Một số câu hỏi lý thuyết ôn tập giúp các bạn Sinh viên hệ thống lại kiến thức và ôn tập dễ dàng hơn, khi đang nghiên cứu và ôn thi môn Nguyên Lý Bảo hiểm.....
1. Câu hỏi: Bảo hiểm con người phi nhân thọ có áp dụng thế quyền không?
Trả lời: Người bảo hiểm không được vận dụng nguyên tắc thế quyền. Trong mọi trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong, thương tật hoặc ốm đau do hành vi trực tiếp hay gián tiếp của người thứ ba gây ra, người bảo hiểm vẫn có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm mà không được thế quyền đòi người thứ ba phần trách nhiệm do họ gây ra. Người thứ ba phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
2. Câu hỏi: Trong bảo hiểm con người không đề cập tới bảo hiểm trùng nghĩa là thế nào?
Trả lời: Điều này được hiểu là quyền lợi của người thụ hưởng bảo hiểm trong các HĐBH con người là độc lập nhau. Một người có thể đồng thời là người được bảo hiểm ở nhiều HĐBH con người khác nhau, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm trả tiền bảo hiểm ở các hợp đồng, việc trả tiền ở các HĐBH là hoàn toàn độc lập nhau.
- Ví dụ: Ông X đồng thời là người được bảo hiểm của HĐBH sinh mạng cá nhân, bảo hiểm khách du lịch và bảo hiểm tai nạn hành khách. Trong thời hạn hiệu lực của các hợp đồng, trên đường đi du lịch bằng xe khách, ông X bị tử vong do xe khách bị lật đổ (rủi ro được bảo hiểm). Trong trường hợp này, trách nhiệm trả tiền theo các HĐBH sinh mạng cá nhân, bảo hiểm khách du lịch và bảo hiểm tai nạn hành khách cho người thụ hưởng là không phụ thuộc vào nhau.
3. Câu hỏi: Công ty bảo hiểm nào không kinh doanh bảo hiểm y tế- sức khỏe-con người-?
Trả lời: Đó là các công ty Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ, có rất nhiều trên thị trường như Bảo Minh, Bảo Việt, Bảo Long,...
4. Câu hỏi: Lý do nên mua bảo hiểm nhân thọ?
Bảo vệ chống mất mát thu nhập
Bạn có thu nhập là bao nhiêu? Bạn có biết chắc rằng mình qua đời khi nào không.? Nếu khoản thu nhập đó mất đi vì lý do bạn qua đời sớm hay bị thương tật không còn khả năng làm việc nữa thì gia đình bạn có còn nhận được khoản thu nhập này nữa. Vậy bạn làm gì để bảo vệ nguồn thu nhập?
BH cho bạn giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Bạn chọn hình thức tiết kiệm nào?
Bạn muốn tiết kiệm để có khoản tiền lớn chi dùng cho sau này. Mỗi năm bạn tiết kiệm 5 triệu. Bạn phải mất bao nhiêu năm để có 500 triệu? 100 năm? thời gian không ngắn. BH cho bạn giải pháp tiết kiệm để bạn sẽ luôn nhận được 500 triệu trong 1 thời gian mà bạn hay gia đình bạn có thể chờ đợi thì bạn nghĩ sao? có thể chỉ cần 1 hay 2 năm, hay 10, 20 năm.....
- Có cách nào tạo ra tài sản lớn cho bạn hay gia đình bạn không?
Nếu bạn tiết kiệm 10 triệu 1 năm thì phải mất 20 năm bạn mới có 200 triệu, nếu lỡ có chuyện gì với bạn trước 20 năm thì bạn không có 200 triệu nữa. Nhưng nếu BH cho bạn luôn nhận được 200 triệu dù có chuyện không may xảy ra đối với bạn trước 20 năm. Và nghiễm nhiên bạn nhận được ngay số tiền lớn đó không cần phải tiết kiệm đến 20 năm.
- Nếu bạn cần 1 khoản tiền lớn thì bạn làm gì bây giờ?
Bạn cần 1 khoản tiền lớn sau này cho con đi học hay mua nhà, mua xe thì bạn làm gì ngay bây giờ? Chắc chắn là tiết kiệm rồi đúng không.
- Nếu bạn phải vào viện thì bạn muốn ai trả tiền cho bạn?
Sức khỏe là điều mà mọi người không nói trước được. Ngay cả bạn rất quan tâm đến sức khỏe của mình nhưng mỗi năm đến thì sức khỏe của bạn lại giảm 1 chút. Bạn thử so sáng sức khỏe của bạn khi bạn 20 tuổi với lúc bạn 30, hay lúc 30 với 40 .... Nhưng điều đáng nói là con người có thể chết vì một bênh nào đó.
Nhưng nếu bạn nằm viện thì bạn muốn ai chi tiền viện phí cho bạn? Nếu có hai bên đứng ra trả viện phí cho bạn thì bạn chọn bên nào: bên A là gia đình bạn đó là cha mẹ, vợ con bạn; bên B là người mà bạn không hề quen biết. Bạn chọn bên nào. Bên A hay B. Nếu bên B thì hãy nói với tôi, tôi sẽ cho bạn biết đó là ai. Là BH đó .
- Ai là trả lương và trả các chi phí khác cho khi bạn bị thương tật không còn khả năng làm việc nữa?
Nếu bạn bị thương tật thì chi phí cho gia đình có tăng không? Bạn có thu nhập hàng tháng không? hoàn toàn không! Thật là bất hạnh làm sao khi bạn vẫn sống mà không có thu nhập trong khi đó người thân lại phải trả chi phí cao hơn ngày thường.
Bạn nghĩ thế nào nếu có kế hoạch mà nếu chuyện không may xảy ra đối với bạn thì bạn vẫn có thu nhập trong khi gia đình bạn và bạn đã có 1 người khác đứng ra chi trả cho chi phí phát sinh của bạn.
- Giá trị con người bạn về lợi ích kinh tế là bao nhiêu. Bạn đáng giá bao nhiêu?
Với 1 người làm ra 3 triệu 1 tháng. vậy 1 năm là 36 triệu. 10 năm là 360 triệu. vậy 20 năm 30 năm... là bao nhiêu. Nếu bạn có thu nhập cao thì con số đó không nhỏ đâu.
Có cách nào đảm bảo rằng giá trị con người bạn luôn luôn là như vậy bất kể bạn sống hay chết không. Nếu có giải pháp mà giá trị con người bạn luôn được thể hiện thì bạn có tham gia không.
- Nếu bạn là doanh nhân thì đầu tư vào đâu là hiệu quả nhất?
Bạn dành ra hàng chục triệu hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng để đầu tư vào 1 dự án kinh doanh. Dù bạn kinh doanh giỏi tới cỡ nào thì bạn luôn chịu một hệ só rủi ro nào đó? bạn có phương án kinh doanh nào mà bạn không bao giờ bị lỗ không? Nếu bây giờ có 1 dự án kinh doanh là đảm bảo hệ số rủi ro bằng không, và lãi ít nhất từ 3 đến 100 lần tùy thuộc thời gian, bạn nghĩ thế nào?
- Bạn thể hiện tình yêu thương chăm sóc đối với gia đình tương lai của bạn như thế nào?
Nếu bạn nghĩ chu cấp đầy đủ cho gia đình của bạn ngày hôm nay nhưng nếu bạn không còn sống để chu cấp tiếp thì gia đình bạn sẽ ra sao. Nếu chu cấp tất cả cho ngày hôm nay mà ngày mai có thể túng thiếu thì thật là đáng trách.
Nếu bạn có con cái bạn nghĩ rằng mình chu cấp cho nó đầy đủ hôm nay thì bạn đã hoàn thành trách nhiệm. Nhưng nếu có điều không may xảy ra với đứa con thân yêu của bạn và tất cả những thứ mà bạn đã xây dựng cho nó trở nên vô ích. Bạn đã xây dựng cho con bạn 1 lâu đài mà quên xây dựng tường thành để bảo vệ lâu đài đó. Nếu có giải pháp mà sự chăm sóc của bạn dành cho con cái là một bức tường vững chắc trong suốt quãng đời của nó, chính nó thay bạn chăm sóc cho con cái bạn khi bạn không còn khả năng. Chính bạn chăm sóc tương lai cho con cái thì tương lai sẽ chăm sóc nó băng phương án mà tôi dành cho bạn .
- Nếu bạn chưa có lương hưu thì cuộc đời khi bạn xế chiều sẽ ra sao?
Nếu bạn thấy những cảnh mà các cụ già phải vật lộn với cuộc sống để tồn tại thì bạn mới thấy tầm quan trọng của tiền lương hưu.
Bạn về hưu với 1 khoản tiền hàng tháng, nhưng nếu bạn qua đời sớm thì gia đình bạn có nhận được tiền lương hưu của bạn không, thật bất công khi một người làm lụng cả đời và dành ra 1 khoản để khi mình về hưu có.
5. Câu hỏi: Bảo hiểm xã hội là gì?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
6. Câu hỏi: Phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo hiểm xã hội?
Trả lời:Theo quy định tại Điều 1 Luật Bảo hiểm xã hội: Luật này quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; tổ chức bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
- Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm mang tính kinh doanh.
7. Câu hỏi: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?
Trả lời:Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia.
8. Câu hỏi: Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Trả lời:Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.
9. Câu hỏi: Bảo hiểm xã hội dựa trên những nguyên tắc nào?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội dựa trên những nguyên tắc sau:
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
- Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.
- Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
10. Câu hỏi: Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Trả lời:Theo quy định tại Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội gồm:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
11. Câu hỏi: Hiểu thế nào là người lao động?
Trả lời:Theo quy định tại Điều 6 Bộ Luật lao động: Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.
12. Câu hỏi: Hiểu như thế nào người thất nghiệp?
Trả lời:Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội: Người thất nghiệp được hiểu là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
13. Câu hỏi:Hiểu thế nào là người sử dụng lao động?
Trả lời:Theo quy định tại Điều 6 Bộ Luật lao động: Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động.
14. Câu hỏi: Hiểu thế nào là người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Trả lời:Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội: Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
15. Câu hỏi: Thế nào là thời gian đóng bảo hiểm xã hội?
Trả lời:Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
16. Câu hỏi: Hợp đồng lao động là gì?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 26 của Bộ Luật lao động: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
17. Câu hỏi:Có mấy loại hợp đồng lao động?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 27 Bộ Luật lao động, hợp đồng lao động có các loại sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một năm đến ba năm.
- Hợp đồng lao động theo mùa, vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm.
18. Câu hỏi: Hãy cho biết nội dung cơ bản của hợp đồng lao động?
Trả lời : Theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Bộ Luật lao động, hợp đồng lao động phải có những nội dung cơ bản sau đây:
- Công việc phải làm.
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
- Tiền lương.
- Địa điểm làm việc.
- Thời hạn hợp đồng.
- Điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động.
19. Câu hỏi:Thỏa ước lao động tập thể bao gồm những nội dung gì?
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Bộ Luật Lao động, nội dung chủ yếu của thỏa ước lao động tập thể bao gồm :
- Việc làm và bảo đảm việc làm.
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
- Tiền lương, phụ cấp lương, tiền thưởng.
- Định mức lao động.
- An toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động.
20. Câu hỏi: Quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 15 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
- Ьược cấp sổ bảo hiểm xã hội;
- Nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc;
- Nhận lư¬ơng h¬ưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời;
- H¬ưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
i. Đang hưởng lư¬ơng hư¬u;
ii. + Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
iii. + Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Uỷ quyền cho ngư¬ời khác nhận lư¬ơng h¬ưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội;
- Yêu cầu ngư¬ời sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội; yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, quyền đư¬ợc hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội;
- Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
21. Câu hỏi:Trách nhiệm của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Trả lời:Theo quy định tại Điều 16 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội có các trách nhiệm sau đây:
- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
- Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội;
- Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định;
- Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
- Ngoài việc thực hiện các trách nhiệm trên, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn có các trách nhiệm sau đây:
i. + Đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
ii. + Thông báo hằng tháng với tổ chức bảo hiểm xã hội về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp;
iii. + Nhận việc làm hoặc tham gia khoá học nghề phù hợp khi tổ chức bảo hiểm xã hội giới thiệu.
22. Câu hỏi: Quyền của người sử dụng lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động được quy định như thế nào?
Trả lời:Theo quy định tại Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động có các quyền sau đây:
- Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
23. Câu hỏi: Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động được quy định như thế nào?
Trả lời:Theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động có các trách nhiệm sau đây:
- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định;
- Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của ng¬ười lao động trong thời gian ngư¬ời lao động làm việc;
- Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;
- Lập hồ sơ để ng¬ười lao động được cấp sổ, đóng và hư¬ởng bảo hiểm xã hội;
- Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;
- Giới thiệu ngư¬ời lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
- Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của ngư¬ời lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;
- Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
24. Câu hỏi: Vị trí và chức năng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như thế nào?
Trả lời:Nghị định 94/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định:
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định của pháp luật.
- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế, của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
25. Câu hỏi: Hệ thống tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như thế nào?
Trả lời:Nghị định 94/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, gồm có:
- Ở Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Bảo hiểm xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố.
26. Câu hỏi: Quyền của tổ chức bảo hiểm xã hội khi tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo hiểm xã hội: Tổ chức bảo hiểm xã hội khi tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
- Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật;
- Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội không đúng quy định;
- Khiếu nại về bảo hiểm xã hội;
- Kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội và trả các chế độ bảo hiểm xã hội;
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội;
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
27. Câu hỏi: Trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội khi tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Trả lời:Theo quy định tại Điều 20 Luật Bảo hiểm xã hội: Tổ chức bảo hiểm xã hội khi tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội có các trách nhiệm sau:
- Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; hướng dẫn thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội;
- Thực hiện việc thu bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
- Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội; thực hiện việc trả lương h¬ưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn;
- Cấp sổ bảo hiểm xã hội đến từng người lao động;
- Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trư¬ởng quỹ bảo hiểm xã hội;
- Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán, hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội;
- Giới thiệu ng¬ười lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
- Định kỳ sáu tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội. Hằng năm, báo cáo Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội;
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền đư¬ợc hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi ngư¬ời lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
- Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà n¬ước có thẩm quyền;
- Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội;
- Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội;
- Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
28. Câu hỏi: Luật Bảo hiểm xã hội quy định quyền của tổ chức công đoàn như thế nào?
Trả lời:Theo quy định tại Điều 11 Luật Bảo hiểm xã hội: Tổ chức công đoàn có các quyền sau đây:
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
- Yêu cầu người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về bảo hiểm xã hội của người lao động;
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
29. Câu hỏi: Luật Bảo hiểm xã hội quy định trách nhiệm của tổ chức công đoàn như thế nào?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 11 Luật Bảo hiểm xã hội: Tổ chức công đoàn có trách nhiệm sau đây:
- Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với người lao động;
- Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội.
30. Câu hỏi: Vai trò của chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động?
Trả lời: Mục đích lớn nhất của bảo hiểm xã hội là bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình họ, người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập mất đi khi họ bị suy giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm; khi họ hết tuổi lao động theo quy định sẽ được hưởng chế độ hưu trí (lương hưu); khi chết sẽ được hưởng trợ cấp tiền tuất, mai táng phí; ngoài ra được hưởng trợ cấp khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và dưỡng sức.
Tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động yên tâm cống hiến và không phải lo lắng nhiều về những rủi ro mà mình có thể gặp phải trong hoạt động lao động sản xuất, công tác, sinh hoạt. Bảo hiểm xã hội góp phần làm hạn chế và điều hòa các mâu thuẫn giữa người tham gia bảo hiểm xã hội và người sử dụng lao động, tạo môi trường làm việc ổn định, đảm bảo cho hoạt động lao động sản xuất, công tác với hiệu quả cao, từ đó góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.
31. Câu hỏi: Bảo hiểm xã hội góp phần thực hiện công bằng xã hội như thế nào?
Trả lời:Bảo hiểm xã hội dựa trên nguyên tắc người lao động bình đẳng trong nghĩa vụ đóng góp và quyền lợi mình được hưởng bảo hiểm xã hội. Thông qua hoạt động, Quỹ bảo hiểm xã hội tham gia vào việc phân phối và phân phối lại thu nhập xã hội giữa những người lao động thế hệ trước với thế hệ sau, giữa những ngành nghề sản xuất, giữa những người thu nhập cao và thu nhập thấp, giữa các giới, giữa những người may mắn và không may mắn. Vì vậy, bảo hiểm xã hội góp phần thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
32. Câu hỏi: Vai trò của Quỹ bảo hiểm xã hội đối với nền kinh tế của đất nước?
Trả lời: Quỹ bảo hiểm xã hội là nguồn tài chính lớn hình thành từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động được tồn tích lại, nguồn tài chính này tương đối nhàn rỗi vì có thể tính toán tương đối chính xác nhu cầu chi trả bảo hiểm xã hội, chi phí quản lý. Để bảo toàn và phát triển nguồn quỹ nhàn rỗi, bảo hiểm xã hội đem đầu tư lại cho nền kinh tế trong các chương trình, dự án kinh tế - xã hội sẽ phát huy tác dụng lớn và mang lại hiệu quả, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, đặc biệt trong điều kiện hiện nay, Đảng và Nhà nước đã khẳng định phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nội lực là chính thì nguồn đầu tư tiền nhàn rỗi từ Quỹ bảo hiểm xã hội là một kênh quan trọng.
33. Câu hỏi: Hiểu thế nào là người lao động được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối với bảo hiểm xã hội?
Trả lời: Tất cả người lao động trong xã hội đều được hưởng thụ bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc “có đóng, có hưởng”, “lấy số đông bù số ít”; vừa mang tính bắt buộc vừa mang tính tự nguyện; Nhà nước và người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động, ngược lại người lao động cũng có trách nhiệm phải tự bảo hiểm cho mình (khi không may gặp phải những rủi ro, về già…); sự đóng góp của các bên tham gia để tự hình thành quỹ bảo hiểm xã hội độc lập và tập trung… Sự bình đẳng, công bằng trong bảo hiểm xã hội trước hết phải được xét dưới góc độ mối quan hệ giữa đóng góp và hưởng thụ tương ứng; công bằng không có nghĩa là sự san đều giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động có quyền tham gia bảo hiểm xã hội.
34. Câu hỏi: Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại?
o Trả lời:
o Sự giống nhau:
Hai loại bảo hiểm này được thực hiện trên cùng một nguyên tắc là: có tham gia đóng góp bảo hiểm thì mới được hưởng quyền lợi, không đóng góp thì không được đòi hỏi quyền lợi.
Hoạt động của hai loại bảo hiểm này đều nhằm để bù đắp tài chính cho các đối tượng tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải những rủi ro gây ra thiệt hại trong khuôn khổ bảo hiểm đang tham gia.
Phương thức hoạt động của hai loại hình bảo hiểm này đều mang tính “cộng đồng - lấy số đông bù số ít” tức là dùng số tiền đóng góp của số đông người tham gia để bù đắp, chia sẻ cho một số ít người gặp phải biến cố rủi ro gây ra tổn thất.
o Sự khác nhau:
Mục tiêu hoạt động của bảo hiểm thương mại là lợi nhuận. Mục tiêu hoạt động bảo hiểm xã hội là nhằm thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và các thành viên trong gia đình họ. Vì vậy hoạt động bảo hiểm xã hội là hoạt động phi lợi nhuận và nhằm mục đích an sinh xã hội.
Phạm vi hoạt động của bảo hiểm xã hội liên quan trực tiếp đến người lao động và các thành viên trong gia đình họ và chỉ diễn ra trong từng quốc gia. Hoạt động bảo hiểm thương mại rộng hơn, không chỉ diễn ra trong từng quốc gia mà còn trải rộng xuyên quốc gia, có mặt ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội bao gồm cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.
Cơ sở nguồn tiền đóng, mức đóng, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội hoàn toàn dựa vào thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động. Bảo hiểm xã hội thực hiện các quy định theo chính sách xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ để đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định chính trị của quốc gia.
Bảo hiểm thương mại thực hiện theo cơ chế thị trường và nguyên tắc hạch toán kinh doanh. Quan hệ giữa mức đóng góp và mức hưởng là quan hệ tương đồng thuần tuý, tức là ứng với mỗi mức đóng góp bảo hiểm nhất định thì khi xẩy ra rủi ro sẽ nhận được một mức quyền lợi tương ứng quy định trước.
Home
»
»Unlabelled
» ÔN TẬP NGUYÊN LÝ BẢO HIỂM - BHXH & BHTM
Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Popular Posts
-
AirlineDomains.com Make Offer TouristDomains.com Make Offer MinhphuGroup.com Make Offer TurkeyDomain.com Make Offer TouristDomain.com Make O...
-
Ai không biết đi đâu uống gì thì lụm ngay bí kíp này để dành đi uống từ từ đi ha... 1. Trà sữa nón lá Xe này bán take away nên giá hạt dẻ c...
-
Đợt trước mình có xin công ty nghỉ phép 1 ngày Thứ 6. Tận dụng thêm 2 ngày nghỉ cuối tuần nữa là được 3 ngày. Mình và đám bạn làm chuyến du ...
-
Rạp chiếu phim với thiết kế giường nằm theo phong cách hiện đại siêu đã luôn mấy chế ôi. Vào vừa nằm vừa xem phim thì tuyệt vời. Mấy chế đã ...
-
Dù trong quán net có khá đông người, nữ sinh vẫn thản nhiên “ngâm cứu” phim sex không chút ngượng ngùng. Chiều 7.5 trên mạng xã hội lan truy...
-
Là ca sĩ Việt đầu tiên bị lộ ảnh nhạy cảm, cú sốc đó khiến ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung biến mất khỏi làng giải trí trong nước. Ca sĩ Nguyễn Hồng...
-
Cặp đôi dễ thương Peem và Gun đã cất công lặn lội sang Việt Nam chụp bộ ảnh cưới siêu lung linh mang nét mộc mạc, tự nhiên. Nhiếp ảnh gia Sa...
-
Diễn viên đẹp trai Kim Đại Phong trong Đời Sống Chợ Đêm từng đống phim sex
-
Lần đầu tiên tại TP.HCM, cũng là lần đầu tiên tại Việt Nam sẽ có một thị trấn tuyết phủ trắng quanh năm suốt tháng như mu...
-
Đến Bát Tràng nặn gốm là xưa rồi, giờ đến Bát Tràng là để chụp ảnh chơi. Quả thực ngắm những bức ảnh dưới đây, bạn sẽ thấy một Bát Tràng hoà...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét