Câu chuyện chất và lượng của đào tạo tiến sĩ (PhD) tại VN vừa qua lại được xới lên qua loạt bài đăng trên báo SGGP. Nhân đây kể ra câu chuyện mà tôi đã nghe ở Nhật để các bạn có thêm thông tin.
Tôi có quen hai anh bạn làm researcher ở NHK R&D. Hình như là họ có bằng MSc trước khi vào làm ở đó. Sau khoảng thời gian đi làm 5-10 năm, họ ghi danh đi học PhD dưới dạng bán thời gian, nghĩa là vẫn phải đi làm ở NHK, và làm luận văn PhD cùng lúc. Tôi hỏi họ sau khi có bằng PhD, có gì thay đổi không, ví dụ tăng lương, thăng tiến, chuyển chỗ làm. Câu trả lời là mọi thứ đều không đổi, ngoại trừ namecard bên cạnh tên, có thêm chữ PhD. Ngạc nhiên hơn nữa là họ nói công ty không có bất cứ hỗ trợ nào về tài chính cả. Nghĩa là học phí và mọi chi phí khác họ phải tự đóng (khoảng 6,000-7,000 USD/năm). Ở Nhật, những người đi làm thường đi sớm, về muộn. Hồi thăm Hitachi R&D, tôi có hỏi thì biết 8h tối về là chuyện hiếm, thường là 10h; gặp lúc cấp bách thì còn khuya hơn; nhưng sáng 9h vẫn phải có mặt. Do đó, để thu xếp đi học bán thời gian được, sếp công ty cũng đã du di nhiều rồi. Du di ở đây không phải là cho về sớm đi học, bởi vì học PhD ở đây chủ yếu là làm nghiên cứu, ko phải học course; do đó chủ yếu là tham dự meeting hàng tuần với lab mà thôi. Du di ở chỗ, đề tài PhD cũng là một phần project đang làm ở công ty, do đó kết quả từ những gì đang làm ở công ty có thể được phép đem đi bảo vệ PhD (tất nhiên là có thể thêm rắc rối về bản quyền nữa). Các anh bạn của tôi đều có gia đình, có con, công việc ổn định, do đó việc lấy thêm bằng PhD mà ko có bất cứ đảm bảo về quyền lợi nào, cho thấy đạt học vị PhD vẫn là thứ mà không ít người mong muốn. Hay nói cách khác, ở Nhật, người ta vẫn tôn trọng những người đạt học vị PhD. Nhưng điều đó lại ko có nghĩa là có học vị PhD thì sẽ đảm bảo tương lai tươi sáng!
Ở Nhật, sự phân luồng trong chuyện học hành khá rõ. Từ lúc học cấp 2, cấp 3, người ta đã theo dõi quá trình học tập của học sinh và khả năng tài chính của cha mẹ để có định hướng. Các em học lực không đủ sẽ được hướng sang các trường nghề, các em có học lực khá, sẽ ghi các nguyện vọng trong tương lai để được định hướng. Do có thống kê về tỉ lệ đậu/rớt và năng lực của từng trường, do đó người ta có thể ước tính được khả năng đậu của một em là bao nhiêu với thực lực hiện tại. Ví dụ, đã muốn vào trường Y Khoa của Todai (Univ. of Tokyo) thì chắc là học từ nhỏ đến lớn phải xuất sắc.
Thường thì sinh viên trước khi tốt nghiệp 1 năm phải lo đi kiếm việc. Các công ty thường ưu tiên cho các bạn sắp tốt nghiệp hơn là các bạn đã tốt nghiệp mà chưa đi làm bao giờ. Các công ty đều có chương trình huấn luyện riêng của họ, do đó ở nhiều công ty, hầu như ko có sự phân biệt giữa bằng đại học, thạc sĩ hay tiến sĩ. Có chăng chỉ là xuất xứ, nghĩa là bằng ở Todai thì tất nhiên là được ưa thích hơn bằng ở trường ít tiếng tăm khác. Anh bạn người Nhật của tôi nói nửa đùa, nửa thật: Trong các công ty, người ta cần người biết nghe lời (slave - nô lệ) hơn là người thông minh. Mặc dù gần đây cũng có nhiều thay đổi, nhưng rất nhiều công ty Nhật vẫn duy trì triết lí này.
Nói như vậy để thấy, chuyện đi học PhD đối với dân Nhật là chấp nhận rủi ro, do đó những người trẻ phải thật sự đam mê họ mới quyết định đi theo con đường này. Nói rủi ro bởi vì bản chất của việc làm nghiên cứu đã là rủi ro vì không biết trước có ra được kết quả hay không; ngoài ra, có bằng PhD, cũng có thể không kiếm được việc làm và có cuộc sống ổn định. Hai anh bạn tôi kể ở trên đi theo một con đường khác, ít rủi ro hơn đó là đi làm một thời gian, rồi lấy bằng PhD. Tôi nghĩ không chỉ ở Nhật, ở US, FR, UK hay các nước phát triển khác, dân bản xứ đi học PhD không nhiều so với dân ngoại quốc, một phần cũng là lí do kể trên.
Vậy thì suy cho cùng, cần phải quay trở lại hai câu hỏi cơ bản nhất: Tại sao phải đi học PhD? và Khi có PhD rồi thì sao?
Lê Đình Duy
Tôi có quen hai anh bạn làm researcher ở NHK R&D. Hình như là họ có bằng MSc trước khi vào làm ở đó. Sau khoảng thời gian đi làm 5-10 năm, họ ghi danh đi học PhD dưới dạng bán thời gian, nghĩa là vẫn phải đi làm ở NHK, và làm luận văn PhD cùng lúc. Tôi hỏi họ sau khi có bằng PhD, có gì thay đổi không, ví dụ tăng lương, thăng tiến, chuyển chỗ làm. Câu trả lời là mọi thứ đều không đổi, ngoại trừ namecard bên cạnh tên, có thêm chữ PhD. Ngạc nhiên hơn nữa là họ nói công ty không có bất cứ hỗ trợ nào về tài chính cả. Nghĩa là học phí và mọi chi phí khác họ phải tự đóng (khoảng 6,000-7,000 USD/năm). Ở Nhật, những người đi làm thường đi sớm, về muộn. Hồi thăm Hitachi R&D, tôi có hỏi thì biết 8h tối về là chuyện hiếm, thường là 10h; gặp lúc cấp bách thì còn khuya hơn; nhưng sáng 9h vẫn phải có mặt. Do đó, để thu xếp đi học bán thời gian được, sếp công ty cũng đã du di nhiều rồi. Du di ở đây không phải là cho về sớm đi học, bởi vì học PhD ở đây chủ yếu là làm nghiên cứu, ko phải học course; do đó chủ yếu là tham dự meeting hàng tuần với lab mà thôi. Du di ở chỗ, đề tài PhD cũng là một phần project đang làm ở công ty, do đó kết quả từ những gì đang làm ở công ty có thể được phép đem đi bảo vệ PhD (tất nhiên là có thể thêm rắc rối về bản quyền nữa). Các anh bạn của tôi đều có gia đình, có con, công việc ổn định, do đó việc lấy thêm bằng PhD mà ko có bất cứ đảm bảo về quyền lợi nào, cho thấy đạt học vị PhD vẫn là thứ mà không ít người mong muốn. Hay nói cách khác, ở Nhật, người ta vẫn tôn trọng những người đạt học vị PhD. Nhưng điều đó lại ko có nghĩa là có học vị PhD thì sẽ đảm bảo tương lai tươi sáng!
Ở Nhật, sự phân luồng trong chuyện học hành khá rõ. Từ lúc học cấp 2, cấp 3, người ta đã theo dõi quá trình học tập của học sinh và khả năng tài chính của cha mẹ để có định hướng. Các em học lực không đủ sẽ được hướng sang các trường nghề, các em có học lực khá, sẽ ghi các nguyện vọng trong tương lai để được định hướng. Do có thống kê về tỉ lệ đậu/rớt và năng lực của từng trường, do đó người ta có thể ước tính được khả năng đậu của một em là bao nhiêu với thực lực hiện tại. Ví dụ, đã muốn vào trường Y Khoa của Todai (Univ. of Tokyo) thì chắc là học từ nhỏ đến lớn phải xuất sắc.
Thường thì sinh viên trước khi tốt nghiệp 1 năm phải lo đi kiếm việc. Các công ty thường ưu tiên cho các bạn sắp tốt nghiệp hơn là các bạn đã tốt nghiệp mà chưa đi làm bao giờ. Các công ty đều có chương trình huấn luyện riêng của họ, do đó ở nhiều công ty, hầu như ko có sự phân biệt giữa bằng đại học, thạc sĩ hay tiến sĩ. Có chăng chỉ là xuất xứ, nghĩa là bằng ở Todai thì tất nhiên là được ưa thích hơn bằng ở trường ít tiếng tăm khác. Anh bạn người Nhật của tôi nói nửa đùa, nửa thật: Trong các công ty, người ta cần người biết nghe lời (slave - nô lệ) hơn là người thông minh. Mặc dù gần đây cũng có nhiều thay đổi, nhưng rất nhiều công ty Nhật vẫn duy trì triết lí này.
Nói như vậy để thấy, chuyện đi học PhD đối với dân Nhật là chấp nhận rủi ro, do đó những người trẻ phải thật sự đam mê họ mới quyết định đi theo con đường này. Nói rủi ro bởi vì bản chất của việc làm nghiên cứu đã là rủi ro vì không biết trước có ra được kết quả hay không; ngoài ra, có bằng PhD, cũng có thể không kiếm được việc làm và có cuộc sống ổn định. Hai anh bạn tôi kể ở trên đi theo một con đường khác, ít rủi ro hơn đó là đi làm một thời gian, rồi lấy bằng PhD. Tôi nghĩ không chỉ ở Nhật, ở US, FR, UK hay các nước phát triển khác, dân bản xứ đi học PhD không nhiều so với dân ngoại quốc, một phần cũng là lí do kể trên.
Vậy thì suy cho cùng, cần phải quay trở lại hai câu hỏi cơ bản nhất: Tại sao phải đi học PhD? và Khi có PhD rồi thì sao?
Lê Đình Duy
Xem đầy đủ bài viết tại http://ledduy.blogspot.com/2010/02/chuyen-phd.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét