Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

Sự hiểu biết đúng đắn những công cụ ICC thiết thực cho thương mại quốc tế rất quan trọng cho người dùng. Không chỉ cho những nhà xuất khẩu, nhập khẩu và thương nhân mà các ngân hàng, công ty vận chuyển, giao nhận hàng hóa, các công ty bảo hiểm, tổ chức pháp lý cũng nên có được kiến thức chuyên sâu và tập trung để thành công trong công việc kinh doanh hàng ngày của mình. Từ nhu cầu thực tiễn đó, Viện Logistics Viết Nam (Vietnam Institute of Logistics - VIL) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), TAF tổ chức hội thảo “Sửa đổi bổ sung nội dung cập nhật nhất của Incoterms 2010 và Tín dụng chứng từ” tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh từ 27 tháng Hai đến 06 tháng Ba, 2012.
Theo các chuyên gia hiểu biết sâu rộng và nhiều kinh nghiệm về thực thi Incoterms. Mặc dù không phải là luật nhưng Incoterms là một thông lệ thương mại quốc tế được pháp luật thừa nhận. Incoterms 2010 là phiên bản mới nhất, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2011 với 11 điều kiện. Cụ thể:

EXW: người bán giao hàng bằng cách đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua tại một thời điểm thỏa thuận (nếu có), tại một nơi giao hàng đã nêu tên. Người bán không có nghĩa vụ đối với người mua trong việc lo hợp đồng vận chuyển mà người mua phải tự đảm nhận. Người mua phải chịu những rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hóa từ lúc hàng được giao. EXW thể hiện nghĩa vụ tối thiểu của người bán.

FCA: Với điều kiện này, người bán giao hàng cho người vận tải hoặc một người khác do người mua chỉ định tại trụ sở của người bán hoặc một nơi đã được nêu tên. Nếu nơi được nêu tên là trụ sở của người bán thì việc giao hàng được coi là hoàn tất khi hàng được bốc lên phương tiện vận chuyển của người mua. Nếu các bên muốn hàng hóa được giao ở một nơi khác thì việc giao hàng được coi là hoàn tất khi hàng được đắt dưới quyền định đoạt của người vận tải hoặc một người khác do người mua chỉ định. Người bán không có nghĩa vụ đối với người mua về việc lo hợp đồng vận tải trừ khi người mua yêu cầu hoặc nếu như điều này là thông lệ thương mại. Người bán phải cung cấp cho người mua bằng chứng thông thường rằng hàng hóa đã được giao. Người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu cho lô hàng, người mua làm thủ tục thông quan nhập khẩu nếu có.

CPT: Người bán giao hàng cho người vận tải hoặc người khác do người mua chỉ định tại địa điểm đã thỏa thuận. Người bán phải lo hợp đồng và thanh toán chi phí vận tải cần thiết để mang hàng đến địa điểm nêu trên. Với điều kiện này có hai điểm quan trọng, đó là rủi ro được chuyển sang người mua tại điểm giao hàng nhưng người bán phải lo hợp đồng vận tải đến điểm đích đã thỏa thuận. Chính vì rủi ro trong vận chuyển hàng hóa do người mua chịu nên người mua phải chú ý bảo vệ mình bằng cách mua bảo hiểm.

CIP: Thực chất điều kiện CIP là điều kiện CPT cộng thêm bảo hiểm. Theo đó, người bán phải lo ký hợp đồng bảo hiểm cho rủi ro của người mua trong việc mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận tải, nhưng với phạm vi nhỏ nhất.

DAT: Người bán được coi là giao hàng khi hàng hóa được dỡ xuống từ phương tiện vận tải đến, đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại nhà ga ở cảng hoặc đích đã định. Người bán phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mang hàng đến và dỡ hàng xuống. Người bán thông quan xuất khẩu và người mua thông quan nhập khẩu nếu có.

DAP: Người bán được coi là giao hàng khi hàng được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải đến, sẵn sàng để dỡ xuống tại điểm đích đã định. Rủi ro dỡ hàng xuống do người mua chịu trừ khi trong hợp đồng vận tải có điều khoản người bán chịu chi phí dỡ hàng. Người bán phải thông quan xuất khẩu và vận chuyển qua bất kỳ nước nào trước khi giao hàng thủ tục thông quan ở nước đích. Người mua phải lo thông quan nhập khẩu.

DDP: Thực chất nó cũng gần giống DAP, chỉ khác ở chỗ là người bán phải chịu trách nhiệm thông quan cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Bất kỳ khoản thuế VAT hay thuế khác nào phải nộp khi nhập khẩu sẽ do người bán chịu trừ khi có quy định khác và rõ ràng trong hợp đồng mua bán. DDP thể hiện trách nhiệm cao nhất của người bán.
Tất cả các điều kiện nêu trên đây có thể áp dụng cho bất kỳ phương thức vận chuyển nào.

FAS: Người bán được coi là giao hàng khi hàng được đặt dọc mạn tàu do người mua chỉ định tại cảng đi đã định. Nó phù hợp với các mặt hàng rời như dầu khí, sản phẩm công nghiệp nặng, phân bón… Tuy nhiên người mua cần cân nhắc vì trong một số trường hợp, luồng vào cảng cạn khiến tàu không cập sát bờ được mà phải đậu ngoài xa. Khi đó tiền thuê vận chuyển người mua phải chịu chi trả.

FOB: Người mua chỉ định hãng tàu và chịu trách nhiệm rủi ro cũng như chi trả phí vận chuyển. Người bán giao hàng đến các hãng vận chuyển chỉ định. Khi hàng đã lên boong, người bán không phải chịu trách nhiệm về những rủi ro. Người bán chịu trách nhiệm thông quan xuất khẩu nhưng không phải chịu trách nhiệm thông quan nhập khẩu.

CFR: Cũng giống như FOB, rủi ro được chuyển cho người mua khi hàng được chuyển lên boong tàu tại cảng bốc hàng. Tuy nhiên hợp đồng vận chuyển và thanh toán cước phí sẽ do người bán đảm nhận. Người bán chịu trách nhiệm thông quan xuất khẩu nhưng không phải chịu trách nhiệm thông quan nhập khẩu.

CIF: Cũng giống như CFR, nhưng người bán phải lo hợp đồng bảo hiểm rủi ro cho người mua trong việc mất mát hay hư hỏng trong quá trình vận chuyển với phạm vi bảo hiểm nhỏ nhất (bảo hiểm loại C của ICC). Chứng từ bảo hiểm người bán phải giao lại cho người mua.

Những điều kiện FAS; FOB; CFR; CIF có thể được áp dụng cho phương thức vận tải đường biển hoặc đường thủy trong đất liền.

Tuy nhiên xin khuyến cáo Incoterms 2010 không quy định người bán vận chuyển hàng đến điểm giao hàng như thế nào; người mua hoặc người bán nên có những biện pháp cẩn trọng gì để có lợi cho mình; chuyển quyền sở hữu hàng hóa; những trường hợp bất khả kháng được miễn nghĩa vụ, trách nhiệm… Do đó, khi lập hợp đồng cần quy định rõ các điều khoản trên để tránh tranh chấp nếu có. Vì thế tôi khuyên chỉ sử dụng những từ khóa chính thức của Incoterms, tránh dùng các từ biến thể như FOB+I; C&F; C+F….

Một điểm khác cũng cần hết sức lưu ý là trách nhiệm của người vận tải. Người vận tải về nguyên tắc chịu trách nhiệm vận chuyển hàng đến đích với tốc độ thông thường, hàng không bị hư hỏng hay mất mát. Nhiều chủ hàng cứ tưởng rằng nếu hàng bị mất hay hư hỏng trong quá trình vận chuyển thì người vận chuyển sẽ phải chịu trách nhiệm giải quyết và bồi thường. Nhưng trên thực tế không phải như vậy mà tùy thuộc vào các công ước và quy tắc áp dụng. Chính vì không hiểu rõ điều này nên nhiều khi người ta gửi hàng đi mà không mua bảo hiểm cho hàng hóa.

Ngoài ra, cần lưu ý chu trình tín dụng chứng từ, nghĩa vụ của các ngân hàng, tín dụng chứng từ nhập khẩu …..

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts