Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thứ Tư, 27 tháng 1, 2010

GenY là một trong những lực lượng dân số quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn tới vận mệnh của bất cứ nhãn hàng nào (tôi cho rằng ngay cả những nhãn hàng với người già bởi họ cũng có thể trở thành brand evangelist hoặc tác động trực tiếp tới quyết định mua hàng đối với người già). Dưới đây là bài dịch của bài viết “Reckoning with Chinese Gen Y” đăng trên BusinessWeek của tác giả  Kirsten Høgh ThøgersenNandani Lynton.


——————


Nếu đến thăm bất cứ một thành phố nào của Trung Hoa Đại Lục, bạn sẽ tưởng rằng Trung Hoa đang trong quá trình Âu hóa. Rất dễ dàng để bắt gặp thanh niên ngồi trong những cửa hàng Starbucks uống Latte, nhắn tin với bạn bè và chơi game online. Tuy vậy, chưa bao giờ dễ dàng để nhìn vào bề ngoài của bất cứ ai ở Trung Quốc mà đoán được bên trong của họ. Có 240 triệu thanh niên trẻ ở Trung Quốc đang bị ảnh hưởng văn hóa của phương Tây nặng nề, tuy vậy họ vẫn giữ chặt trong mình những giá trị truyền thống như trách nhiệm về việc mở rộng và phát triển gia đình và quan tâm tới những mối quan hệ theo cách nửa truyền thống, nửa hiện đại. Ngược lại với vẻ ngoài, GenY ở Trung Quốc sẽ không trở thành những người phương Tây.


Một cách đơn giản nhất, GenY được định nghĩa là những người thuộc thế hệ 8x và nửa đầu của 9x. Đa phần họ phụ thuộc nhiều vào môi trường truyền thông thế hệ mới như Internet và các công nghệ số khác. Họ ít khi quan tâm đến một thứ nào đó quá lâu, ưa thích giải trí và cập nhật thông tin với tốc độ nhanh. Ngay trong GenY ở Trung Quốc cũng có sự phân chia giữa 8x và 9x. Bài viết này có lẽ sẽ nói nhiều hơn về thế hệ 8x nhưng vẫn sử dụng thuật ngữ chung là GenY.


Thấu hiểu được những người thuộc thế hệ GenY là một việc quan trọng bởi họ đang và sẽ chiếm tới 50% lực lượng lao động ở Trung Quốc. Khi họ tốt nghiệp và ra trường, những tổ chức hay công ty nhận họ vào làm cần hiểu rằng thế hệ của họ có những nhu cầu khác và cần những cách tạo ra động lực làm việc khác với thế hệ trước. Do đó, chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu những giá trị của GenY và những điều họ mong muốn từ công việc và cuộc sống của mình. Nghiên cứu của chúng tôi dựa trên những bài phỏng vấn và khảo sát về GenY Trung Quốc và cả những người phương Tây thuộc lứa tuổi này nhưng sống ở Trung Quốc. Họ là những người thành thị trẻ, được giáo dục tốt và có kinh nghiệm làm việc.


Một nền văn hóa toàn cầu?


Dường như chúng ta đang nhìn thấy một sự hội tụ lớn về văn hóa diễn ra ở cấp độ toàn cầu. Thanh niên trẻ ở khắp nơi sử dụng cùng những công nghệ như nhau, mặc quần áo của những hãng như nhau. Tuy nhiên, dưới lớp vỏ bề mặt có phần giống nhau đó vẫn là những tính cách và cách ứng xử khác nhau. Hãy nhìn sâu vào trong cách mà thanh niên châu Á ứng xử khi chơi cùng một trò chơi với thanh niên phương Tây, bạn sẽ nhận ra những khuôn mẫu văn hóa khác biệt. Người Trung Quốc là một trong những dân tộc có số người chơi game trực tuyến nhiều nhất trên thế giới và ngay cả khi họ có chơi dưới những nick name và biểu tượng nhân vật phương Tây thì các chuyên gia vẫn cứ dễ dàng nhận ra đó là người Trung Quốc bởi cách mà họ ứng xử trong trò chơi.


Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng những trò chơi online hay những cốc Latte đã được decaf (không có caffein) là đơn vị tiền tệ, là vật đánh giá của nền văn hóa hiện đại. Giống như những ngôn ngữ được bản địa hóa (Anh – Ấn, Anh – Sing…) bởi người bản địa và thương nhân, những trò chơi online hay cốc Latte này cũng được dân Trung Quốc hưởng thụ y hệt như những người phương Tây nhưng cảm giác, sự đánh giá và giá trị của chúng thì lại vẫn được nhìn dưới một góc nhìn đặc sịt Trung Quốc.


Vậy những giá trị truyền thống của Trung Quốc là gì? Những triết gia cổ đại của Trung Quốc với những tác phẩm từ thế kỷ này qua thế kỷ khác truyền tới những nhà văn hóa hiện đại tại đất nước này đều thống nhất ở những điểm chung. Đó là sự gắn bó với gia đình, với những mối quan hệ xã hội, sự thành đạt, sự nhẫn nại và khả năng hy sinh bản thân cho cả nhóm. Đó còn là sự hài hòa lợi ích và cấu trúc thứ bậc như là nền tảng của xã hội và sự giao tiếp nói chung.


GenY ở Trung Quốc có một sự kỳ vọng lớn vào công việc của họ và mong muốn được làm việc siêng năng để đạt được điều này. Mặc dù hình ảnh của thế hệ này là hình ảnh tập trung vào cái tôi thì nghiên cứu của chúng tôi vẫn thấy rằng họ mang trong mình những giá trị gia đình truyền thống. Khi được hỏi “Điều gì là quan trọng đối với bạn?”, 45% trả lời là “gia đình”, 17% trả lời là “bạn bè” và chỉ có 12% trả lời là “sự nghiệp”. GenY ở đây vẫn cảm nhận rõ ràng được trách nhiệm đối với gia đình của họ và đối với ông bà của họ, ngay kể cả với cô dì chú bác. Trách nhiệm này vẫn cứ lởn vởn ở trên đầu của họ cho dù thực tế họ thừa nhận rằng rất khó có thể nói chuyện với những người lớn tuổi hơn mình.


Chúng tôi cũng hỏi những thanh niên Trung Quốc về việc nếu họ có một điều ước duy nhất để làm cho cuộc sống của họ hạnh phúc hơn thì đó là điều gì. Kết quả rất đáng ngạc nhiên khi có 82% trong số họ trả lời rằng họ có thể làm điều gì đó với bố mẹ của mình để làm cho cuộc sống của tất cả mọi người trở nên tốt đẹp hơn.


Câu trả lời thường thấy nhất cho câu hỏi đó sẽ là “Tôi sẽ ngay lập tức cảm thấy hanh phúc nếu bố mẹ tôi có một cái nhà đẹp và điều đó làm cho họ cảm thấy vui”. Khi chúng tôi tiếp tục hỏi “Vậy nếu anh có điều ước tiếp theo điều này thì nó là cái gì”, một số bạn trẻ đã trả lời ngay “Ồ, nếu có thêm một cái ao cá lớn ở trước nhà nữa thì thật tuyệt!”.


Mong muốn về việc có được một lợi ích hài hòa, trung dung được thể hiện qua cách mà người Trung Quốc mô tả cá tính của mình. Người phương Tây khi trả lời cho những câu hỏi như thế này thường mô tả họ thông qua những thái cực trái ngược nhau, trong khi đó 46% người Trung Quốc đã thể hiện họ với tính cách khá cân bằng. Khi được đưa vào môi trường mới, GenY Trung Quốc thường coi trọng việc phát triển những tình bạn mới trong khi đó người phương Tây chỉ chú trọng hoàn toàn tới những khía cạnh mới của môi trường và cảm xúc của họ thông qua việc trải nghiệm với môi trường này. Người Trung Quốc khá phụ thuộc vào nhau và đó là một phần trong tính cách văn hóa của họ, văn hóa nhấn mạnh tới các mối quan hệ và đám đông hơn là nhấn mạnh vào cá nhân.


Điểm duy nhất trong kết quả nghiên cứu khiến chúng tôi ngạc nhiên là 70% những thanh niên trẻ ở đây cho rằng họ duy tâm, trong khi chỉ có 1/2 số người phương Tây được hỏi trả lời như vậy. Rất nhiều người Trung Quốc đã trả lời “Tôi không theo một tôn giáo nào hết nhưng tôi vào sức mạnh của vũ trụ”. Quan trọng hơn, hầu hết những người Trung Quốc được phỏng vấn đều sử dụng từ “số phận/định mệnh” khi nói về các vấn đề duy tâm, không quan trọng là họ có theo một tôn giáo cụ thể nào hay không. GenY dường như sẽ là những nhân tố giúp cho sự hồi sinh của tinh thần truyền thống như chúng tôi đã nói tới trong bài trước. Những bằng chứng này cho thấy rằng chính phủ Trung Quốc nên tiếp cận với điều này theo cách có suy nghĩ và cho phép GenY thể hiện những cảm xúc duy tâm của họ trên những kênh thông tin mà họ đang sử dụng bởi vì thế hệ của học cần điều đó.


Sự ảnh hưởng của GenY


Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng GenY vẫn giữ trong bản thân mình phần lớn các giá trị và quan niệm truyền thống. Họ bề ngoài không ăn vận như ông và của họ, nhưng động cơ bên trong họ khá giống nhau. Cho dù họ đang hiện đại hóa, điều này không có nghĩa rằng họ đang bị Âu hóa.


Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng GenY là nhóm đầu tiên ở Trung Quốc đã đặt những câu hỏi thực sự nghiêm túc về giá trị cốt lõi của bản thân thông qua việc thách thức những hệ thống cấp bậc tôn ti cũ. Họ ít chấp nhận những hệ thống mặc định này và đẩy người quản lý của mình tới những câu hỏi như “Làm cách nào chúng tôi có thể đạt được một kết quả tốt một đám thanh niên trẻ không nghe lời mình?” hay “Làm sao chúng tôi có được sự trung thành của họ”, “Tại sao họ không tin chúng tôi?…” Những câu hỏi khó khăn đó thể hiện sự khác biệt của GenY đối với những thế hệ đi trước họ, những thế hệ đã mặc nhiên chấp nhận những tôn ti trật tự có sẵn mà không có bất cứ câu hỏi nào.


adolescence


Đối với rất nhiều nhà quan sát phương Tây, có một câu hỏi luôn lởn vởn trong đầu họ là khi nào (chứ không phải là có khả năng hay không) những thanh niên Trung Quốc sẽ khẳng định cái tôi của mình trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển. Tuy vậy, khi nhìn vào GenY Trung Quốc, chúng tôi đã ngạc nhiên về khả năng liệu câu hỏi này có trở thành hiện thực hay không khi GenY ở Trung Quốc vẫn muốn giữ cho xã hội của họ được xây dựng dựa trên sự hòa hợp của cộng đồng và việc duy trì các mối quan hệ hiệu quả. Cùng lúc đó, việc họ từ chối chấp nhận những yêu cầu của người lớn tuổi hơn và đưa ra những câu hỏi của bản thân họ đã cho thấy GenY ở Trung Quốc có một bước tiến mới trong nhận thức của mình.


Sự kết hợp giữa việc duy trì sự hòa hợp của cộng đồng và không chấp nhận vô điều kiện những yêu cầu của người lớn tuổi đã tạo ra sự khó khăn nhất định tại công sở như một song đề cố hữu. Chúng ta sẽ quan sát được những khuôn mặt mới, tiến bộ khi mà 240 triệu GenY Trung Quốc này có nhiều quyền lực hơn, nhưng đồng thời họ cũng sẽ phải đối mặt với song đề hiện đại do chính họ tạo ra bởi gốc rễ văn hóa của Trung Quốc vẫn ăn sâu vào con người của họ.


(pix courtesy of dongdawei – Under Creative Commons License)

Xem đầy đủ bài viết tại http://buzz.tl/2010/01/27/geny-%e1%bb%9f-trung-qu%e1%bb%91c-qua-goc-nhin-c%e1%bb%a7a-businessweek/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts