Ngày 10/5, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường tổ chức Hội thảo: Người đồng tính, song giới và chuyển giới: Những quy định pháp luật và quan điểm của cộng đồng.
Các đại biểu đến tham dự hội thảo sáng 10/5 tỏ ra khá ngạc nhiên khi thấy những người đồng tính, chuyển giới, mẹ của những người đồng tính có mặt từ sớm.
Ông Nguyễn Minh Thuyết, nguyên ĐBQH, ông Hoàng Văn Tú, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, Bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp của Quốc hội... cho biết, đây là lần đầu tiên, họ được lắng nghe trực tiếp tâm tư của những người đồng tính, chuyển giới, song tính...
Các đại biểu đến tham dự hội thảo sáng 10/5 tỏ ra khá ngạc nhiên khi thấy những người đồng tính, chuyển giới, mẹ của những người đồng tính có mặt từ sớm.
Ông Nguyễn Minh Thuyết, nguyên ĐBQH, ông Hoàng Văn Tú, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, Bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp của Quốc hội... cho biết, đây là lần đầu tiên, họ được lắng nghe trực tiếp tâm tư của những người đồng tính, chuyển giới, song tính...
Sợ nhất sự kỳ thị
Một đại diện đến từ cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới - anh Trần Khắc Tùng chia sẻ, khó khăn nhất của những người đồng tính là sự kỳ thị của xã hội. Dù đã có chuyển biến trong quan điểm về người đồng tính, nhưng còn nhiều bi kịch trong các gia đình một khi người thân công khai giới tính thật.
Bạn Nguyễn Hải Yến – bạn đời là Hương có con riêng 4 tuổi, hiện đang sống cùng nhau ở một căn chung cư tại TP Hồ Chí Minh. Nỗi đau lớn nhất của Hương và Yến là khi thấy đứa con mình bị kỳ thị bởi sống trong một gia đình đồng tính.
Hương nói từng lời trong xúc động: "Tôi đang sống rất hạnh phúc với người bạn đời cùng là nữ và chúng tôi đang chăm sóc con gái của một trong hai người. Chúng tôi mong muốn con của chúng tôi không gặp phải sự kỳ thị nào từ cộng đồng".
Một đại diện đến từ cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới - anh Trần Khắc Tùng chia sẻ, khó khăn nhất của những người đồng tính là sự kỳ thị của xã hội. Dù đã có chuyển biến trong quan điểm về người đồng tính, nhưng còn nhiều bi kịch trong các gia đình một khi người thân công khai giới tính thật.
Bạn Nguyễn Hải Yến – bạn đời là Hương có con riêng 4 tuổi, hiện đang sống cùng nhau ở một căn chung cư tại TP Hồ Chí Minh. Nỗi đau lớn nhất của Hương và Yến là khi thấy đứa con mình bị kỳ thị bởi sống trong một gia đình đồng tính.
Hương nói từng lời trong xúc động: "Tôi đang sống rất hạnh phúc với người bạn đời cùng là nữ và chúng tôi đang chăm sóc con gái của một trong hai người. Chúng tôi mong muốn con của chúng tôi không gặp phải sự kỳ thị nào từ cộng đồng".
Yến và Hương mong muốn được công nhận hôn nhân
Bà Thủy (Hà Nội) chia sẻ những khó khăn của cô con gái 28 tuổi đồng tình. Cô học xong ngành sư phạm ngoại ngữ và ra trường 4 năm nay. Nhưng chỉ vì mặc cảm, cô không dám đi dạy học vì sợ rằng, nếu học sinh và phụ huynh biết, mình sẽ không sống nổi.
Cả hội trường lặng đi nghe câu chuyện của bà Thủy, nhưng câu chuyện dừng lại liên tục do bà quá xúc động. Phía trên bàn chủ tọa, ông Hoàng Văn Tú, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cũng lấy tay xoa lên mắt đang nhạt nhòa của mình.
Bà Thủy nói: “Có người khuyên gia đình tôi công khai giới tính của cháu, nhưng chính bản thân bố mẹ còn xấu hổ, không dám nói, thì làm sao dám công khai. Chúng tôi vẫn giấu họ hàng, bạn bè, ai hỏi cháu có gia đình chưa? Toàn phải nói dối cháu chưa yêu ai”.
Bà Lê Quốc Phong cũng làm hội trường lặng đi khi kể lại quá trình buộc phải công nhận cậu con trai đồng tính.
“Chúng tôi không chăm lo, không nhìn mặt con, ba nó nói, nó là sâu bọ. Tôi đưa con đi thử máu, đi bệnh viện tâm thần, đi thầy trừ ma... Có lần thầy trừ ma trói tay chân, tra tấn, trong cơn đau, nó kêu gào, thốt lên con là gay, con yêu con trai. Chúng tôi đành phải đem con về kẻo nó chết mất”.
Anh Trần Khắc Tùng – đại diện cộng đồng người đồng tính cho biết tại hội thảo, với câu hỏi bạn mong muốn gì trong 10 năm tới, hầu hết những người đồng tính đều trả lời mong không còn bị kỳ thị, được sinh sống, kết hôn, xây dựng gia đình với người mình muốn.
“Ước muốn đó có gì cao sang, xa vời hay đều là những nhu cầu rất cơ bản?”, anh Tùng nói.
Cả hội trường lặng đi nghe câu chuyện của bà Thủy, nhưng câu chuyện dừng lại liên tục do bà quá xúc động. Phía trên bàn chủ tọa, ông Hoàng Văn Tú, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cũng lấy tay xoa lên mắt đang nhạt nhòa của mình.
Bà Thủy nói: “Có người khuyên gia đình tôi công khai giới tính của cháu, nhưng chính bản thân bố mẹ còn xấu hổ, không dám nói, thì làm sao dám công khai. Chúng tôi vẫn giấu họ hàng, bạn bè, ai hỏi cháu có gia đình chưa? Toàn phải nói dối cháu chưa yêu ai”.
Bà Lê Quốc Phong cũng làm hội trường lặng đi khi kể lại quá trình buộc phải công nhận cậu con trai đồng tính.
“Chúng tôi không chăm lo, không nhìn mặt con, ba nó nói, nó là sâu bọ. Tôi đưa con đi thử máu, đi bệnh viện tâm thần, đi thầy trừ ma... Có lần thầy trừ ma trói tay chân, tra tấn, trong cơn đau, nó kêu gào, thốt lên con là gay, con yêu con trai. Chúng tôi đành phải đem con về kẻo nó chết mất”.
Anh Trần Khắc Tùng – đại diện cộng đồng người đồng tính cho biết tại hội thảo, với câu hỏi bạn mong muốn gì trong 10 năm tới, hầu hết những người đồng tính đều trả lời mong không còn bị kỳ thị, được sinh sống, kết hôn, xây dựng gia đình với người mình muốn.
“Ước muốn đó có gì cao sang, xa vời hay đều là những nhu cầu rất cơ bản?”, anh Tùng nói.
Bà Phong khó khăn khi công nhận con trai đồng tính
Bao giờ mới được công nhận?
Ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội cho biết: Pháp luật Việt Nam không cho phép chuyển đổi giới tính, cấm hôn nhân đồng tính. Luật Hôn nhân & Gia đình quy định chỉ công nhận hôn nhân giữa một người là nam và một người là nữ.
Tuy nhiên, theo ông Thảo, dù pháp luật không thừa nhận nhưng trên thực tế họ vẫn sống với sau, từ đó phát sinh các các quan hệ nhân thân, tài sản, con cái... Tuy nhiên lại chưa có cơ chế pháp lý để điều chỉnh các hậu quả từ việc chung sống của những người cùng giới tính.
Nguyên đại biểu QH Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết tán thành với nhận định, nhóm người đồng tính là một hiện thực trong xã hội, vì chiếm tỷ lệ nhỏ nên trước đây chưa được nhận ra, chú ý. Ông Thuyết đặt giả thiết, dù pháp luật có thừa nhận sự tồn tại của người đồng tính và cuộc sống của họ hay không thì họ vẫn đến với nhau. Vậy pháp luật có công nhận vấn đề này mới giải quyết được các hệ quả phát sinh như: tranh chấp tài sản, quyền nuôi con, trách nhiệm với bố mẹ 2 bên… Có công khai hóa mới chống được một số hiện tượng phát sinh như: trẻ em bị lạm dụng, xâm hại, bố mẹ vô tình bạo hành con…
Tại Hội thảo, ông Hoàng Văn Tú, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội cũng mong muốn người đồng tính sớm được công nhận. Theo ông Tú, chưa nhất thiết phải sửa luật, chỉ cần sớm có nghị định công nhận cho người đồng tính.
Bà Nguyễn Thị Huệ, Sở Tư Pháp Hòa Bình cho rằng, không ai hết, chính những người đồng tính phải dũng cảm bảo vệ mình và yêu cầu luật pháp bảo vệ mình.
“Các bạn càng làm những việc khẳng định tôi là ai, làm những điều gì có ích cho xã hội. Rồi mưa dầm thấm lâu, sẽ đến lúc cộng đồng nhìn người đồng tính không quá xa lạ. Hy vọng sửa luật bắt đầu từ bớt những điều cấm, rồi sau mới là thừa nhận”.
Trước ý kiến trên, một đại diện của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường cho rằng, không có giọt “mưa dầm” nào cả, chỉ có giọt nước mắt của những người đồng tính hàng ngày phải đau khổ vì bị kỳ thị”.
Ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội cho biết: Pháp luật Việt Nam không cho phép chuyển đổi giới tính, cấm hôn nhân đồng tính. Luật Hôn nhân & Gia đình quy định chỉ công nhận hôn nhân giữa một người là nam và một người là nữ.
Tuy nhiên, theo ông Thảo, dù pháp luật không thừa nhận nhưng trên thực tế họ vẫn sống với sau, từ đó phát sinh các các quan hệ nhân thân, tài sản, con cái... Tuy nhiên lại chưa có cơ chế pháp lý để điều chỉnh các hậu quả từ việc chung sống của những người cùng giới tính.
Nguyên đại biểu QH Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết tán thành với nhận định, nhóm người đồng tính là một hiện thực trong xã hội, vì chiếm tỷ lệ nhỏ nên trước đây chưa được nhận ra, chú ý. Ông Thuyết đặt giả thiết, dù pháp luật có thừa nhận sự tồn tại của người đồng tính và cuộc sống của họ hay không thì họ vẫn đến với nhau. Vậy pháp luật có công nhận vấn đề này mới giải quyết được các hệ quả phát sinh như: tranh chấp tài sản, quyền nuôi con, trách nhiệm với bố mẹ 2 bên… Có công khai hóa mới chống được một số hiện tượng phát sinh như: trẻ em bị lạm dụng, xâm hại, bố mẹ vô tình bạo hành con…
Tại Hội thảo, ông Hoàng Văn Tú, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội cũng mong muốn người đồng tính sớm được công nhận. Theo ông Tú, chưa nhất thiết phải sửa luật, chỉ cần sớm có nghị định công nhận cho người đồng tính.
Bà Nguyễn Thị Huệ, Sở Tư Pháp Hòa Bình cho rằng, không ai hết, chính những người đồng tính phải dũng cảm bảo vệ mình và yêu cầu luật pháp bảo vệ mình.
“Các bạn càng làm những việc khẳng định tôi là ai, làm những điều gì có ích cho xã hội. Rồi mưa dầm thấm lâu, sẽ đến lúc cộng đồng nhìn người đồng tính không quá xa lạ. Hy vọng sửa luật bắt đầu từ bớt những điều cấm, rồi sau mới là thừa nhận”.
Trước ý kiến trên, một đại diện của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường cho rằng, không có giọt “mưa dầm” nào cả, chỉ có giọt nước mắt của những người đồng tính hàng ngày phải đau khổ vì bị kỳ thị”.
Dương Tùng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét