rằng:
- Xe B đang tham gia bảo hiểm thân vỏ xe tại Pijico với số tiền bảo hiểm bằng 100% giá trị của bộ phận xe tham gia bảo hiểm.
- Giá trị xe B tại thời điểm tham gia bảo hiểm: 520tr đồng.
- Theo bảng tỷ lệ cấu thành xe, bộ phận thân vỏ chiếm 60% giá trị xe.

Câu 81: Vụ tai nạn xảy ra giữa xe A và xe B gây hậu quả cho xe B như sau:
- Xe B bị thiệt hại 40% giá trị thân vỏ, 100% động cơ.
- Chi phí kéo, cẩu xe: 4 tr đồng.
Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của bảo hiểm trong vụ tai nạn trên?
Biết rằng:
- Xe B đang tham gia bảo hiểm thân vỏ xe với số tiền bảo hiểm bằng 100% giá trị bộ phận tham gia bảo hiểm.
- Theo bảng tỷ lệ cấu thành xe, bộ phận thân vỏ xe chiếm 65% giá trị xe.
- Giá trị xe: 320tr đồng.

Câu 82: Anh Hoàng là một cán bộ công nhân viên chức thuộc bộ Công Nghiệp bị xơ gan cổ chướng, phải điều trị hết 62 ngày ( trong đó có 18 ngày là ngày lễ và chủ nhật). Tiền lương làm căn cứ tính vào bảo hiểm xã hội của anh Hoàng trước khi nghỉ ốm là: 550.000VNĐ. Thời gian làm việc 26 ngày/tháng.
Yêu cầu: Xác định mức trợ cấp ốm đau mà anh Hoàng nhận được?
Biết rằng xơ gan cổ chướng là loại bệnh cần điều trị dài ngày theo danh mục của bộ y tế.

Câu 83: Xe ôtô X trong khi vượt một xe ôtô khác đã đâm vào xe ôtô Y đi ngược chiều hậu quả xe Y và xe X đều bị hư hỏng. Lái xe bị thường, lỗi hoàn toàn thuộc về xe X.
-         Chi phí sữa chữa xe X: 10tr đồng.
-         Chi phí sữa chữa xe Y: 30tr đồng.
-         Thiệt hại về người lái xe Y: 10tr đồng.
Hỏi chũe X đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự với chủ xe cớ giới đối với người thứ 3 ở mức trách nhiệm nào?
Biểt rằng công ty đã bồi thường cho chủ xe y thiệt hại về xe là 30tr đồng và thiệt hại về người là 10tr đồng.

Câu 84: Học sinh Anh đã tham gia bảo hiểm toàn diện học sinh với số tiền bảo hiểm 22tr đồng. Hợp đồng bảo hiểm có thời gian từ 05/09/2001 đến 05/09/2002. Ngày 01/08/2002 học sinh Anh bị đau ruột thừa phải đưa vào viện phẫu thuật cắt ruột thừa. Sau 20 ngày điều trị, Anh đã phục hồi sức khỏe và được ra viện ngày 20/08/2002.
Hỏi số tiền bảo hiểm mà Anh nhận được là bao nhiêu?
Nếu tỷ lệ tiền trợ cấp nằm viện theo quy định là 0,3% STBH/ngày cho 10 ngày đầu và 0,2%STBH/ ngày cho 20 ngày tiếp theo. Tỷ lệ trợ cấp phẫu thuật cắt ruột thừa là 15% tiền bảo hiểm.

Câu 85: Học sinh C đã tham gia bảo hiểm toàn diện học sinh với số tiền bảo biểm 6tr đồng và đồng thời học sinh C còn là người được bảo hiểm của hợp bảo hiểm an sinh giáo dục  số 1250 với số tiền bảo hiểm 35tr đồng(thời hạn 12 năm). Trong thời hạn hiệu lực hợp đồng cả 2 hợp đồng học sinh C bị tai nạn và tử vong.
Hỏi số tiền bảo hiểm mà gia đình học sinh C được nhận là bao nhiêu? Biết rằng học sinh C đã tham gia bảo hiểm an sinh giáo dục được 3 năm.
Câu 86: ý nghĩa quan trọng của việc khai báo rủi ro khi thiết lập hợp đồng bảo hiểm là gì?
Cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho người bảo hiểm. Người bảo hiểm chấp nhận hay từ chối bảo hiểm và xác định giá trị bảo hiểm.

Câu 87: Số tiền bảo hiểm trên hợp đồng bảo hiểm được hiểu như thế nào?
Thể hiện giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm trong việc bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm.

Câu 88: Hợp đồng bảo hiểm là gì?
Là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bồi thường hoặc tiền trả bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Câu 89: Nguyên tắc cơ bản nào chi phối việc bồi thường trong bảo hiểm tài sản?                      nguyên tắc bồi thường.
Câu 90: người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm không được phép thoả thuận  lựa chọn trường hợp nào khi tham gia kí kết hợp đồng bảo hiểm TS?
Những điêu khoản chính của hợp đồng.

Câu 91 Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, người được bảo hiểm là người như thế nào?
Là người chịu trách nhiệm dân sự về những thiệt hại được người bảo hiểm bảo vệ bằng cách nhận trách nhiệm bồi thường 1 phần hoặc toàn bộ thiệt hại.

Câu 92: Nguyên tắc cơ bản nào chi phối vịêc bồi thường được thực hiện trong các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự?
Nguyên tắc bồi thường.

Câu 93: Tính chất của bảo hiểm trách nhiệm xã hội là gì?
Tính tất yếu KQ,Ps không đồng đều, vừa mang tính chất xã hội, kinh tế lại có tính dịch vụ.

Câu 94: ý nghĩa cơ bản của nguyên tắc bồi thường là gì?
Số tiền người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại của họ trong sự cố.
Không cho phép kiếm lời không hợp lý từ quan hệ bảo hiểm.

Câu 95:Trong bảo hiểm con người, số tiền bảo hiêm trên hợp đồng được xác định dựa vào căn cứ nào?
Khả năng tài chính của người tham gia bảo hiểm.

Câu 96: Khi áp dụng quy tắc tỷ lệ trong bồi thường thiệt hại, số tiền bồi thường được xác định như thế nào?
Số tiền bồi thường =Giá trị thiệt hại*tỷ lệ bồi thường.

Câu 97. Người có thẻ bảo hiểm y tế được thanh toán trong những trường hợp nào?
Chi phí khám chữa  bệnh.

Câu 98: tác dụng cơ bản của bảo hiểm là gì?
Dùng quỹ đóng góp của số đông người có cùng khả năng gặp rủi ro để khắc phục hậu quả, bù đắp thiệt hại cho số người thực sự gặp rủi ro.

Câu 99: Phí bảo hiểm xã hội ở Việt nam được xác định phụ thuộc vào?
Qua trình lao động.

Câu 100: Chế độ vào của bảo hiểm xã hội chưa được áp dụng ở nước ta?
Trợ cấp thất nghiệp.

BÀI TẬP

Bài 1:
VINAFOOD mua 10.000 tấn bột mỳ trị giá là 1.650.000 USD. Hợp đồng chuyên chở từ cảng HULL về Hải Phòng. Chủ hàng yêu cầu Bảo Việt bảo hiểm với điều kiện B miễn đến không khấu trừ 3% trên toàn bộ giá trị lô hàng là 1.650.000 USD. Trên hành trình tàu gặp phải bảo ghé vào một cảng lánh nạn. Sau 5 ngày tàu tiếp tục hành trình và đã về tới cảng Hải Phòng an toàn. Quá trình bốc dỡ thấy có hư hỏng mất mát. Căn cứ vào biên bản giám định và các tài liệu có liên quan VINAFOOD yêu cầu Bảo Việt bồi thường 68.084 USD và 2.780.000 đồng. Hồ sơ đòi bồi thường có số liệu:
-         Biên bản giám định ghi 8.500 bao ( mỗi bao là 50 khg) bị ngấm nước. Trong đó có 7.200 bao bị mốc đen, 1.300 bao bị giảm giá trị 65%.
-         1.500 bao bị rách vỡ, trọng lượng quét hót được là 60 tấn lẫn tạp chất giảm giá trị 30%.
-         Biên bản kết toán giao nhận hàng với tàu ghi nhận phía tàu giao thiếu 180 bao.
-         Vận tải đơn ghi chú “bao bì mục, một số bị rách nát”.
Yêu cầu: Xác định số tiền phải bồi thường của Bảo Việt cho chủ hàng.
Biết rằng: số liệu 2.780.000 đồng là chi phí giám định.
Bài 2:
Lô hàng 20 tấn phân đạm trị giá 42 triệu đồng chuyên chở từ Hà Nội lên Sơn La trên 4 xe tải (mỗi xe 5 tấn). Số hàng này được công ty vật tư nông nghiệp tỉnh Sơn La mua bảo hiểm tại Bảo Việt. Trên hành trình 1 xe bị tai nạn lao xuống vực, hậu quả như sau:
-         Xe tải bị tổn thất toàn bộ trị giá là 30 triệu đồng.
-         Số phân đạm chuyên chở trên xe này chỉ thu được 5 bao nguyên lành trọng lượng 250 kg.
Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường của Bảo Việt trong vụ tai nạn trên.
Biết rằng: Xe tải đã được chủ xe mua BH thân xe với số tiền bảo hiểm là 20 triệu đồng.
-  Chi phí thu số phân đạm là 150.000đ.
Bài 3:
Có một vụ tai nạn xảy ra như sau: Xe vận tải A và B của XN X trên đường đi giao nhận hàng va quệt vào nhau gây hậu quả như sau:
-         Xe A hư  hỏng 8.000.000đ.
-         Xe B  hư hỏng 6.000.000đ.
-         Một người đi xe mấy gần đó bị thương nhẹ( chi phí điều trị 200.000đ), chiếc xe máy của người đó trị giá 24.000.000đ bị hư hại giám giá trị 50%.
Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường của BHTNDS và bảo hiểm thân xe
Biết rằng: cả 2 xe đều đã được chủ xe tham gia BHTNDS  ở mức bắt buộc và bảo hiểm thân xe với 80% giá trị xe. Lỗi do xe A là 70%, xe B là 30%.
Bài 4:
Xe vận tải X vì hỏng phanh đột ngột nên đã lao vào xe Toyota đang lên dốc gây hậu quả nghiêm trọng:
-         Xe Toyota trị giá 200 triệu bị hư hại 80%.
-         Hai người đi trên xe Toyota bị chết sau khi đã được vào bệnh viện cấp cứu.
-         Xe tải cũng bị hư hỏng nặng chữa hế 10 triệu đồng.
-         Lái xe tải bị thương nặng phải vào viện cấp cứu.
Yêu cầu: Xác định STBT của Bảo Việt theo hợp đồng BHTNDS trong vụ tai nạn trên.
Biết rằng:
-   Cả 2 xe đều đã được chủ xe tham gia BHTNDS ở mức bắt buộc 12tr/1ng/1vụ, 30tr/ts/1vụ.
-   Chi phí cấp cứu, mai táng và thu nhập bị mất cho 2 người trên xe Toyota bị chết như sau:
+ Người thứ nhất: 16tr
+ Người thứ hai  : 18tr.
Tổng số các khoản chi cho người lái xe tải là 7 triệu đồng.
Bài 5:
Có số liệu như sau:
-         Giá trị bảo hiểm: 4.000.000 USD.
-         Số tiền bảo hiểm: 3.200.000 USD.
-         Miễn thường có khấu trừ: 20.000 USD.
-         Giá trị tổn thất: 400.000 USD.
Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của người bảo hiểm trong các trường hợp sau:
-         áp dụng quy tắc bồi thường có miễn thường.
-         áp dụng quy tác bồi thường có tỷ lệ.
-         áp dụng quy tắc bồi thường theo rủi ro đầu tiên.
Bài 6:
Công ty vật tư nông nghiệp X nhập 10.000 tấn phân đạm trị giá 2.550.000 USD ( Giá C và F). Hợp đồng chuyên chở từ Indonexia về cảng Sài Gòn. Chủ hàng đã tham gia bảo hiểm cho lô hàng tại Bảo Việt theo điều kiện A ( QTCB 1998) và Bảo Việt chấp nhận bảo hiểm cho toàn bộ lô hàng theo giá trị CIF cộng lãi ước tính ( lãi ước tính = 10% CIF).
Yêu cầu: Xác định phí bảo hiểm cho lô hàng.
Biết rằng: Tỷ lệ phí là 06%.
Bài 7:
Công ty A nhập 10.000 tấn bột mỳ từ Pháp về cảng Sài Gòn ( chuyển tải tại Singapore). Người xuất khẩu chịu phí tổn thuê tàu, cước phí. Chủ hàng mua bảo hiểm tại Bảo Việt Sài Gòn theo điều kiện bảo hiểm A ( QTCB 1998).
Yêu cầu: Tính phí bảo hiểm mà chủ hàng phải đóng.
Biết rằng:
-         Giá hàng ghi trên hoá đơn thương mại: 1.560.000 USD.
-         Chi phí vân chuyển tính giá cho người mu: 80.000 USD.
-         Tỷ lệ phí áp dụng  0.9%.
-         Số tiền bảo hiểm tính bằng 110%CIF.
Bài 8:
Lô hàng máy móc được nhập khẩu vào Việt Nam. Vận chuyển từ cảng Marseille vào cảng Hải Phòng. Trị giá lô hàng 400.000 USD ( tính theo CIF). Lô hàng trên được bảo hiểm bằng hai hợp đồng bảo hiểm có phạm vi bảo hiểm giống nhau.
-         Hợp đồng 1 với Bảo Việt Hải Phòng có số tiền bảo hiểm là 360.000 USD.
-         Hợp đồng 2 với PJI có số tiền bảo hiểm là 120.000úD.
Trên hành trình lô hàng bị tổn thất toàn bộ do một rủi ro được bảo hiểm gây ra.
Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của các nhà bảo hiểm cho chủ hàng.
Biết rằng: Lãi ước tính bằng 10%.
Bài 9:
Xe A được bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới có số tiền bảo hiểm bằng 400 triệu đồng. Xe bị lật đổ thiệt hại và chi phí như sau:
-         Chi phí cẩu, kéo xe bị tai nạn: 2.000.000đ.
-         Thiệt hại thân xe 40.000.000đ.
-         Thiệt hại đồ đạc trong xe 10.000.000đ.
Yêu cầu: Tính số tiền bảo hiểm bồi thường thiệt hại vật chất xe.
Biết rằng: Giá trị xe 600 triệu đồng.
Bài 10:
Có vụ tai nạn xảy ra như sau: Xe tải X xuống dốc bị hỏng phanh đột ngột lao vào xe du lịch Y gây hậu quả:
-         Thiệt hại về xe:
+ Xe X bị thiệt hại 20.000.000đ.
+ Xe Y bị thiệt hại 30.000.000đ.
-         Thiệt hại về người: người lái xe Y: 20.000.000đ.
Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường của các công ty bảo hiểm.
Biết rằng: Cả hai chủ xe đều đã tham gia BHTNDS của chủ xe cơ giới với người thứ 3.
Xe X tham gia tại Bảo Việt ở mức: – 12tr/ng/1vụ.
- 30tr/ts/1vụ.
Xe Y tham gia tại Bảo Minh ở mức: – 15tr/ng/1vụ.
- 80tr/ts/1vụ.
Bài 11:
Có vụ tai nạn giao thông xảy ra tại Hà Nội vào ngày 1/4/2000 giữa xe tải A và xe khách B gây hậu quả.
-         Về phía xe tải A:
+ Thiệt hại về xe: 50.000.000đ.
+ Thiệt hại về người lái xe: 26.000.000đ.
-         Về phía xe khách B:
+ Thiệt hại về xe: 40.000.000đ
+ Thiệt hại về người lái xe: 20.000.000đ.
Lỗi của tai nạn được xác đinh: xe A lỗi 30%, xe B lỗi 70%. Cả hai đều đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ 3 tại Bảo Việt Hà Nội ở mức:
+ 12tr/1ng/1vụ.
+ 30tr/ts/1vụ.
Yêu cầu: Tính STBT và trả tiền bảo hiểm của BảoViệt Hà Nội cho vụ tai nạn trên.
Bài 12:
Tai nạn xảy ra ngày 31/8/2000. Xe ôtô biển số 29H-009 do lái xe say rượu đã đâm vào xe máy đi ngược chiều làm người đi xe máy bị chết. Thiệt hại về người lái xe máy 20.000.000đ. Người lái xe máy có tham gia bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe với số tiền bảo hiểm 10.000.000đ/1chỗ/1vụ
Yêu cầu:
-         Xác định các quyền lợi đựơc hưởng của người lái xe máy.
-         Số tiền nhà bảo hỉêm trả cho vụ tai nạn trên.
Bài 13:
Có số liệu về một hợp đồng bảo hiểm như sau:
+ Giá trị bảo hiểm 600.000.000 ĐVTT.
+ Số tiền bảo hiểm 500.000.000 ĐVTT.
+ Phí đã nộp một lần toàn bộ theo tỷ lệ phí bảo hiểm 0,5%.
Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng đã xảy ra sự cố được bảo hiểm với giá trị thiệt hại của tổn thất là 60.000.000 ĐVTT, khi giám định tổn thất đã phát hiện có sự sai sót không cố ý của người tham gia bảo hiểm. Nếu khai báo chính xác tỷ lệ phí bảo hiểm phải là 0,6%.
Bài 14:
Giá bán 1 tấn cà phê là 1800 USD, FOB cảng Sài Gòn tính cước phí vận chuyển 1 tấn là 6 USD, tỷ lệ phí bảo hiểm là 0,3%. Hãy xác định số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm cho lô hàng 1000 tấn cà phê với mức lời dự tính là 10%.
Bài 15:
Có vụ tai nạn đâm va xảy ra giữa hai xe: Xe A và Xe B. Lỗi và thiệt hại của các bên được xác định như sau:

Xe A
Xe B
Lỗi
70%
30%
Thiệt hại:
- Thân vỏ:                          10.000.000đ                         20.000.000đ
- Động cơ:                           4.000.000đ                           6.000.000đ
- Hàng hoá:                                    0                                4.000.000đ
Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường của Bảo Việt Hà Nội cho vụ tai nạn trên.
Biết rằng:
-         Cả hai xe A và b đều tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3( mức trách nhiệm tối thiểu) tại Bảo Việt Hà Nội.
-         Xe A tham gia BH bộ phân thân vỏ ( bảo hiểm bằng giá trị) tại Bảo Việt Hà nội,
-         Xe B tham gia BH thân xe ( số tiền bảo hiểm bằng 80% giá trị xe) tại Bảo Việt hà Nội.
Bài 16:
Một hợp đồng bảo hiểm có số liệu như sau:
-         Giá trị bảo hiểm: 500.000.000đ.
-         Số tiền bảo hiểm: 420.000.000đ
-         Mức khấu trừ 10% gía trị tổn thất không thấp hơn 2.000.000đ.
-         Giá trị thiệt hại: 100.000.000đ.
Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường bảo hiểm.
Biết rằng: Mức khấu trừ được áp dụng điều khoản bồi thường thoe tỷ lệ.
Bài 17:
Một hợp đồng bảo hiểm có số liệu như sau:
-         Giá trị bảo hiểm 600.000.000đ.
-         Số tiền bảo hiểm 540.000.000đ.
-         Phí bảo hiểm đã nộp 1 lần toàn bộ theo tỷ lệ 50/00.
Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng đã xảy ra sự cố bảo hiểm có giá trị tổn thất là 60.000.000đ. Khi giám định tổn thất đá phát hiện có sự khai báo rủi ro sai sót không cố ý của người tham gia bảo hiểm. Nếu khai báo chính xác thì tỷ lệ phí bảo hiểm phải là 60/00.
Bài 18:
Một công ty vật tư nông nghiệp nhập 10.000 tấn UREA đóng bao ( 50kg/1bao) theo gía CFR là 2.560.000 USD. Theo yêu cầu của chủ hàng, lô hàng trên đã được bảo hiểm tại Bảo Việt Hà Nội theo điều kiện bảo hiểm A ( QTCB 1998). Số tiền bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm mà Bảo Việt Hà Nội cấp bao gồm cả 10% lãi ước tính. Tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng cho lô hàng là 0,25%.
Yêu cầu: Tính số tiền bồi thường của Bảo Việt Hà Nội cho chủ hàng, nếu quá trình bốc dỡ ở cảng Hải Phòng có 3.500 bao bì rách vỡ do bốc dỡ nặng tay, trong đó trọng lượng hàng tốt thu hồi và đóng gói lại được là 1.200 bao. Trọng lượng hàng quét hót được do lẫn tạp chất đã làm giảm giá trị 20% là 10 tấn. Chi phí để thu hồi và đóng gói lại hết 1.600.000đ. Chi phí giám định hết 2.500.000đ.
Bài 19:
Lỗi và thiệt hại của các bên sau vụ tai nạn đâm va giữa xe A và B được xác định như sau:


Xe A
Xe B
Lỗi

60%
40%
Thiệt hại
Thân vỏ
10.000.000đ
20.000.000đ

Động cơ
4.000.000đ
6.000.000đ

Hàng hoá
Không
4.000.000đ
Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường của Bảo Việt hà nội.
Biết rằng:
-         Cả 2 xe đâm nhau đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 ở mức trách nhiệm bắt buộc ( 30tr/ts/vụ và 12 tr/ng/vụ) tại Bảo Việt hà nội.
-         Xe B có tham gia bảo hiểm thân xe với số tiền bảo hiểm biết bằng 80% giá trị tại Bảo Vịêt Hà Nội.
Bài 20:
Có vụ tai nạn giao thông xảy ra: xe tải A va quệt vào học sinh An, làm học sinh An phải vào viện điều trị, Chi phí điều trị và thương tật của học sinh An được xác định như sau:
-         Chi phí điều trị hợp lý hết: 12.000.000đ.
-         Thương tật chấn thương sọ não, gẫy xương hàm.
Yêu cầu: Xác địn số tiền bồi thường và trả tiền của bảo hiểm cho vụ tai nạn trên.
Biết rằng:
-   Lỗi hoàn toàn thuộc về người lái xe tải.
-   Chủ xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ 3 tại Bảo Việt ở mức ( 30tr/ts/vụ và 12tr/ng/vụ).
-   Học sinh An có tham gia bảo hiểm toàn diện học sinh tại Bảo Minh với số tiền bảo hiểm 10.000.000đ.
-   Tỷ lệ trả tiền bảo hiểm tương ứng với chấn thương sọ não kín 20%, gãy xương hàm 15%.
Bài 21:
Tai nạn giao thông xảy ra giữa xe tải X và xe khách Y. Lỗi và thiệt hại được xđịnh như sau:


Xe X
Xe Y
Lỗi
30%
70%
Thiệt hại Chi phí sửa chữa xe
80.000.000đ
120.000.000đ

Người


+ Lái xe
10.000.000đ
20.000.000đ

+ Hành khách Không
10.000.000đ
Yêu cầu: Xác định số tiền bồi thường của Bảo Việt và bảo Minh cho vụ tai nạn trên.
Biết rằng:
-         Các chủ xe đều đã thực thi đầy đủ nghĩa vụ bắt buộc về bảo hiểm.
-         Xe tải X tham gia bảo hiểm tại Bảo Việt, xe khách Y tham gia BH tại Bảo Minh.
-         Mức trách nhiệm mà xe tải X tham gia là mức ( 30tr/ts/vụ và 12tr/ng/vụ).
-         Mức trách nhiệm xe khách Y tham gia ( kể cả trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách vận chuyển trên xe) là mức 80tr/ts/vụ và 15tr/ng/vụ.
Bài 22:
Trong quá trình lưu hành xe mát, do sơ xuất anh Tâm đã gây tai nạn. Hậu quả anh Tâm bị gãy xương chân, chị Tình ngồi đằng sau bị gãy xương cổ tay, mất 2 răng cửa.
Yêu cầu: Xác đinh số tiền bồi thường của bảo hiểm cho vụ tai nạn trên.
Biết rằng:
-         Anh Tâm có tham gia bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe ( 2 chỗ ) với số tiền là 10.000.000đ/chỗ/vụ.
-         Tỷ lệ trả bảo hiểm tương ứng với gẫy xương chân là 20%. Gẫy xương cổ tay là 8%. Mất 2 răng cửa 6%.
Bài 23:
Chị Minh là cán bộ công nhân viên thuộc cơ quan A. Trong quá trình lao động gặp phải tai nạn làm suy giảm 25% khả năng lao động.
Yêu cầu: Xác định số tiền trợ cấp mà bảo hiểm xã hội thanh toán cho chị Minh.
Biết rằng: Mức lương tối thiểu mà chị Minh được hưởng là 210.000đ. Mức trợ cấp một lần cho suy giảm 25% khả năng lao động là 8 tháng.
Bài 24:
Chị B là cán bộ thuộc tổng công ty X nghỉ sinh con lần thứ 2. Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ sinh con của chị B là 240.000đ.
Yêu cầu: Xác định số tiền trợ cấp thi sản mà chị B được hưởng theo chế độ bảo hiểm xã hội.
Biết rằng: Theo thông tư số 06 của Bộ LĐTB&XH ngày 4/4/1995 của bộ lao động thương binh xã hội, thời gian nghỉ việc chăm sóc con của chị B là 4 tháng.
Bài 25:
Anh Quang là công nhân của đơn vị X bị ốm phải vào viện điều trị. Thời gian điều trị hết 8 ngày, trong đó có 1 ngày chủ nhật. Tiền lương căn cứ tính bảo hiểm xã hội của anh Quang trước khi ốm là 210.000đ. Anh Quang có tham gia bảo hiểm con ngưòi theo điều khoản kết hợp tại Bảo Việt với số tiền bảo hiểm là 10.000.000đ.
Yêu cầu: Tính số tiền trợ cấp của bảo hiểm xã hội và số tiền trả của Bảo Việt cho anh Quang.
Biết rằng: Trợ cấp nằm viện theo hợp đồng bảo hiểm con người kết hợp là 0,3% STBH/ngày.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts