Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2010

Đọc trong bài viết AirAsia vào Việt Nam, liệu có nhiều thử thách? có một nhận định rất sâu sắc và thú vị. Mặc dù cũng không rành gì về lĩnh vực này, sau khi đọc xong bài viết và đôi chút tìm hiểu, tớ cũng muốn chia sẽ góc nhìn của tớ về mảng dịch vụ này nói chung cũng như những thử thách cơ bản mà AirAsia nói riêng sẽ có thể gặp phải ở thị trường Việt Nam.


Trong bài viết trên được liên kết ở trên có một nhận định như sau:


Có một thực tế không thay đổi đối với các hãng hàng không chi phí thấp  là mô hình hoạt động kinh doanh với mức chi phí được giảm thiểu tối đa. Đứng từ góc độ hãng bay, rõ ràng khái niệm hãng hàng không chi phí thấp không có sự thay đổi đáng kể về cấu trúc kinh doanh.


Theo tớ, vẫn có một sự khác biệt về hướng tiếp cận giúp giải thích lý do tại sao các hãng máy bay lớn không thật sự thành công trong thị trường bay giá rẻ: hướng tiếp cận để đạt được mức giá rẻ. Nếu như các hãng hàng không giá rẻ như AirAsia bắt đầu từ việc tìm hướng xây dựng dịch vụ để giảm thiểu chi phí từ gốc, các hãng hàng không đơn giản chỉ cắt bỏ các dịch vụ mà họ có thể cắt được để giảm chi phí. Một chút tìm hiểu sẽ thấy được những nhân tố được xem là đã dẫn đến thành công của AirAsia1:



  • Trong thời kỳ khủng hoảng của ngành công nghiệp hàng không sau vụ 11/9, AirAsia đã tận dụng để có được những hợp đồng rẻ mạt với các nhà sản xuất máy bay (cũng như mua lại từ các hãng hàng không – một phần lý do tại sao rất nhiều máy bay của AirAsia được cho là hàng cũ “second-hand”).

  • Chỉ thực hiện hình thức bán vé trực tiếp qua mạng mà không qua các đại lý bán vé (tương tự như cách của Dell)

  • Họ sử dụng phần lớn chỉ một loại máy bay, giúp giảm thiểu chi phí huấn luyện phi công

  • Yêu cầu tiếp viên giúp dọn dẹp khoang bay để rút ngắn thời gian quay vòng

  • Họ thậm chí thuyết phục các phi công khi cất cánh không sử dụng hết công suất của máy và ngay lập tức bay lên độ cao hành trình để giảm thiểu năng lượng, giúp tiết kiệm hơn 26% năng lượng.


Tất nhiên, bên cạnh những chính sách để giảm thiểu chi phí, AirAsia cũng tìm cách cắt bỏ những dịch vụ và để chúng thành tùy chọn2 (một số là miễn phí ngay cả đối với các hãng hàng không giá rẻ khác):



  • Bạn sẽ phải trả tiền để được chọn ghế ngồi cũng như đối với các vị trí ưu tiên (ví dụ như gần cửa sổ,…)

  • Bạn phải trả tiền để được sử dụng hệ thống giải trí sau ghế

  • Phải trả tiền để ký gửi hàng hóa (tính theo khối lượng, không phải theo số lượng)

  • Bữa ăn trên máy bay cũng được cắt bỏ và bạn sẽ phải tự mua (cũng như đối với các vật dụng khác như chăn đắp)


Cũng chính từ đặc điểm này mà bản thân AirAsia cũng chịu không ít điều không hay do người mua không nắm rõ về những giới hạn đặt biệt này khi mua vé. Ví dụ như người mua sẽ không tính trước được rằng họ sẽ phải trả thêm chi phí cho hành lý và giới hạn của trọng lượng hành lý cũng thấp hơn bình thường – 15Kg. Nhưng nói chung, nếu như việc kinh doanh vé máy bay giá rẻ bởi các hãng hàng không lớn như Vietnam Airline có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của họ (người mua chỉ xem đây là một hình thức “khuyến mãi” và vẫn trông đợi mức độ dịch vụ như thông thường, và khi phát hiện ra họ bị cắt sẽ có cách nhìn tiêu cực) thì điều này sẽ được chấp nhận như một yếu tố tất yếu đối với những hãng chuyên cung cấp giá rẻ từ gốc.


Thử thách của Air Asia khi tham gia ở thị trường Việt Nam bằng cách liên doanh với VietJet chính vì vậy sẽ phụ thuộc một phần rất lớn vào khả năng liệu họ có thể tiếp tục thực hiện các phương châm giảm thiểu chi phí như ở trên để có lời hay không. Ngược lại, thử thách của Vietnam Airline có lẽ lại phụ thuộc vào liệu điều mà tờ The Economist cho rằng đã đem lại thành công cho Air Asia ở những nước châu Á khác có áp dụng ở Việt Nam hay không:


Những người hoài nghi từ lâu đã cho rằng trong lĩnh vực vận chuyển bằng đường hàng không, châu Á hoàn toàn khác so với Mỹ và Châu Âu. Những đối tượng thượng lưu sẽ muốn được cung phụng từng chút trên máy bay và sẵn sàng trả tiền cho điều đó. Hơn nữa, những thị trường nội địa được bảo vệ nghiêm ngặt, cũng như sự thiếu thốn về những sân bay giá rẻ hạng hai sẽ khiến cho giá vé vượt ra ngoài tầm với của nhiều người. Ông Fernandes đã chứng minh rằng suy nghĩ như vậy là sai lầm. Hãng hàng không của ông được xây dựng cơ bản trên nhận định rằng người châu Á, ngay cả tầng lớp giàu có, cũng muốn những món hàng hời giống như tất cả mọi người khác, và bằng cách cắt bỏ tối đa mọi chi phí có thể khiến hạ giá vé đủ thấp để mọi người có thể sử dụng được.


Câu hỏi đặt ra sẽ là: liệu những người vốn có điều kiện ở Việt Nam có sẵn sàng chịu đựng để có được tấm vé rẻ hơn hay không? Bởi vì đây chính là đối tượng hướng đến chính của những hãng máy bay lớn như Vietnam Airline, câu trả lời sẽ quyết định khả năng và chiến lược cạnh tranh của họ một khi Air Asia chính thức cung cấp dịch vụ ở thị trường Việt Nam.


Thảo luận trên Người Tập Viết

  1. Having fun and flying highThe Economist
  2. AirAsiaWikipedia

Xem đầy đủ bài viết tại http://www.nguoitapviet.info/2010/04/16/1934/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts