Một phụ nữ bị đưa ra xét xử về tội “chống người thi hành công vụ”, bị cáo thừa nhận hành vi vi phạm, án đã có hiệu lực pháp luật. Bị án đang thi hành án thì đùng một cái nhận được một bản án khác cũng về chính hành vi của mình trong khi vẫn đang thi hành bản án cũ mà không biết tại sao.
Dân sai, dân chịu
Sáng 16.4, TANDTP đưa vụ án “chống người thi hành công vụ” ra xét xử. Tuy nhiên, phiên xử buộc phải dừng lại bởi quá trình xét xử lộ ra hàng loạt chuyện như đùa, vi phạm nghiêm trọng tố tụng xảy ra trong quá trình đưa vụ án ra xét xử.
Vụ việc tóm tắt như sau: Khoảng 21h30 ngày 8.10.2011, một người tên Đạt, chở Phạm Thanh Hải (SN 1998) không đội mũ bảo hiểm đi trên đường Vũ Phạm Hàm (Yên Hòa, Cầu Giấy) thì bị tổ tuần tra cảnh sát cơ động, CA TP.Hà Nội gồm các ông Đào Công Hà, Trần Văn Tứ, Lưu Bảo Anh, Phạm Tùng Nam dừng xe. Hải đã gọi điện cho người thân của mình là Nguyễn Thị Luyện (SN 1978) cầu cứu. Thấy vậy, Luyện đi ra gặp tổ công tác xin nhưng không được chấp nhận, thế là xảy ra cãi vã, đôi co giữa Luyện và cảnh sát cơ động Trần Văn Tứ.
Sau đó, chính Luyện yêu cầu tất cả về CA P.Yên Hòa giải quyết. Tại CA P.Yên Hòa, Đại đội trưởng Đại đội CSCĐ Phan Thanh Hà đã cảnh cáo Hải, Đạt về hành vi không đội mũ bảo hiểm và dàn hòa giữa Luyện với CSCĐ Trần Văn Tứ rồi tất cả ra về, không lập biên bản bất cứ việc gì. Tuy nhiên, ít bữa sau trên mạng Internet xuất hiện một đoạn clip về vụ việc thế là hơn 1 tháng sau Nguyễn Thị Luyện bị CA Q.Cầu Giấy, Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam về tội “chống người thi hành công vụ”.
Ngày 4.1.2012, vụ án được TAND quận Cầu Giấy đưa ra xét xử, HĐXX đã tuyên phạt Nguyễn Thị Luyện 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 23 tháng. Án không có kháng cáo, bản án được ủy thác đến TAND huyện Chương Mỹ, Hà Nội (nơi cư trú của Luyện) thi hành.
Trong quá trình chấp hành bản án, cơ quan thi hành án dân sự, CA huyện Chương Mỹ đã có đề nghị TAND huyện Chương Mỹ rút ngắn thời gian thử thách cho Luyện. Ngày 1.2.2013, đề nghị này đã được TAND huyện Chương Mỹ chấp nhận và rút ngắn 5 tháng thời gian thử thách đối với Nguyễn Thị Luyện.
Tòa sai, ai chịu?
Điều bất ngờ là ngày 20.1.2013, Nguyễn Thị Luyện nhận được tống đạt của TAND Q.Cầu Giấy triệu tập tới TAND Q.Cầu Giấy vào ngày 23.1 để xét xử vụ án “chống người thi hành công vụ” mà chính Nguyễn Thị Luyện đang thi hành gần xong. Tới phiên xét xử, Luyện mới tá hỏa là sau khi bản án sơ thẩm lần 1 có hiệu lực, 7 tháng sau, TAND TP.Hà Nội ra kháng nghị và quyết định giám đốc thẩm vì cho rằng cần phải xử nặng hành vi của Luyện nên tuyên hủy bản án đó để TAND Q.Cầu Giấy xử lại.
Tại phiên tòa, Luyện khẳng định không được nhận quyết định giám đốc thẩm và trưng ra các bằng chứng về việc cả cơ quan thi hành án lẫn TAND huyện Chương Mỹ đều không được nhận quyết định giám đốc thẩm, vì vậy vẫn đang thi hành bản án cũ vì án đang có hiệu lực, việc TAND Q.Cầu Giấy đưa ra xét xử là vi phạm pháp luật. Thế nhưng TAND Q.Cầu Giấy vẫn đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt Luyện 12 tháng tù giam.
Án bị kháng cáo, tại phiên xét xử phúc thẩm sáng 16.4, ngay sau phần thủ tục phiên tòa, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - đại diện Viện KSND TP.Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa - đã chỉ ra hàng loạt sai sót nghiêm trọng trong quá trình thụ lý vụ án mà phiên tòa phúc thẩm không có điều kiện làm rõ khiến quyền lợi của công dân không được đảm bảo và đề nghị HĐXX trả lại hồ sơ để điều tra lại, nhưng HĐXX vẫn cho tiến hành phiên xử. Sau phần thẩm vấn, đến phần tranh luận, vị đại diện VKS đã khẳng định việc TAND TP.Hà Nội không có quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành án khiến Nguyễn Thị Luyện cùng lúc phải chịu hai bản án sơ thẩm và giám đốc thẩm về cùng một hành vi là vi phạm vào Điều 276 Bộ luật TTHS.
“Đây là một việc hy hữu bởi bản án đã bị kháng nghị giám đốc thẩm mà vẫn phải chấp hành bản án cũ. Không có quyết định tạm đình chỉ thi hành án dẫn đến bị cáo bị phạt 2 lần về một hành vi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của họ. Một bản án đã bị hủy thì không có lý gì mà họ vẫn phải chấp hành bản án đó. Quyết định giám đốc thẩm nhận xét rằng, hành vi của Luyện là nguy hiểm, coi thường pháp luật, thế nhưng cơ quan thi hành án và TAND huyện Chương Mỹ lại có những nhận xét hết sức tốt về thái độ chấp hành pháp luật của Luyện. Đây là điều không thể hiểu nổi, vì vậy đề nghị HĐXX trả hồ sơ làm rõ” - bà Mai một lần nữa đề nghị.
HĐXX đã buộc phải dừng phiên tòa. Vụ án chưa biết đến bao giờ mới mở trở lại, Nguyễn Thị Luyện vẫn tiếp tục chịu cùng lúc hai bản án về một hành vi của mình.
Sáng 16.4, TANDTP đưa vụ án “chống người thi hành công vụ” ra xét xử. Tuy nhiên, phiên xử buộc phải dừng lại bởi quá trình xét xử lộ ra hàng loạt chuyện như đùa, vi phạm nghiêm trọng tố tụng xảy ra trong quá trình đưa vụ án ra xét xử.
Vụ việc tóm tắt như sau: Khoảng 21h30 ngày 8.10.2011, một người tên Đạt, chở Phạm Thanh Hải (SN 1998) không đội mũ bảo hiểm đi trên đường Vũ Phạm Hàm (Yên Hòa, Cầu Giấy) thì bị tổ tuần tra cảnh sát cơ động, CA TP.Hà Nội gồm các ông Đào Công Hà, Trần Văn Tứ, Lưu Bảo Anh, Phạm Tùng Nam dừng xe. Hải đã gọi điện cho người thân của mình là Nguyễn Thị Luyện (SN 1978) cầu cứu. Thấy vậy, Luyện đi ra gặp tổ công tác xin nhưng không được chấp nhận, thế là xảy ra cãi vã, đôi co giữa Luyện và cảnh sát cơ động Trần Văn Tứ.
Sau đó, chính Luyện yêu cầu tất cả về CA P.Yên Hòa giải quyết. Tại CA P.Yên Hòa, Đại đội trưởng Đại đội CSCĐ Phan Thanh Hà đã cảnh cáo Hải, Đạt về hành vi không đội mũ bảo hiểm và dàn hòa giữa Luyện với CSCĐ Trần Văn Tứ rồi tất cả ra về, không lập biên bản bất cứ việc gì. Tuy nhiên, ít bữa sau trên mạng Internet xuất hiện một đoạn clip về vụ việc thế là hơn 1 tháng sau Nguyễn Thị Luyện bị CA Q.Cầu Giấy, Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam về tội “chống người thi hành công vụ”.
Ngày 4.1.2012, vụ án được TAND quận Cầu Giấy đưa ra xét xử, HĐXX đã tuyên phạt Nguyễn Thị Luyện 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 23 tháng. Án không có kháng cáo, bản án được ủy thác đến TAND huyện Chương Mỹ, Hà Nội (nơi cư trú của Luyện) thi hành.
Trong quá trình chấp hành bản án, cơ quan thi hành án dân sự, CA huyện Chương Mỹ đã có đề nghị TAND huyện Chương Mỹ rút ngắn thời gian thử thách cho Luyện. Ngày 1.2.2013, đề nghị này đã được TAND huyện Chương Mỹ chấp nhận và rút ngắn 5 tháng thời gian thử thách đối với Nguyễn Thị Luyện.
Tòa sai, ai chịu?
Điều bất ngờ là ngày 20.1.2013, Nguyễn Thị Luyện nhận được tống đạt của TAND Q.Cầu Giấy triệu tập tới TAND Q.Cầu Giấy vào ngày 23.1 để xét xử vụ án “chống người thi hành công vụ” mà chính Nguyễn Thị Luyện đang thi hành gần xong. Tới phiên xét xử, Luyện mới tá hỏa là sau khi bản án sơ thẩm lần 1 có hiệu lực, 7 tháng sau, TAND TP.Hà Nội ra kháng nghị và quyết định giám đốc thẩm vì cho rằng cần phải xử nặng hành vi của Luyện nên tuyên hủy bản án đó để TAND Q.Cầu Giấy xử lại.
Tại phiên tòa, Luyện khẳng định không được nhận quyết định giám đốc thẩm và trưng ra các bằng chứng về việc cả cơ quan thi hành án lẫn TAND huyện Chương Mỹ đều không được nhận quyết định giám đốc thẩm, vì vậy vẫn đang thi hành bản án cũ vì án đang có hiệu lực, việc TAND Q.Cầu Giấy đưa ra xét xử là vi phạm pháp luật. Thế nhưng TAND Q.Cầu Giấy vẫn đưa vụ án ra xét xử và tuyên phạt Luyện 12 tháng tù giam.
Án bị kháng cáo, tại phiên xét xử phúc thẩm sáng 16.4, ngay sau phần thủ tục phiên tòa, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - đại diện Viện KSND TP.Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa - đã chỉ ra hàng loạt sai sót nghiêm trọng trong quá trình thụ lý vụ án mà phiên tòa phúc thẩm không có điều kiện làm rõ khiến quyền lợi của công dân không được đảm bảo và đề nghị HĐXX trả lại hồ sơ để điều tra lại, nhưng HĐXX vẫn cho tiến hành phiên xử. Sau phần thẩm vấn, đến phần tranh luận, vị đại diện VKS đã khẳng định việc TAND TP.Hà Nội không có quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành án khiến Nguyễn Thị Luyện cùng lúc phải chịu hai bản án sơ thẩm và giám đốc thẩm về cùng một hành vi là vi phạm vào Điều 276 Bộ luật TTHS.
“Đây là một việc hy hữu bởi bản án đã bị kháng nghị giám đốc thẩm mà vẫn phải chấp hành bản án cũ. Không có quyết định tạm đình chỉ thi hành án dẫn đến bị cáo bị phạt 2 lần về một hành vi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của họ. Một bản án đã bị hủy thì không có lý gì mà họ vẫn phải chấp hành bản án đó. Quyết định giám đốc thẩm nhận xét rằng, hành vi của Luyện là nguy hiểm, coi thường pháp luật, thế nhưng cơ quan thi hành án và TAND huyện Chương Mỹ lại có những nhận xét hết sức tốt về thái độ chấp hành pháp luật của Luyện. Đây là điều không thể hiểu nổi, vì vậy đề nghị HĐXX trả hồ sơ làm rõ” - bà Mai một lần nữa đề nghị.
HĐXX đã buộc phải dừng phiên tòa. Vụ án chưa biết đến bao giờ mới mở trở lại, Nguyễn Thị Luyện vẫn tiếp tục chịu cùng lúc hai bản án về một hành vi của mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét