Không gì thực sự có thể chuẩn bị cho bạn quen với thực tế mình có một đứa con. Các tuần lễ đầu đời của em bé có thể xuất hiện như một cơn lốc kinh nghiệm và cảm giác mới lạ, khi bạn làm quen với nhân vật mới gia nhập cuộc sống với các bạn và bạn cần thích ứng với cảm nghĩ làm cha mẹ. Bạn có biết bao nhiêu điều phải học: cách cho em bé bú và cách nuôi dưỡng em bé, cách mặc quần áo và chăm sóc da cho bé, nào là biết cái gì em bé thích, cái gì em bé không thích.
Việc chăm lo cho một em bé mới sinh bao hàm sư dung hòa lòng nhiệt tình, khả năng chú ý và đáp ứng và dù rằng một số đức tính này sẽ thuộc về bản năng, một số thì cả hai bố mẹ cần phải học. Các bạn cũng sẽ tập luyện những kỹ năng mới: chẳng mấy lúc một tay ăn, tay kia ẵm bé cho bú sẽ trở nên quen thuốc với bạn. Tuy nhiên cái thời kỳ thích ứng và lủng củng ban đầu sẽ không kéo dài lâu đâu. Đây là những cách ứng xử cho một vài tuần đầu của một cặp vợ chồng mới làm cha mẹ cùng với bé. Mỗi em bé mỗi khác, rồi bạn cũng sẽ tìm ra lối thoát của mình qua khỏi những tuần lễ đầu em bé bước vào cuộc đời.
Bé được một tuần
Bé nằm co tròn như khi còn nằm trong bụng mẹ. Tay bé thường nắm chặt và khi bé nằm ngửa thì không thể nào không lắc đầu qua bên nọ bên kia. Nếu tay bé chạm miệng thì bé sẽ mút tay và mút tay là cho bé nín khóc. Thường các bé sơ sinh sẽ tụt cân so với lúc mới sinh ra. Bé sẽ đạt cân nặng bình thường sau khoảng 10 ngày.
Những ngày đầu ở nhà
Cuộc sống với đứa con mới sinh sẽ khiến cho bạn ngạc nhiên. Hình hài yếu đuối của bé làm nấy sinh trong bạn những cảm xúc mạnh mẽ. Nhiều cảm xúc xáo trộn làm bạn bật khóc vô cớ hay một tin tức vớ vẩn nào đó trên truyền hình cũng có thể làm cho bạn hoang mang. Bạn đừng chống lại cảm xúc của mình. Hãy tập trung vào cuộc đời mới mà bạn đang vun sới.
Giấc ngủ của bé
Các bé sơ sinh ngủ trung bình 16 giờ một ngày (đôi khi chỉ là 10 đến 11). Trong một thời gian dài đầy vất vả từ xế chiều đến đêm khuya. Trong những lúc ngủ sâu bé không hay biết mọi việc xung quanh. Trong vòng 5 tuần bé sẽ ngủ theo giờ giấc phù hợp với người xung quanh hơn. Bé sẽ có giấc ngủ dài hơn vào ban đêm và chịu đi ngủ sớm hơn.
Trở thành một gia đình
Bây giờ bạn có tất cả 3 người và mọi sự đều thay đổi. Chồng bạn không còn đơn thuần là người yêu mà là một người đồng hành và đồng mình trong cuộc phiêu lưu mới làm cha mẹ và em bé là con của anh ấy cũng như là con của bạn vậy. Các mối quan hệ gia đình qua thử thách, cũng sẽ chuyển biến một cách nhẹ nhàng: bạn không còn là một người con trai hay con gái trong gia đình nữa, bạn là cha mẹ với một đời sống mới tùy thuộc vào bạn. Cho dù cuộc sống của bạn có đảo lộn đến mấy đi nữa, bạn cũng nên cố dành thời gian cho chồng bạn. Nhiều khi người mới lên chức cha dễ bị sốc trong những ngày đầu sau khi sinh và anh ấy cần bạn hỗ trợ cũng như bạn cần anh ấy giúp đỡ. Hãy để anh ấy chia sẻ cùng bạn việc chăm sóc em bé: anh ấy có thể lóng ngóng hơn bạn trong việc ẵm bế cơ thể nhỏ bé, mằm oặt của em bé, những chẳng bao lâu nữa anh ấy sẽ quen và tự tin hơn.
Xây dựng quan hệ tình cảm
Ngay từ đầu, mối quan hệ của bạn với em bé sơ sinh là một tình cảm mãnh liệt, một tình cảm hai chiều sẽ lớn lên trở thành một tình thương thật sự và lâu bền. Khi bạn bế bé lên sát mặt để nói chuyện và thủ thỉ với bé, bé sẽ ngó chăm chăm khuôn mặt bạn và sự tiếp xúc bằng mắt đóng một vai trò rất lớn khi người ta yêu nhau. Bé sẽ đền đáp công lao dỗ dành của bạn bằng cách nín khóc khi nghe thấy giọng của bạn hát ru hay nói chuyện với bé. Và những lúc khó chịu, bé muốn được bạn vỗ về.
Liên hệ với các người khác trong gia đình
Cha mẹ, anh chị em của bạn sẽ rất thích gặp bé những bạn cũng đừng cảm thấy sơ xuất về việc giới hạn khách đến thăm nếu bạn muốn
Nghỉ ngơi nhiều
Tất cả những người mới làm mẹ phải học cách khắc phục tình trạng thiếu ngủ. Chỉ có một giải pháp là tranh thủ nghỉ ngơi thật nhiều mọi lúc có thể được và điều này , đặc biệt quan trọng, nếu bạn đang cho con bú. Bạn hãy nghỉ ngơi những khi em bé ngủ, ngay cả khi bạn không muôn ngủ. Cơ thể của bạn còn chưa đủ khỏe để làm việc nặng và công việc nội trợ hiện nay có thể bỏ mặc không làm cũng chẳng sao.
(Theo Cẩm Nang Chăm Sóc Bà Mẹ và Em)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét