1. Tăng trưởng GDP không phải là chỉ số hiệu quả của nền kinh tế. Nếu GDP tăng liên tục nhiều năm, song đi kèm lại là sự giảm hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, đầu tư tài chính, dịch vụ kéo dài thì đó chính là sự tích lũy nguy cơ khủng hoảng. Vì vậy, cần có hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của các ngành sản xuất, lĩnh vực đầu tư tài chính, ngành dịch vụ, được đánh giá và công bố hàng năm.
2. Cần thường xuyên nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nội địa, chống cạnh tranh không lành mạnh của sản phẩm nước ngoài, vừa đẩy mạnh xuất khẩu, vừa kiểm soát nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu hàng tiêu dùng để giữ nhập siêu ở mức chấp nhận được: không làm tăng liên tục nợ quốc gia tới mức mất an toàn.
3. Mở cửa thị trường tài chính và đưa công cụ tài chính mới vào thị trường đi liền với tăng khả năng kiểm soát rủi ro của nhà nước với thị trường này. Ngân hàng thương mại phải làm tốt vai trò “cảnh sát hiệu quả” của nền kinh tế khi phân bổ vốn của thị trường vốn, Ngân hàng Nhà nước phải giám sát được hiệu quả và rủi ro của các ngân hàng thương mại, đầu tư. Nhà nước phải giám sát được hoạt động của Ngân hàng Nhà nước theo nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước.
4. Cần phát triển các công ty đánh giá tín nhiệm của Nhà nước và trong nước để đánh giá sự tín nhiệm của các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại, đầu tư, không chỉ lệ thuộc vào sự đánh giá của các công ty nước ngoài. Trong trường hợp có sự đánh giá khác biệt giữa các tổ chức đánh giá trong nước và nước ngoài, cần dựa vào các công ty trong nước để làm rõ sự khác biệt đó.
5. Cần có phương án đảm bảo dự trữ quốc gia lâu dài, bền vững trong điều kiện là một nước nhập siêu kéo dài.
6. Cần có kế hoạch vay và trả nợ quốc tế bền vững, được ít nhất 3 cơ quan: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước theo dõi giám sát và đánh giá, báo cáo độc lập lên Chính phủ.
7. Cần dự trữ ngoại tệ ở nhiều loại ngoại tệ, đặc biệt là các ngoại tệ được kiểm soát giá trị bởi nhiều nước (ví dụ đồng EURO), đảm bảo an toàn và giữ được giá trị có biến động quốc tế.
8. Cần khuyến khích lối sống tiết kiệm, làm cho nó trở thành truyền thống mới của Việt Nam trong thời kỳ tăng trưởng trong thế kỷ 21, là một trong những tiền đề quan trọng nhất để phát triển bền vững.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét