Thị trường vàng lâu nay vẫn luôn nhận được sự quan tâm của dư luận khi phần lớn người Việt Nam vẫn có tâm lý "giữ vàng như một tài sản an toàn, đảm bảo". Thế nên, mỗi khi thị trường này có biến động, dư luận cũng "dậy sóng".
Phát ngôn của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình trong chuyên mục "Dân hỏi Bộ trưởng trả lời" tối 5/5 khi ông cho rằng, "chênh lệch giá vàng người dân đang được hưởng lợi" đã ngay lập tức tạo "sóng" trong dư luận. Ý kiến đồng tình có, trái chiều cũng có.
Là người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành tài chính ngân hàng, ông Phan Thanh Tuyên – nguyên Phó tổng giám đốc NHTMCP Seabank nhìn nhận, NHNN đã không công bằng khi nói "người dân được hưởng lợi khi chênh lệch giá vàng cao".
Lượng cung vàng của NHNN vừa rồi ra thị trường sau 14 phiên đấu thầu khoảng 15 tấn vàng vẫn chẳng "ngấm" vào đâu so với nhu cầu của thị trường. Lượng vàng này chủ yếu là để "cứu" các NHTM thoát khỏi hệ lụy, rủi ro của cuộc đua huy động vàng trước đây mà thôi.
Quan điểm Thống đốc cho rằng, đang đang có sự "hiểu chưa đúng" giữa khái niệm ổn định giá với khái niệm chênh lệch giá vàng trong và thế giới, chỉ là giải thích về mặt thuật ngữ để trấn an dư luận. Còn đã gọi là bình ổn thị trường thì chính là bình ổn giá, cung – cầu là yếu tố quyết định giá cả.
Với diễn biến thị trường vàng thời gian qua, ông có cho rằng "người dân đang được hưởng lợi khi chênh lệch giá vàng trong nước – thế giới cao"?
Rõ ràng người dân chẳng được lợi gì khi ít nhất họ đã phải mua khi giá cao và bán thấp. Từ trước tới nay chính sách điều hành thị trường vàng của NHNN vẫn chỉ "chạy" theo thị trường chứ chưa định hướng được thị trường.
Đã gọi là kinh tế thị trường thì phải theo thị trường, nhưng giá vàng của Việt Nam không liên thông với giá thế giới. Một khi giá không bình thông nhau mà gần như bị cô lập thì không phải là thị trường.
Chừng nào còn tồn tại nghịch lý này thì chừng đó người dân chưa được hưởng lợi. Lợi chủ yếu thuộc về giới đầu cơ lướt sóng vàng, kinh doanh vàng (các công ty vàng bạc, ngân hàng thương mại...).
Còn nói chênh lệch giá vàng đem lại lợi cho Nhà nước thì cũng đúng, nhưng lợi bao nhiêu phải xem xét một cách tổng thể mới có thể khẳng định được.
Theo tôi, thị trường thì hãy để nó tự điều tiết hơn là can thiệp một cách chủ quan. Chỉ trong thời sản xuất tập trung quan liêu bao cấp ngày xưa mới "hướng" thị trường theo cách làm này, còn thị trường thực tế bây giờ rất khó có thể điều chỉnh theo cách này.
Thực chất điều hành của NHNN đối với thị trường vàng trấn an dư luận là chính.
Ông có đồng tình với ý kiến cho rằng, nền kinh tế đang phải trả giá cho những hành động sai lầm trước đây của một số ngân hàng thương mại, khi số này đã lao vào cuộc đua huy động vàng trước đây?
Ngân hàng là doanh nghiệp nên phải tìm kiếm cơ hội kinh doanh là đương nhiên, nhưng tôi nghĩ nhiều ngân hàng đã không sáng suốt khi quyết định tham gia vào loại hình kinh doanh vàng. Động thái này giống như thời gian trước đây các ngân hàng lao vào cuộc đua kinh doanh chứng khoán, rồi bất động sản. Nhiều ngân hàng không đủ sức những vẫn lao vào "trào lưu" để rồi đem lại rủi ro cho chính mình.
"Tấm gương" của ACB là điển hình nhất. Một ngân hàng cỡ lớn như ACB khi lao vào cuộc chơi vàng họ được hay mất thì quá rõ. Đến nay, ACB đã phải nói lời "tạm biệt" với cuộc chơi vàng và hậu quả mà nhà băng này phải gánh cũng không hề nhỏ.
NHNN cho rằng, sau thời gian 30/6 khi các NHTM tất toán xong trạng thái huy động vàng, giá vàng trong nước và thế giới sẽ về sát nhau hơn. Ông có cho rằng điều này sẽ trở thành hiện thực?
Tôi không tin. Để bình ổn thị trường một mình NHNN không đủ sức, dù có sau ngày 30/6 hay không. Hãy để thị trường tự điều chỉnh hơn là cố đem chính sách theo cách kỹ thuật can thiệp thị trường. Trong ngắn hạn có thể bằng cách này cơ quan quản lý sẽ vãn hồi được thị trường, nhưng trong dài hạn thì sẽ rất khó. Tôi muốn nhắc lại, thị trường thì phải để thị trường tự điều chỉnh.
Nên nhớ, thị trường vàng bất ổn không phải do cầu của người sử dụng thực quá cao mà là do đầu cơ kinh doanh vàng mà ra. Vì thế, cũng giống như chứng khoán, sau giai đoạn đầu sắp xếp để thị trường đi vào ổn định, NHNN cần có chính sách chặt để kiểm soát hành vi của những đối tượng này .
Cũng giống như việc NHNN lựa chọn SJC là thương hiệu vàng miếng duy nhất. Thị trường thì "trăm hoa đua nở", tại sao lại chỉ có một mặt hàng?
Có thể việc "gom" lại từ vài thương hiệu thành một thương hiệu vàng miếng duy nhất sẽ giúp nhà quản lý "dễ quản", dễ kiểm soát hơn. Nhưng sẽ là rủi ro nếu quản trị nội bộ không tốt, thị trường lại trở về thời kỳ bao cấp, độc quyền...
Phát ngôn của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình trong chuyên mục "Dân hỏi Bộ trưởng trả lời" tối 5/5 khi ông cho rằng, "chênh lệch giá vàng người dân đang được hưởng lợi" đã ngay lập tức tạo "sóng" trong dư luận. Ý kiến đồng tình có, trái chiều cũng có.
Là người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành tài chính ngân hàng, ông Phan Thanh Tuyên – nguyên Phó tổng giám đốc NHTMCP Seabank nhìn nhận, NHNN đã không công bằng khi nói "người dân được hưởng lợi khi chênh lệch giá vàng cao".
Lượng cung vàng của NHNN vừa rồi ra thị trường sau 14 phiên đấu thầu khoảng 15 tấn vàng vẫn chẳng "ngấm" vào đâu so với nhu cầu của thị trường. Lượng vàng này chủ yếu là để "cứu" các NHTM thoát khỏi hệ lụy, rủi ro của cuộc đua huy động vàng trước đây mà thôi.
Quan điểm Thống đốc cho rằng, đang đang có sự "hiểu chưa đúng" giữa khái niệm ổn định giá với khái niệm chênh lệch giá vàng trong và thế giới, chỉ là giải thích về mặt thuật ngữ để trấn an dư luận. Còn đã gọi là bình ổn thị trường thì chính là bình ổn giá, cung – cầu là yếu tố quyết định giá cả.
Với diễn biến thị trường vàng thời gian qua, ông có cho rằng "người dân đang được hưởng lợi khi chênh lệch giá vàng trong nước – thế giới cao"?
Rõ ràng người dân chẳng được lợi gì khi ít nhất họ đã phải mua khi giá cao và bán thấp. Từ trước tới nay chính sách điều hành thị trường vàng của NHNN vẫn chỉ "chạy" theo thị trường chứ chưa định hướng được thị trường.
Đã gọi là kinh tế thị trường thì phải theo thị trường, nhưng giá vàng của Việt Nam không liên thông với giá thế giới. Một khi giá không bình thông nhau mà gần như bị cô lập thì không phải là thị trường.
Chừng nào còn tồn tại nghịch lý này thì chừng đó người dân chưa được hưởng lợi. Lợi chủ yếu thuộc về giới đầu cơ lướt sóng vàng, kinh doanh vàng (các công ty vàng bạc, ngân hàng thương mại...).
Còn nói chênh lệch giá vàng đem lại lợi cho Nhà nước thì cũng đúng, nhưng lợi bao nhiêu phải xem xét một cách tổng thể mới có thể khẳng định được.
Theo tôi, thị trường thì hãy để nó tự điều tiết hơn là can thiệp một cách chủ quan. Chỉ trong thời sản xuất tập trung quan liêu bao cấp ngày xưa mới "hướng" thị trường theo cách làm này, còn thị trường thực tế bây giờ rất khó có thể điều chỉnh theo cách này.
Thực chất điều hành của NHNN đối với thị trường vàng trấn an dư luận là chính.
Người dân được hưởng lợi từ chênh lệch giá vàng cao? Ảnh: Internet |
Ngân hàng là doanh nghiệp nên phải tìm kiếm cơ hội kinh doanh là đương nhiên, nhưng tôi nghĩ nhiều ngân hàng đã không sáng suốt khi quyết định tham gia vào loại hình kinh doanh vàng. Động thái này giống như thời gian trước đây các ngân hàng lao vào cuộc đua kinh doanh chứng khoán, rồi bất động sản. Nhiều ngân hàng không đủ sức những vẫn lao vào "trào lưu" để rồi đem lại rủi ro cho chính mình.
"Tấm gương" của ACB là điển hình nhất. Một ngân hàng cỡ lớn như ACB khi lao vào cuộc chơi vàng họ được hay mất thì quá rõ. Đến nay, ACB đã phải nói lời "tạm biệt" với cuộc chơi vàng và hậu quả mà nhà băng này phải gánh cũng không hề nhỏ.
NHNN cho rằng, sau thời gian 30/6 khi các NHTM tất toán xong trạng thái huy động vàng, giá vàng trong nước và thế giới sẽ về sát nhau hơn. Ông có cho rằng điều này sẽ trở thành hiện thực?
Tôi không tin. Để bình ổn thị trường một mình NHNN không đủ sức, dù có sau ngày 30/6 hay không. Hãy để thị trường tự điều chỉnh hơn là cố đem chính sách theo cách kỹ thuật can thiệp thị trường. Trong ngắn hạn có thể bằng cách này cơ quan quản lý sẽ vãn hồi được thị trường, nhưng trong dài hạn thì sẽ rất khó. Tôi muốn nhắc lại, thị trường thì phải để thị trường tự điều chỉnh.
Nên nhớ, thị trường vàng bất ổn không phải do cầu của người sử dụng thực quá cao mà là do đầu cơ kinh doanh vàng mà ra. Vì thế, cũng giống như chứng khoán, sau giai đoạn đầu sắp xếp để thị trường đi vào ổn định, NHNN cần có chính sách chặt để kiểm soát hành vi của những đối tượng này .
Cũng giống như việc NHNN lựa chọn SJC là thương hiệu vàng miếng duy nhất. Thị trường thì "trăm hoa đua nở", tại sao lại chỉ có một mặt hàng?
Có thể việc "gom" lại từ vài thương hiệu thành một thương hiệu vàng miếng duy nhất sẽ giúp nhà quản lý "dễ quản", dễ kiểm soát hơn. Nhưng sẽ là rủi ro nếu quản trị nội bộ không tốt, thị trường lại trở về thời kỳ bao cấp, độc quyền...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét