Clip diễn thuyết "Sự trăn trở của một kẻ lười biếng" dài hơn 1 tiếng đồng hồ của một học sinh lớp 12 gây nhiều suy nghĩ cho cộng đồng.
Tất nhiên, không phải vô cớ mà clip dài 1 tiếng lại nổi tiếng và lan truyền với tốc độ chóng mặt như vậy. Có nhiều lí do để video mang tên “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng” nhận được nhiều sự chú ý của cư dân mạng.
Lượt view "khủng" dù clip rất dài
Thực tế, những điều cậu bạn lớp 12 nói về “sự trăn trở” suốt 1 tiếng đồng hồ không hề mới, thậm chí có phần hơi cũ khi tất cả những vấn đề đó đều đã xuất hiện nhan nhản trên mặt báo như bệnh thành tích, học vẹt, học đối phó, áp lực điểm số, áp lực thi cử, mất tính sáng tạo và khả năng phát triển năng lực...
Tuy thế, những người trên báo lên tiếng về sự “không hoàn hảo” của nền giáo dục Việt Nam không ai đang học lớp 12 cả, họ đều là những giáo sư, tiến sĩ, hay ít nhất cũng là thạc sĩ. Vậy việc một cậu bé còn đang ngồi ghế nhà trường tự quay clip công khai đề cập một cách táo bạo vấn đề này là trường hợp trẻ nhất từ trước đến nay.
Thứ ba, cậu sử dụng rất nhiều trích dẫn, dẫn chứng, ví dụ cùng các kiến thức từ các môn học, lĩnh vực khác nhau khiến người nghe bất ngờ trước sự am hiểu của một học sinh lớp 12. Cuối cùng và cũng là quan trọng nhất, khả năng hùng biện, diễn thuyết của cậu bạn khá tốt, không những thế, cậu còn sử dụng linh hoạt ngôn ngữ hình thể, lên xuống giọng nói, sử dụng đồ vật minh họa hay đổi cảnh, đổi trang phục giúp người xem đỡ nhàm chán.
Clip "Sự trăn trở của một kẻ lười biếng"
Đúng như chưa đủHiện tại, clip gợi lên nhiều vấn đề vẫn đang gây tranh cãi dư luận, đặc biệt là vấn đề “chỉ nên học đến lớp 9”, một bên là đồng ý với hệ thống quan điểm mà cậu đưa ra, bên còn lại không đồng ý hoàn toàn những gì cậu nói. Cậu nói: “Nếu có người hỏi tôi kiến thức lớp mấy là cơ bản, với tôi lớp nào cũng có những kiến thức cơ bản mà chúng ta cần phải học nhưng song hành với chúng là có quá nhiều thứ chẳng cơ bản và chẳng cần thiết chút nào. Nếu có người hỏi tiếp thế học đến lớp mấy thì đủ, lớp 9 là câu trả lời”.
Dù thế nào đi nữa, chủ nhân của clip vẫn là học sinh lớp 12, vẫn còn trong độ tuổi đi học trong ghế nhà trường. Tức là cậu vẫn chưa trải qua một khoảng thời gian để nhìn lại là mình có sử dụng kiến thức của những năm cấp 3 hay không nên khi cậu nói “học đến lớp 9 là đủ” thì vẫn không thể thuyết phục bằng một người đã đi làm và thành đạt ngoài xã hội.
Những gì cậu nói khiến người xem bất ngờ nhưng vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục
Mà “lo chưa tới” thì gia đình và nhà trường phải lo “giùm”. Và cách mà nhà trường lo là cung cấp tất cả các kiến thức cần thiết để khi các em phát triển về nhận thức thì sẽ hiểu rõ mình muốn theo đuổi môn học nào, muốn phát triển theo ngành nào, muốn tìm tòi và khám phá lĩnh vực nào. Cha mẹ nào cũng muốn con mình đầy đủ theo cách mà họ nghĩ là tốt nhất thì người làm giáo dục cũng muốn truyền tải tất cả những tinh hoa kiến thức mà họ nghĩ là cần thiết.
Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) Nguyễn Minh Thu
Và đặc biệt, đi học không chỉ là trau dồi kiến thức mà còn rèn luyện tư duy quan sát và phân tích bản chất vấn đề. Có thể tất cả những kiến thức mà chúng ta được học không được sử dụng, nhưng nó vô tình thấm dần qua thời gian tạo nên một tư duy lớn hơn, cao cấp hơn. Có thể thấy điều này qua sự khác nhau giữa cách nói chuyện, suy nghĩ của những người tốt nghiệp THPT với những người chỉ tốt nghiệp THCS, sự khác nhau giữa cách nói chuyện, suy nghĩ của những người tốt nghiệp đại học với những người chỉ tốt nghiệp THPT… Tất nhiên, những trường hợp thiểu số thì không bàn tới.
Hồ Nguyễn Minh Anh (từng đi du học Mỹ về chuyên ngành Sinh học và hiện đang là giáo viên giảng dạy tại trường Y Dược, Tp.HCM) cho biết thêm: “Câu trả lời là học để hiểu và ứng dụng vào công việc hằng ngày. Học để có hiểu biết nhiều và có thể hòa mình vào nhiều môi trường và cộng đồng khác nhau. Ngoài ra, học nhiều để có thể kích thích sự tăng trưởng của não bộ và số lượng thông tin dự trữ cho thế hệ sau qua DNA”.
Những gì cậu nói chứng tỏ cậu rất quan tâm đến nền giáo dục nước nhà
Cậu nói: “Đánh giá nhau không quan trọng là anh biết được bao nhiêu, mà là anh làm được bao nhiêu với những gì anh biết”. Và mọi người đang trông đợi xem cậu làm được bao nhiêu với những gì cậu nói.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét