Marketing là toàn bộ những nỗ lực để duy trì, mở rộng và phát triển nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp (DN). Trong hoạt động kinh doanh quy luật 80/20 rất phổ biến. Nếu DN không tiến hành bất kỳ một động tác mar keling nào thì mỗi năm sẽ mất đi 20% khách hàng, nhưng không bao giờ mất hết. Bao giờ, cũng có một nhóm 20% khách hàng tạo ra đến 80% doanh thu của DN - đây chính là nhóm khách hàng mục tiêu của DN.
Với một sản phẩm hàng hoá dịch vụ nào đó, khách hàng trên thị trưòng có thể phân thành bốn nhóm: nhóm không có nhu cầu, nhóm khách hàng tiềm năng (có nhu cầu nhưng hiện tại chưa đủ khả năng thanh toán), khách hàng hiện tại trong đó đặc biệt quan trọng là nhóm khách hàng mục tiêu) và nhóm khách hàng của đối thủ cung cấp cùng loại hàng hoá dịch vụ. Như vậy để duy trì và phát triển khách hàng, nhiệm của marketing DN là phải tìm kiếm khách hàng mới ở nhóm khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng của đôí thủ.
Nếu phát triển khách hàng mới dù khách hàng tiềm năng thì DN phải mất nhiều thời gian, chi phí hơn và đôi khi việc đầu tư đó là không hiệu quả nếu không muốn nói là không tưởng. Phát triển khách hàng mới từ nhóm khách hàng của đối thủ là một việc khó đòi hỏi phải biết phân đoạn trong marketing để xác định đối tượng phù họp, quan trọng hơn nó đòi hỏi phải có một nghệ thuật.
Hoạt động marketing đòi hỏi tính sáng tạo, biết tìm ra sự khác biệt, biết phát hiện cái mới và có thể bắt đầu từ nhiều khía cạnh: sản phẩm, cách phân phối, cách tiếp cận, hình thức quảng bá,...
Marketing hiện đại là phức hợp của rất nhiều yếu tố - rất nhiều Product - sản phẩm, Price - giá cả, Promotion - quảng bá, Person - con nguời, Profil - lợi nhuận, Public- hoạl động công cộng,...). Mỗi một yếu tố lại hàm chứa rất nhiều chi tiết, cấu phần nhỏ khác nhau. Sự sáng tạo có thể bắt đầu từ mỗi chi tiết nhỏ đó.
Có thể dẫn ra đây rất nhiều ví dụ, một sự thay đổi nhỏ trong việc xác định đối tượng tiếp cận (đánh vào "thế hệ mới" - Lứa tuổi 4 -6) đã góp phần nâng thị phần của Pepsi (so với Coca) từ 20% những năm 70 lên 40% vào những năm 90 của thế kỷ qua. Hoặc chỉ là một chút sáng tạo trong cách thức phân phối cùng với nét mới trong việc tạo hình ảnh đã đưa thương hiệu Trung Nguyên (cà phê) trở nên nổi tiếng khắp cả nước chỉ trong một thời gian ngắn.
Nếu ví marketing như con cá thì có thể hiểu mỗi chiếc xương giăm cũng góp phần tạo nên bộ khung của con cá đó. Marketing là nỗ lực tìm những xương giăm nhỏ để làm nên con cá lớn. Xin đựơc dẫn nhận xét này thay cho lời kết với mong muốn mỗi DN sẽ biết cách tạo nên những chiêc "xương giăm" riêng cho mình, để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường khắc nghiệt hiện nay.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét