Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Mình dùng tã vải cho bé nhà mình khi bạn hơn 1 tháng; có 2 lý do chính để mình dùng tã vải (lúc mới đầu định xài):
1) đỡ tốn tiền mua tã thường, theo thống kê 1 em bé có thể tiết kiệm cả 1000 Euro (70%) tiền tã so với các em bé thường (tính luôn chi phí tiền nước, và điện để giặt).
2) giúp giảm thiểu rác thải (vì tã được xài lại, giúp môi trường sạch sẽ hơn.
Sau khi dùng, bản thân mình thấy: 
  1. Đúng là rẻ hơn tã thường, nhưng tiền nước có tăng (tuy nhiên, so với tiền tã thì tiền nước tăng vẫn rẻ hơn), tiền điện tăng (nhưng ko nhiều, và tùy thuộc rất nhiều vào cách tiết kiệm, cách giặt của gia đình, mình sẽ chia sẻ các mình tiết kiệm để mọi người tham khảo. Tiền điện nước tại Ý rất rất mắc, và Ý ko dùng năng lượng hạt nhân như Pháp, hay các nước khác, nên mọi người có thể tưởng tượng là mình ko "lời" được bao nhiêu, nhưng so với VN, ai dùng tã vài thì  mình đảm bảo gia đình tiết kiệm được rất rất nhiều
  2. Tã vải rất rất tốt cho da bé vì nó hoàn toàn tự nhiên (không như tã thường, nó có các hạt thấm, có hóa chất, dễ làm bé bị hăm. Ngoài ra tã vải ko hút thấm nhiều như tã thường, đòi hỏi mẹ thay tã cho bé thường xuyên, rửa đít thường xuyên hơn, nên tốt cho da bé hơn. 
  3. Tã vải còn giúp mẹ "bỏ tã" nhanh hơn, vì bé dùng tã vải sẽ nhận biệt được khi mình bị "ướt" nghĩa là mình tè, chứ tã thường hút thấm ngay lập tức, bé ko phát hiện ra mình đang tè-điều này rất quan trọng, nói chính xác, mẹ bỏ tã cho bé khi bé bắt đầu nhận thức được là "mình đang tè". 

Điều bất lợi của tã vải là: 
  1. Nhiều việc để làm hơn, tuy nhiên, chỉ cần mẹ tập thói quen 1 tý, lo liệu chuẩn bị chu đáo 1 tý, thì việc này trở nên nhỏ như con thỏ thôi! ;) 
  2. Nếu ko biết cách tiết kiệm, dùng tã, giặt tã hợp lý thì tã vải cũng tốn kém ko thua gì tã thường. Do đó, 1 lần nữa, mình phải công nhận, tã vải đòi hỏi nhiều thứ hơn nhưng là lúc ban đầu, sau khi mẹ thành thạo rồi thì mọi thứ lại rất dễ dàng, bên mình còn có 1 câu lạc bộ các bà mẹ dùng tã vải nữa kìa hí hí!! ;D
Kinh nghiệm của mình: 
Trên thị trường có nhiều loại tã vải, có cái là nguyên kiện cả quần lẫn tã ko tách nhau được, có cái thì đơn giản hơn là 1 cái quần slip chống thấm và kèm  miếng thấm cấu trúc từa tựa băng vệ sinh của mẹ. Cái này gọi là prefold diaper. 
Mình dùng pre-fold diaper với các lý do: 
- Nó rẻ hơn và tiện hơn, nghĩa là mình chỉ cần mua thật nhiều miếng vải thấm, vài cái quần slip, khi thay thì chỉ thay vải thấm như băng vệ sinh thôi. 
- Khi giặt cũng dễ hơn, và nhất là mùa đông, phơi cũng tiện hơn, mau khô hơn. 
- Rẻ hơn (giá so với giá của tã vải loại khác). 
Tã prefold diaper: 
P1090627Bao gồm: 
  • Quần lót (có cỡ S, M và L tùy cân nặng), mình mua mỗi size 2 cái, cái S mình dùng tới khi bé nhà mình 4-5 tháng. Theo mình thấy size S nên mua ít, vì bé lớn rất nhanh. Dành tiền khi bé đã phát triển kha khá thì mua cỡ lớn nhiều hơn. Hiện tại mình dùng 4 quần lót.
  • Vải thấm (giặt và dùng lại): mình dùng 12 cái và dự định mua thêm tầm 6 cái tổng cộng 18 cái tã thấm, xài từ 2 ngày - 2 ngày rưỡi, do bé nhà mình tè nhiều, và ị cũng nhiều haha!!. 
  • Miếng vải lót (là cuộn vải mỏng): mỗi lần mặc thì 1 kiện bao gồm vải lót trên vải thấm. Vải lót cực mỏng bằng 100% cotton, tác dụng là nếu bé ị thì cứ mang cái vải lót cùng phân vất đi. Khi bé 3 tháng đầu phân cực kỳ lỏng, và thật tình là nhoe nhoét hết cả ra! ặc ặc!!! Sau khi bé bắt đầu ăn dặm thì việc này hầu như ko xảy ra nữa, và việc giặt tã cũng dễ hơn rất nhiều. ;) 

*Cách gấp vải thấm: 
Có 2 cách: hoặc là gấp y chang như miếng băng vệ sinh, hoặc là gấp kiểu mở 2 đuôi phần lưng và bụng bé (như hình) để bé đỡ bị cấn khó chịu. 
P1090635
*Cách giặt tã tiết kiệm: 
Theo kinh nghiệm của mình, nên tìm cách dùng tã sao cho nó vừa khít với thời khóa biểu giặt đồ của gia đình. Nếu nhà giặt cách 2 ngày 1 lần thì dùng số lượng vải thấm kéo dài trong 2 ngày. VD như nhà mình, mình dùng 18 cái tã, sau 48 tiếng, bé nhà mình xài 16 cái chẳng hạn, tối hôm ấy mình giặt, hong khô sáng sau bé có đủ lại 18 cái tã sạch. Tính toán sao cho bé lúc nào cũng có tã đủ cho lượng dùng. 
*Chu trình thay-giặt-phơi: 
  • Mình mua 1 cái xô chứa nước có nắp đậy, lúc nào cũng chứa tầm 3 lít nước, 1 tablespoon (1 muỗng canh) bicarbonat và 2 muỗng canh giấm khuấy chung với nhau để ngâm tã. hỗn hợp này chống mốc, chống mùi hôi của nước tè và là thành phần diệt khuẩn tự nhiên, hoàn toàn ko hại cho da bé. Ai ko tìm được bicarbonat (có bán tại hiệu thuốc, châu âu thì bán khắp siêu thị), thì có thể chỉ dùng giấm thôi.  
  • Khi bé thay tã, mình vặn vòi nước 2 giây trực tiếp lên tã, vắt nước, và cho vào sô nước+giấm+bicarbonat. Nếu tã dính phân, mình dùng cái bàn chải chả hết phân đi, vắt khô, và cho vào xô đựng tã. 
  • Khi bé dùng gần hết tã/hoặc tới thời gian biểu giặt tã sau 2, 3, 5 ngày tùy gia đình, mình vắt tã từ xô giấm và giặt chung quần áo như bình thường, ko giặt riêng hay gì hết, giặt y chang như quần áo bình thường. 
*Bản thân mình giặt quần áo của bé, và tã cùng quần áo bố mẹ (nếu ko quá bẩn, kiểu nếu đồ bố mẹ có dính xăng, nhớt, bùn, cát thì dỹ nhiên giặt riêng, nếu đồ thông thường thì giặt chung bình thường). 
Khi giặt, mình dùng chế độ vắt cho máy là 800 vòng, phơi trong vòng 1 đêm gần lò sưởi là khô cong queo, nếu mùa hè thì chỉ cần 2 giờ dưới nắng là cong vọng vẹo luôn! ;) 
*Giặt tay: nhà mình ko có nhu cầu giặt máy cách 2 ngày, 1 tuần nhà mình giặt máy 1-2 lần, nếu dùng lượng tã cách 4, 5 ngày thì quá nhiều, nên mình giặt 2 ngày 1 lần bằng tay. Mình giặt tay cũng chả có gì đặc biệt. 
Vắt tã từ xô giấm. Sau đó mình giặt cùng nước và tý xà phòng (tuyệt đối ko bao giờ dùng nước xả cho bé, chỉ cần bột giặt bình thường, điều cốt lõi là phải xả nước sạch, nếu vải còn dính xà phòng thì hại da bé).Mình xả nước 2 lần. Sau đó cho vào máy giặt cho nó vắt khô 800 vòng (tốn có 10 phút dùng máy, máy giặt philips nhà mình có chế độ vắt ko cần giặt). Sau đó mang phơi như thường. 
+ chú ý: khi giặt tã tay thì chỉ tã và tã, nếu mẹ ham hố giặt thêm cái này, giặt thêm cái kia thì rất mệt. Bản thân mình khi giặt chỉ mỗi tã, tốn chừng 20 phút là maximum. 

*Gấp và chuẩn bị tã. 
Sau khi tã khô, mình gấp tã lại theo cách mình muốn (kiểu băng vệ sinh hoặc kiểu mở ở lưng - như hình phía trên), đặt miếng vài lót lên trên, sau đó gấp lại làm đôi cho gọn, chồng lên nhau như hình. Khi cần dùng cứ mở ngăn kéo ra là có ngay. Vài phút mỗi ngày như thế mà rất nhanh, và gọn, chả thấy mệt mỏi phiền phức gì hết. 
P1090634
*** FACTS; chuyện vui: 
  • Nhiều người cho rằng nên giặt tã bằng nước sôi (đặc biết các bà mẹ chồng Ý trong đó có mẹ chồng mình) thì mới là sạch, mới là diệt khuẩn. Thật ra trong bao bì ghi rõ tã chịu nhiệt được 60 độ là hết cỡ, nếu quá nóng, sẽ làm hư vải. Nước tè sau khi sả sơ và cho vào hỗn hợp giấm, bicarbonat là cũng đã 1 phần làm sạch, sau khi vắt nước, giặt giũ thì nó cũng chỉ là 1 miếng vải, cớ sao đối xứ với nó như nó mang nguồn bệnh ghê gớm lắm ý! 
(Bản thân nước tiểu rất "sạch" về mặt vi sinh vật. Nước tiểu chủ yếu là nước - khoảng 95% - và một số loại muối, hợp chất vô cơ và hữu cơ. Nước tiểu của người mang một số bệnh có thể chứa thêm 1 số thành phần khác, ví dụ như đường trong trường hợp bệnh tiểu đường. Khi nước tiểu có chứa vi khuẩn thì đó là dấu hiệu của viêm nhiễm, thường thấy nhất là viêm đường tiểu)
  • Miếng vải thấm càng giặt nó càng hút nước tốt, vải mới mang về hút nước rất tệ. ;p nên mọi người không nên thật vọng vài lần đầu. ;) 
  • Miếng vải lót, nếu bé nhà mìh ko ị, mình vẫn giặt, phơi, và mình dùng nó làm vải chùi đít khi bé đi ị hè hè, tiết kiệm được tý tiền giấy chùi đít cho bé mà lại mềm mượt và hoàn toàn tự nhiên. 
  • Không nên dùng nước tẩy, thuốc tẩy để tẩy vết ố, vế ố đi rất nhanh nếu giặt tã nhiệt độ cao trên 70 độ C, (nhưng sẽ làm hại vải), cái tốt nhất là mang ra nắng gắt phơi vài lần, vết ố sẽ mờ đi nhanh. Nếu nó ko mờ ... chịu thôi! dù gì nó cũng là cái tã, chả nhẽ có người nhiều chuyện đến đỗ bảo "ở dơ vì tã bị ố" ?? ;p 
  • Không nhất thiết phải mua vải thấm, nếu mẹ tìm được miếng vải nào bằng cotton mềm mịn và hút nước tốt, lâu, cứ việc gấp thành hình như cái vải thấm rồi dùng thôi, câu lạc bộ dùng tã vải bên mình họ tìm được 1 miếng vải to tầm 50x30cm của Ikea có 80 cent/ miếng, thấm hút tốt, và họ truyền nhau cái bí kíp này. :) Bản thân mình nhiều khi "bí" quá vì cuối ngày rồi, nếu dùng tã pamper thì 1.5 tiếng sau bé đi ngủ, mình lại phải thay 1 cái pamper khác mới tinh để đảm bảo nó sạch, khô ráo thấm tốt được 12 tiếng, và ko bị hăm đít bé, nên mình dùng đại 1 cái khăn chùi đít hút ẩm tốt của bé, nó "chịu" được tấm 1 tiếng như mình yêu cầu là cũng hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc rồi! ;)
  • Trên thị trường hiện nay có nhiều mẫu mã, kiểu tã vải rất gọn, có loại prefold nhưng miếng vải thấm có nút đính vào quần, dễ dàng hơn cho mẹ, nhưng dỹ nhiên loại này mắc hơn. Mình dùng loại cơ bản nhất, nên giá cũng dễ thở nhất. ;) Mới đầu mình cũng rất lọng cọng, nhưng giờ thì mình rất pro. 1 ngày bé nhà mình thay những 7 cái tã vải (vì nó ị lắt nhắt các bác ạ! hix, thế! may mà dùng tã vải, chứ dùng tã thường thì tiền nào chịu cho thấu đây giời!), ban đêm, mình buộc dùng tã thường, vì nó hút thấm nhiều hơn, bé nhà mình ngủ 11-12 tiếng nguyên đêm, mình hoàn toàn ko muốn phải thức bé dậy để thay tã. ;) Vị chi mỗi tháng mình dùng trung bình 30 cái tã thường thôi, cũng tiết kiệm kha khá các bạn nhỉ?? 
Mình hoàn toàn rất ủng hộ việc tiết kiệm tiền bạc cho bản thân và bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải! Mong nhiều nhiều người sẽ dùng tã vải như bọn mình. ;)

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

    domain, domain name, premium domain name for sales

    Popular Posts