Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

Tôi cho con bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu nên chỉ có kinh nghiệm cho con ăn thức ăn từ 6 tháng tuổi trở lên (dưới 6 tháng tuổi thì phải hỏi em cooking_practice :D). Ngoài ra, tôi chỉ mong con khỏe mạnh, vui vẻ, vận động tốt chứ không đặt mục tiêu cân nặng chiều cao (miễn đừng suy dinh dưỡng là được rồi). Thậm chí tôi không muốn con béo tí nào vì béo là vấn nạn lâu dài vì trẻ nặng cân khi lớn sẽ có nguy cơ bị béo phì cao hơn người khác rất nhiều. Mà béo phì thì
- Về hình thức: khó mặc đồ cho đẹp :D, nhất là con gái;
- Về sức khỏe thì khỏi nói, danh sách bệnh dài đọc mấy ngày không hết

Thế nên chế độ ăn cho con tôi nghiên cứu nhằm đáp ứng nguyện vọng nói trên, mẹ nào sợ con gầy thì không nên tham khảo :D. Ví dụ như khi NL gần 4 tuổi bạn cao 107cm (percentile 85 theo chuẩn của WHO-UNICEF) mà cân nặng chỉ có 16kg thôi (percentile 50), được cái leo trèo chạy nhảy suốt ngày, 3 tuổi đã đi xe đạp (không có bánh phụ) lượn vòng vèo mẹ chạy theo thở không ra hơi.

Khi lập chế độ ăn cho con, tôi chú ý các vấn đề sau:
- Ở độ tuổi của con, con cần những loại chất nào? (ví dụ như trẻ con dưới 1 tuổi nên ăn chất đạm có chừng mực - khi nào có thời gian tôi sẽ viết loạt bài về từng loại thành phần)

- Vai trò của những chất đó là gì? Có thể thay thế bằng những chất khác được không? (ví dụ vì sao nên bổ sung 1 ít chất béo - tôi luôn dùng dầu oliu - vào bữa ăn của bé? vì sao không nên cho muối vào thức ăn của bé?)

Khi cho con ăn:
- Ăn (cũng như ngủ và chơi) theo giờ vì sinh hoạt điều độ sẽ giúp cho đồng hồ sinh học của bé hoạt động tốt & tâm lý của bé ổn định → mọi chuyện sẽ đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều

- Thời gian ăn 1 bữa tối đa là 20 phút. Thường thì tôi cho con ăn mất khoảng 10 phút, nhất là khi cho AN ăn, NL ngồi bên cạnh chờ em chê 1 cái là "mẹ cho con ăn nha" nên em có muốn làm mình làm mẩy cũng không được. Không ăn thì phải đợi đến bữa sau mới được ăn tiếp

- Việc cho ăn theo bữa có ảnh hưởng không chỉ đến thái độ ăn & "chất lượng" bữa ăn của bé mà còn ảnh hưởng đến những vấn đề khác, ví dụ như sức khỏe răng miệng, tập cho bé ngủ đêm thẳng giấc, kiểm soát số lượng & chất lượng bé ăn.

- Ngồi ăn đàng hoàng, không bế, không mang đi lòng vòng.

- Không cầm đồ chơi khi đang ăn.

- Ăn uống là hưởng thụ, nên phải vui vẻ, thoải mái. Con không ăn nữa thì dừng một chút, sau đó thử lại. Nếu vài lần vẫn không ăn hay con phản ứng mạnh thì dừng hẳn.

(Đến thời điểm này tôi chưa từng phải "vật lộn" với NL hay AN bữa ăn nào. Đương nhiên là có những ngày con ăn kém vì đang bệnh hay trong giai đoạn "chuyển mua" hay đơn giản chỉ là khó ở trong người nhưng trẻ con có thể bỏ vài bữa ăn chẳng sao cả. Mẹ không nên vì thế mà căng thẳng hay cố ép vì sợ con đói. Trẻ con không thể chịu đói như người lớn nên nếu chúng không ăn tức là chúng không đói. Càng không nên cho trẻ ăn thêm bữa để "bù". Làm như vậy tức là
- làm đảo lộn chế độ sinh hoạt của trẻ
- khuyến khích trẻ ăn kém (vì cần gì phải ăn no, tí nữa lại được ăn) tạo cho bé thói quen ăn uống xấu.)

- Học ăn: có nhiều thứ lần đầu thử bé sẽ không thích (ngay tôi già rồi vẫn phải tập ăn, còn nhớ lần đầu ăn oliu muối, tôi không thích tí nào, giờ thì mê tít thò lò), cứ kiên trì cho bé ăn đi ăn lại vài lần cho bé làm quen. Đừng nghĩ là con không thích thì lần sau không cho nữa.

Dụng cụ hữu ích:
- Máy xay, tôi dùng cái hand blender cũ rích, chỉ còn mỗi chức năng xay nhanh, vẫn ổn.



- Hộp nhựa Avent (có nắp vặn): tôi không có điều kiện làm thức ăn cho con hàng ngày nên mỗi khi chuẩn bị đồ cho con, tôi làm số lượng nhiều rồi chia vào các hộp như thế này. Chia vào hộp xong là đậy nắp lại luôn khi thức ăn còn nóng. Làm như vậy là một hình thức thanh trùng. Hộp Avent tuy bằng nhựa nhưng thích hợp để đựng đồ nóng & có thể cho vào tủ đông. Thức ăn của ngày hôm sau thì tôi cho vào tủ lạnh, còn để trữ lâu dài thì tôi cho vào tủ đông. AN mỗi bữa ăn 1 hộp loại lớn (240ml)



Rau quả thì mùa nào thức nấy, vừa rẻ vừa ngon.

6 tháng:
- Bắt đầu bằng trái cây: táo, lê, chuối, dâu tây, v.v. Loại nào chín mềm thì chỉ cần nghiền nát (dùng máy thì quay 1 vòng là xong), loại nào không mềm (như táo chẳng hạn) thì hấp cách thủy rồi xay. Cho ăn 1 loại vài lần cho bé quen mùi vị thì chuyển sang loại khác.
Lưu ý: khi bé mới bắt đầu ăn thì nên cho ăn từng loại một, KHÔNG TRỘN CHUNG, để bé làm quen với mùi vị riêng rẽ. Điều này sẽ giúp cho vị giác của bé đa dạng hơn
- Sau 2 tuần thì bắt đầu cho ăn rau. Rau thì lưu ý hạn chế các loại rau chứa nhiều nitrate & nitrite. Cách cho ăn rau cũng giống như cho ăn trái cây: từng loại một, mỗi loại ăn vài lần rồi mới chuyền sang loại khác. Tôi thường hấp chứ không luộc để giữ vitamin

 Mình dùng cái đồ hấp từa tựa kiểu này cho microwave, rất hữu ích. (hình từ cookingandme.blogspot.com)

- Thức ăn cho bé ở giai đoạn này tôi xay nhuyễn và nếu cần thì bổ sung thêm nước để giảm độ đặc.

- Khi bé đã quen ăn một số loại rau quả cơ bản thì bắt đầu kết hợp. Nguyên tắc kết hợp của tôi là chọn các loại rau quả có màu sắc khác nhau (màu sắc của rau quả thường cho biết loại vitamins rau quả đó có chứa: ví dụ màu cam của cà rốt chính là màu của beta-carotene tiền vitamin A, hay màu xanh đậm thường là màu của vitamin nhóm B, v.v.). Như vậy, khi kết hợp tôi sẽ có một bữa ăn tương đối đa dạng về mặt vitamin.

- Khác với việc nấu cháo: gạo là thành phần chính, rau là thành phần bổ sung. Tôi dùng gạo hay khoai tây làm chất tạo đặc (& là nguồn tinh bột). Thường 1 nồi rau đủ cho 3 hộp thức ăn tôi chỉ dùng 1 nắm gạo hay 1 củ khoai tây. Lưu ý, khoai tây là nguồn tinh bột chứ không phải là 1 loại rau. Tôi không dùng bột gạo vì bột gạo tôi mua bên đây thường đã cũ. Cho gạo vào nồi rồi xay ra thì cũng nhuyễn như thường

7 tháng:
- Tôi bắt đầu xay thô để cho con làm quen. Thức ăn đã nấu mềm nên xay thô bé vẫn dễ dàng nhai được. Đừng nghĩ là bé chưa có răng thì không nhai được. Bé thường mọc răng cửa trước, răng hàm sau. Mà răng cửa thì chỉ dùng để cắn chứ không dùng để nhai. Nếu đợi đến khi bé có răng hàm thì có khi bé 2 tuổi mất rồi.

- Thỉnh thoảng tôi gọt vỏ táo (nguyên trái), bỏ lõi, luồn dây qua rồi buộc dây vào ghế ngồi của NL & AN để NL & AN cầm táo gặm. Sở dĩ tôi để nguyên trái vì nếu cắt lát mỏng, NL & AN có thể sẽ cắn đứt miếng to và bị hóc. Để nguyên trái NL & AN sẽ cạp → không thể nào bị lọt 1 miếng to vào miệng được

- Quan trọng của thời điểm này là tôi cho con tôi uống nước trực tiếp từ ly nhựa. Dùng ly nhựa vì bé sẽ hay cạp ly, ly thủy tinh hay sứ có thể làm đau bé. Tôi không cho con uống nước bằng ly có đồ mút/hút vì uống thẳng từ ly giúp bé tập "nuốt" nước - khó hơn là nuốt thức ăn. Bên cạnh đó cơ miệng của bé sẽ phát triển tốt giúp bé trong việc tập nói sau này.

Từ 8 tháng thì thức ăn cứ thô dần, đến 1 tuổi thì bé sẵn sàng để ăn cùng với ba mẹ. Tôi thường lấy phần ăn của bé ra trước khi nêm nếm mắm muối tiêu đường. Các loại gia vị (herbs) thì cho lượng ít hơn lượng mình ăn. Tầm 9 tháng tôi thường cho NL & AN ăn từng nhúm cơm nhỏ xíu hay vài mẩu bánh mì. Khi cho con ăn những thứ đó, tôi luôn cho đồ ăn vào phần má (tức là không cho thẳng vào miệng mà cho lệch sang bên má, chỗ răng hàm) để:
+ tránh trường hợp bé nuốt trọng → bị hóc
+ bé bắt buộc phải nhai trước khi nuốt → rất tốt để tập nhai
+ thời gian thức ăn ở trong miệng sẽ lâu hơn, đủ để men trong nước bọt làm mềm và chuyển hóa phần nào thức ăn
*Hình minh họa sưu tập từ internet

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts