Tương tự quan niệm "y phục xứng kỳ đức" của các cụ, thời gian gần đây cùng với sự phổ cập điện thoại đến tận tay người tiêu dùng thì nhiều người thể hiện mình bằng cách đầu tư những sim "độc" để xứng tầm đẳng cấp.
Tuy nhiên, theo nhiều dân chơi, thay vì mua bán sim đẹp tại cửa hàng sim số, thì nếu chịu khó lần mò tại các cửa hiệu cầm đồ sẽ có nhiều cơ hội sở hữu sim "đỉnh" (tức sim số đẹp - PV) với giá khá mềm.
Được giá hơn với hàng "chính chủ"
Theo sự giới thiệu của một dân chuyên "vợt" (mua lại) sim điện thoại đẹp ở các cửa hiệu cầm đồ, chúng tôi tìm đến một cửa hiệu trên đường Nguyễn Khang - Cầu Giấy (Hà Nội). Khi nghe chúng tôi ngỏ ý muốn “cầm” sim đang sử dụng, cậu nhân viên của cửa hàng tự giới thiệu tên Vũ và đồng ý ngay tắp lự. Để "nắn gân" khách, Vũ nói: "Nếu sim chính chủ thì đảm bảo cứ giao hàng là có "đạn" (tức tiền - PV) nhưng mức giá tùy thuộc vào "độ tinh" (số đẹp đến mức nào - PV) của sim.
Thấy chúng tôi tỏ vẻ ngơ ngác trước hàng tràng những tiếng lóng chỉ dân trong nghề mới thông thạo, Vũ cười khẩy, cắt nghĩa: "Sim cắm phải sang tên chính chủ, khách phải khóa sim lại và thanh toán cước, sau đó sẽ sang tên đổi chủ cho tiệm cầm đồ. Trong trường hợp khách muốn chuộc lại sim thì sau khi thanh toán hết nợ nần, tiệm cầm đồ sẽ sang tên lại cho chủ".
Cũng theo Vũ, thì thủ tục "sang tên, chuyển nhượng" sim số đẹp khá đơn giản. Chỉ cần một giấy biên nhận với những điều khoản tương tự như một hợp đồng giao kèo về việc sang tên đổi chủ là khách có thể "cầm" được sim và được tiệm cầm đồ giải ngân luôn. Theo đó khách sẽ ra về với số tiền thỏa thuận sau khi để sim lại tiệm.
Vũ kể: “Có những khách cầm cố nhiều trở nên quen mặt với chủ tiệm và được tạo điều kiện bằng cách vẫn tiếp tục sử dụng sim cho đến khi hết hạn hợp đồng cầm đồ". Cũng như các mặt hàng có giá trị như: Xe máy, laptop..., khi chủ nhân quyết "gửi gắm" nơi tiệm thì cũng đều phải chịu mức trả lãi chung, từ 3000 - 5000 đồng/ngày/triệu.
Anh Vũ chia sẻ kinh nghiệm: "Sim càng đẹp, càng cần thủ tục sang tên. Chủ tiệm cầm đồ luôn "cầm dao đằng chuôi". Chỉ cần vài thao tác đơn giản là kẻ xấu đôi khi lại chính là chủ nhân đã có thể đánh cắp lại sim đẹp bất cứ lúc nào. Chỉ khi khách đến chuộc sim thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi thì thủ tục hoán đổi lại tên mới được thực hiện".
Trong trường hợp đến thời hạn mà khách vẫn chưa có tiền thanh toán có thể làm thủ tục gia hạn thêm. Tuy nhiên đối với nhiều chủ tiệm thì việc gia hạn này được họ lợi dụng để từng bước "đoạt" sim đẹp từ tay chủ nhân một cách ngoạn mục. Nói rồi, Vũ hạ giọng tiết lộ chiêu trò tung hỏa mù này như sau: "Thông thường trong thỏa thuận hợp đồng lần đầu tiên diễn ra bình thường như với những món đồ khác về mức giá cũng như thời hạn nhưng tiến tới các lần sau, chủ tiệm sẽ gợi ý chủ nhân tiếp tục “cắm hàng” với mức lãi mềm hơn và thời hạn kéo dài hơn.
Thậm chí để đạt được mục đích, nhiều chủ tiệm còn khuyến mại nhằm lôi kéo khách hàng giảm mức lãi suất xuống chỉ bằng 2/3 mức thông thường còn kèm theo từ 3 - 5 ngày miễn tính phí. Nhiều khách hàng nhìn thấy cái lợi trước mắt cùng với việc chưa có tiền để chuộc sim về liền tặc lưỡi bắt tay với chủ tiệm. Chỉ cần quay vòng khách từ 3 - 4 lần như thế, nghiễm nhiên số nợ khách lún sâu vào cũng gần bằng số tiền "cầm" sim ban đầu.
Thăm dò đến thời điểm “cá” đã mắc câu không đường thoát, nhiều chủ tiệm tiếp tục tung chiêu xiết nợ. Nhẹ thì kiên quyết không tiếp tục gia hạn hợp đồng cầm cố với lý do: "Cửa hàng đang cần vốn để làm ăn" hay cao thủ hơn nữa là giả bộ nhân nghĩa nhả thêm cho khách từ 5 - 10 triệu đồng sau khi "lật bài ngửa" về việc muốn chính thức sở hữu vĩnh viễn số sim đẹp đó. Chỉ cần chịu khó đầu tư để chăn dắt khoảng vài khách như thế, chủ tiệm đã có thể ung dung sở hữu hàng chục sim số đẹp "an toàn" (chính chủ) với mức giá chỉ bằng 2/3 thậm chí 1/2 đối với các hình thức mua bán sòng phẳng.
Đã chuẩn bị tinh thần từ trước, tôi đọc nhanh số "sim ảo" với đuôi tứ quý 6 để thăm dò giá trị. Vốn là dân chuyên nghiệp nên cậu nhân viên cũng không vừa, vừa liếc xéo tôi vừa cất giọng thăm dò: "Anh muốn kịch giá là bao nhiêu". Nghe tôi ngỏ ý muốn "cầm" với số tiền 30 triệu đồng, cậu nhân viên tỏ vẻ ngại ngần cho biết: "Bình thường em nhận luôn nhưng sim này có con số 78 ở giữa nghĩa là thất bát nên giá trị bị dìm đi đáng kể". Nói rồi, Vũ cho biết thêm, tùy vào mức độ đẳng cấp của từng dãy số sim mà mức giá khác nhau.
Tuy nhiên dù là dân mua hay dân bán cũng đều dựa trên những quan niệm truyền thống là dựa vào 2 - 4 số nháy đuôi của sim như 6886 (Lộc phát phát lộc), 8668 (Phát lộc lộc phát), 8386 (Phát tài phát lộc), 8683 (Phát lộc phát tài), 1368 (Nhất tài lộc phát)... Hay đối với những dãy sim có đuôi 5555 (Sinh đường làm ăn), 5656 (Sinh lộc sinh lộc)...
Với những số sim này, mức cầm tối đa là 20 - 25 triệu đồng. "Độc" hơn nữa là những dãy sim có số đuôi 9 như 39, 79 được gọi là sim thần tài, trong đó 39 là thần tài nhỏ, 79 là thần tài lớn. Thậm chí có những sim có đuôi là tứ quý 9 tùy loại sẽ có mức giá "cầm" từ 30 - 50 triệu đồng. "Đinh" nhất là những loại số ngũ quý. "Cá biệt với những hàng hiếm như ngũ quý 9 thì giá cầm cao nhất lên tới 500 triệu đồng" - Vũ cho biết.
Lo ngay ngáy vì... “ôm” sim đẹp
Nhiều chủ thuê bao sở hữu những sim số đẹp ngậm ngùi cho biết sở hữu sim cũng như người đẹp nên thường xuyên bị dòm ngó thậm chí nhiều kẻ xấu còn lên kế hoạch đánh cắp một cách tinh vi.
Thời gian gần đây phổ biến nhất là các chiêu trò như nhắn tin báo trúng thưởng cho khách rồi yêu cầu cung cấp thông tin để làm thủ tục nhận giải. Nhiều người vì háo hức nhận quà mà vội vàng cung cấp thông tin thì coi như mắc mưu kẻ cắp để đánh mất sim quý một cách lãng xẹt. "Để an toàn và khỏi lo phiền phức chỉ cần mua những loại số sim bình dân, tương đối dễ nhớ là có thể ung dung sử dụng mà không lo nguy hiểm rình rập" - anh Quang (Cát Linh - Hà Nội) bày tỏ quan điểm.
Được giá hơn với hàng "chính chủ"
Theo sự giới thiệu của một dân chuyên "vợt" (mua lại) sim điện thoại đẹp ở các cửa hiệu cầm đồ, chúng tôi tìm đến một cửa hiệu trên đường Nguyễn Khang - Cầu Giấy (Hà Nội). Khi nghe chúng tôi ngỏ ý muốn “cầm” sim đang sử dụng, cậu nhân viên của cửa hàng tự giới thiệu tên Vũ và đồng ý ngay tắp lự. Để "nắn gân" khách, Vũ nói: "Nếu sim chính chủ thì đảm bảo cứ giao hàng là có "đạn" (tức tiền - PV) nhưng mức giá tùy thuộc vào "độ tinh" (số đẹp đến mức nào - PV) của sim.
Thấy chúng tôi tỏ vẻ ngơ ngác trước hàng tràng những tiếng lóng chỉ dân trong nghề mới thông thạo, Vũ cười khẩy, cắt nghĩa: "Sim cắm phải sang tên chính chủ, khách phải khóa sim lại và thanh toán cước, sau đó sẽ sang tên đổi chủ cho tiệm cầm đồ. Trong trường hợp khách muốn chuộc lại sim thì sau khi thanh toán hết nợ nần, tiệm cầm đồ sẽ sang tên lại cho chủ".
Cũng theo Vũ, thì thủ tục "sang tên, chuyển nhượng" sim số đẹp khá đơn giản. Chỉ cần một giấy biên nhận với những điều khoản tương tự như một hợp đồng giao kèo về việc sang tên đổi chủ là khách có thể "cầm" được sim và được tiệm cầm đồ giải ngân luôn. Theo đó khách sẽ ra về với số tiền thỏa thuận sau khi để sim lại tiệm.
Vũ kể: “Có những khách cầm cố nhiều trở nên quen mặt với chủ tiệm và được tạo điều kiện bằng cách vẫn tiếp tục sử dụng sim cho đến khi hết hạn hợp đồng cầm đồ". Cũng như các mặt hàng có giá trị như: Xe máy, laptop..., khi chủ nhân quyết "gửi gắm" nơi tiệm thì cũng đều phải chịu mức trả lãi chung, từ 3000 - 5000 đồng/ngày/triệu.
Anh Vũ chia sẻ kinh nghiệm: "Sim càng đẹp, càng cần thủ tục sang tên. Chủ tiệm cầm đồ luôn "cầm dao đằng chuôi". Chỉ cần vài thao tác đơn giản là kẻ xấu đôi khi lại chính là chủ nhân đã có thể đánh cắp lại sim đẹp bất cứ lúc nào. Chỉ khi khách đến chuộc sim thanh toán đầy đủ cả gốc lẫn lãi thì thủ tục hoán đổi lại tên mới được thực hiện".
Cửa hiệu cầm đồ nhận “cầm” sim đẹp (Ảnh minh họa)
"Đoạt" sim bằng cách quay vòngTrong trường hợp đến thời hạn mà khách vẫn chưa có tiền thanh toán có thể làm thủ tục gia hạn thêm. Tuy nhiên đối với nhiều chủ tiệm thì việc gia hạn này được họ lợi dụng để từng bước "đoạt" sim đẹp từ tay chủ nhân một cách ngoạn mục. Nói rồi, Vũ hạ giọng tiết lộ chiêu trò tung hỏa mù này như sau: "Thông thường trong thỏa thuận hợp đồng lần đầu tiên diễn ra bình thường như với những món đồ khác về mức giá cũng như thời hạn nhưng tiến tới các lần sau, chủ tiệm sẽ gợi ý chủ nhân tiếp tục “cắm hàng” với mức lãi mềm hơn và thời hạn kéo dài hơn.
Thậm chí để đạt được mục đích, nhiều chủ tiệm còn khuyến mại nhằm lôi kéo khách hàng giảm mức lãi suất xuống chỉ bằng 2/3 mức thông thường còn kèm theo từ 3 - 5 ngày miễn tính phí. Nhiều khách hàng nhìn thấy cái lợi trước mắt cùng với việc chưa có tiền để chuộc sim về liền tặc lưỡi bắt tay với chủ tiệm. Chỉ cần quay vòng khách từ 3 - 4 lần như thế, nghiễm nhiên số nợ khách lún sâu vào cũng gần bằng số tiền "cầm" sim ban đầu.
Thăm dò đến thời điểm “cá” đã mắc câu không đường thoát, nhiều chủ tiệm tiếp tục tung chiêu xiết nợ. Nhẹ thì kiên quyết không tiếp tục gia hạn hợp đồng cầm cố với lý do: "Cửa hàng đang cần vốn để làm ăn" hay cao thủ hơn nữa là giả bộ nhân nghĩa nhả thêm cho khách từ 5 - 10 triệu đồng sau khi "lật bài ngửa" về việc muốn chính thức sở hữu vĩnh viễn số sim đẹp đó. Chỉ cần chịu khó đầu tư để chăn dắt khoảng vài khách như thế, chủ tiệm đã có thể ung dung sở hữu hàng chục sim số đẹp "an toàn" (chính chủ) với mức giá chỉ bằng 2/3 thậm chí 1/2 đối với các hình thức mua bán sòng phẳng.
Cửa hiệu cầm đồ nhận “cầm” sim đẹp trên đường Nguyễn Khang (Cầu Giấy - Hà Nội)
Cũng theo nhân viên của nhiều cửa hàng cầm đồ, thì thời gian gần đây, khách hàng "cầm" sim khá nhiều. Nhiều bạn trẻ thường do ăn chơi, hoặc lô đề dẫn đến nợ nần chồng chất nên phải đi "cầm" sim. Sau một hồi thao thao bất tuyệt về các chiêu độc của "nhà cái", cậu nhân viên chợt sực nhớ ra nhiệm vụ chính của mình là kiểm tra và định giá hàng cho khách nên vội vàng giục chúng tôi cung cấp thông tin.Đã chuẩn bị tinh thần từ trước, tôi đọc nhanh số "sim ảo" với đuôi tứ quý 6 để thăm dò giá trị. Vốn là dân chuyên nghiệp nên cậu nhân viên cũng không vừa, vừa liếc xéo tôi vừa cất giọng thăm dò: "Anh muốn kịch giá là bao nhiêu". Nghe tôi ngỏ ý muốn "cầm" với số tiền 30 triệu đồng, cậu nhân viên tỏ vẻ ngại ngần cho biết: "Bình thường em nhận luôn nhưng sim này có con số 78 ở giữa nghĩa là thất bát nên giá trị bị dìm đi đáng kể". Nói rồi, Vũ cho biết thêm, tùy vào mức độ đẳng cấp của từng dãy số sim mà mức giá khác nhau.
Tuy nhiên dù là dân mua hay dân bán cũng đều dựa trên những quan niệm truyền thống là dựa vào 2 - 4 số nháy đuôi của sim như 6886 (Lộc phát phát lộc), 8668 (Phát lộc lộc phát), 8386 (Phát tài phát lộc), 8683 (Phát lộc phát tài), 1368 (Nhất tài lộc phát)... Hay đối với những dãy sim có đuôi 5555 (Sinh đường làm ăn), 5656 (Sinh lộc sinh lộc)...
Với những số sim này, mức cầm tối đa là 20 - 25 triệu đồng. "Độc" hơn nữa là những dãy sim có số đuôi 9 như 39, 79 được gọi là sim thần tài, trong đó 39 là thần tài nhỏ, 79 là thần tài lớn. Thậm chí có những sim có đuôi là tứ quý 9 tùy loại sẽ có mức giá "cầm" từ 30 - 50 triệu đồng. "Đinh" nhất là những loại số ngũ quý. "Cá biệt với những hàng hiếm như ngũ quý 9 thì giá cầm cao nhất lên tới 500 triệu đồng" - Vũ cho biết.
Lo ngay ngáy vì... “ôm” sim đẹp
Nhiều chủ thuê bao sở hữu những sim số đẹp ngậm ngùi cho biết sở hữu sim cũng như người đẹp nên thường xuyên bị dòm ngó thậm chí nhiều kẻ xấu còn lên kế hoạch đánh cắp một cách tinh vi.
Thời gian gần đây phổ biến nhất là các chiêu trò như nhắn tin báo trúng thưởng cho khách rồi yêu cầu cung cấp thông tin để làm thủ tục nhận giải. Nhiều người vì háo hức nhận quà mà vội vàng cung cấp thông tin thì coi như mắc mưu kẻ cắp để đánh mất sim quý một cách lãng xẹt. "Để an toàn và khỏi lo phiền phức chỉ cần mua những loại số sim bình dân, tương đối dễ nhớ là có thể ung dung sử dụng mà không lo nguy hiểm rình rập" - anh Quang (Cát Linh - Hà Nội) bày tỏ quan điểm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét