Việc ngủ: Sau 3 tháng bé đã có thể ngủ giấc dài hơn vào ban đêm, có thể ngủ ít nhất 6 tiếng liên tục không cần ăn. Mẹ nên tiếp tục duy trì các thói quen từ 0-3 tháng, nếu mẹ đã làm tốt các bước đó thì chắc chắn thời gian này mẹ sẽ rất là "khỏe". Không cần phải canh đồng hồ mà thức dậy cho bé ăn, khi nào bé thức giấc đòi ăn thì mẹ cho ăn giúp bé có thói quen ăn khi đói, chứ ko tạo thói quen thức giữa đêm để ăn, vì ban đêm là thời gian để ngủ. tuyệt đối ko nói chuyện, ko cười, ko đánh thức bé khi bé ăn giữa đêm, nhẹ nhàng vỗ về cho ăn rồi đặt vào crib, hạn chế ánh sáng. Để tập cho bé học cách tự ngủ (điều này rất quan trọng, nếu bé ko biết tự mình ngủ thì khi nửa đêm thức giấc, sẽ ko biết tự ngủ lại mà mẹ phải giúp bằng cách ôm ấp, cho bú ty, cho bú bình, ... tùy thói quen của bé). Để bé tập ngủ 1 mình, tốt nhất nên cho bé vào crib vào khoảng thời gian mẹ chọn (theo bs, tốt nhất là tầm 8-9h vì họ cho rằng bé ngủ trễ hơn khoảng thời gian này thì thường là bị khó chịu, mệt mỏi, và sẽ khó ngủ hơn, bé càng mệt thì nó càng khó ngủ và khóc nhiều), VD mẹ chọn giờ cho bé ngủ là 8h30 thì cho bé vào giường lúc 8h, khi bé còn thức, cố làm các công đoạn như: thay tã, thay pijamas, đọc sách, ôm ấp 1 tý, chào tạm biệt bố mẹ, tạm biệt thú nhồi bông, tạm biệt các phòng khách, phòng bếp, nhà tắm ... Các chuỗi hành động này giúp bé nhận ra là mình sắp được đi ngủ. Với trẻ nhỏ, các hoành động lặp đi lặp lại giúp bé đoán được các bước tiếp theo và bé sẽ cảm thấy được an toàn chứ ko lo lắng tự hỏi "chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo" do đó mọi người cũng sẽ đừng ngạc nhiên nếu bé 1-3 tuổi thích đọc, xem 1 bô phim lặp đi lặp lại cả trăm ngàn lần! ;p) Việc cho vô crib thì đa số các em bé sẽ khóc, theo cách của mình thì mình cho bé vô crib khi bé thực sự thoải mái thư giãn (chứ ko quá tỉnh táo, cười đùa), nếu khóc ư ư kiểu càm ràm thì mình cúi lưng vỗ đít hoặc ốp ngực vào bé và ôm nó, vuốt tóc nó. Nếu khóc váng lên đạch đạch thì ôm lên, dỗ cho nín rồi bỏ xuống. Bé sẽ học được 2 điều: 1) tự ngủ trong crib 1 mình thì mình cũng được thoải mái và an toàn, ko nhất thiết phải là được mẹ ôm. 2) Khi mình cần là mẹ có mặt, mẹ ko bỏ rơi mình. Dần dần bé sẽ quen.
*Lưu ý: thi thoảng ở các mốc 3 hoặc 5, 6 tháng tùy bé, đôi khi bé thức giấc ngọ nguậy, hoặc khóc (dù bé đã hoàn toàn không phải thức giấc đã ăn và quen với việc ngủ nguyên đêm) thì có lẽ bé trong khoảng thời gian "lớn nhanh" - growth spurt. Việc này chỉ xày ra trong vòng 3, 5 ngày không hơn. Do đó mẹ nên cố dỗ bé ngủ lại bằng cách cho ngậm n1um vú giả hoặc vỗ đít thay vì nghĩ là bé đói và cho bé ăn, vì nếu cho ăn thì có lẽ bé sẽ hình thành thói quen thức giấc để ăn không cần thiết.
Việc ăn: Tại Ý, bé nào bú bình 100% như bé nhà mình thì sẽ bắt đầu cho ăn táo và lê (2 thức duy nhất) sau 4 tháng đầu đời, và bé chỉ ăn 2 loại này trong 1 tháng, mỗi ngày 1 hộp 80-100gr. Cách cho ăn như sau: Chọn giấc trưa (đa số các em bé ít quấy khóc giấc này), cho bé ăn trái cây trước, sau đó cho bé uống thêm sữa (làm thành 1 bữa hoàn chỉnh). Ví dụ: bé nhà mình mỗi cữ là 1 bình 180ml, mình cho ăn 1 hộp táo (và bé nhà mình dứt sạch), mình cho bé bú thêm 100ml sữa bột nữa là thành 1 bữa, tránh cho bé ăn lắt nhắt, rất là cực, và hình thành thói quen xấu-ăn vặt, không hiểu được bữa chính, bữa phụ, khi nào thì ăn, khi nào không. Nếu bé ko ăn hết lượng trái cây thì cho bé lượng sữa nhiều hơn, tùy bé. Lần đầu bé thường ăn ít, do bé cần thời gian để làm quen, mẹ cứ từ từ nhẩn nha, và cho ăn hàng ngày để bé quen, không nên từ bỏ sau 1, 2 lần. Nếu bé ói, ọe, quấy khóc, ... ngưng cho ăn trong 1 tuần -10 ngày rồi tập lại.
*Đối với bé bú mẹ (bao phần trăm thì như nhau), bên mình yêu cầu chỉ cho ăn sau khi bé đã 5 tháng (tức là qua tháng thứ 6), và chỉ ăn duy nhất táo và lê trong 2 tuần đầu. Cách làm y chang như trên.
* Tại sao cho ăn táo và lê bên mình vẫn chỉ gọi là "bước đầu tập ăn ngoài sữa" chứ ko gọi là ăn dặm: vì táo và lê là trái cây đơn giản, chứa rất ít năng lượng, nó không thể 1 mình gánh hết được lượng sữa mà bé bú, nó cũng không có chức năng giúp bé ăn thức ăn đặc để bé no hơn sữa. Trên nguyên tắc, ăn táo và lê chỉ nhằm giới thiệu 1 mùi vị mới cho bé, không có chức năng giúp bé no. (bé phải ăn thức ăn - solid vì nếu để có lượng năng lượng mà cơ thể đòi hỏi, bé phải uống rất nhiều sữa (có khi cả 10 lần 1 ngày, và số lượng mỗi lần là lớn như nhau chứ ko phải ăn vặt), do đó, việc ăn thức ăn đặc giúp bé có năng lượng mà không đòi hỏi quá nhiều khoảng trống trong bao tử.
*Theo bs Mirriam Stoppard: Cho bé uống nước từ khi bé được cho ăn bất cứ thứ gì ngoài sữa mẹ, nghĩa là ăn ngoài sữa thì sẽ bắt đầu tập uống nước. Theo lý thuyết, bé tứ 6-12 tháng không nên uống quá 150ml nước mỗi ngày. Tuy nhiên việc này rất phụ thuộc vào bé, như bé nhà mình, ăn dặm tốt, sữa chỉ còn 2 bình/ngày (mỗi bình 200ml). Nếu trời nóng, có khi bé khát, và uống hơn 150ml nước 1 tý.
Việc ị tè:Từ khi bé ăn thức ăn thì phân sẽ đặc hơn là bú sữa nhưng không có nghĩa là bé sẽ đi ị ít lần hơn. Điều này rất phụ thuộc vào từng cơ thể. Cũng có thể bé sẽ bắt đầu bị táo bón khi ăn thức ăn đặc. Nhằm tránh táo bón: mẹ nên cho bé ăn nhiều chất xơ, uống nước, hoặc cho bé ăn táo, lê hấp chín và sáng sớm khi bụng còn rỗng. Nếu bé đã ăn dặm tốt, mẹ có thể dùng các loại gạo/bột nguyên cám (whole wheat, whole grain) cho bé. Mình chỉ cho con gái ăn các nguyên liệu nguyên cám và bé đi ngoài rất tốt. (trước kia thì luôn bị bón, vài ngày 1 lần).
Tập thể dục:
Mẹ luôn luôn nhớ, việc cho bé nằm sấp tập trườn bò, rướn người là cực kỳ quan trọng, nó giúp bé có xương cổ cứng cáp, xương cột sống phát triển, là nền tảng cho các vận động khác của cơ thể, ngoài ra cho bé năm sấp còn giúp bé ít bị móp đầu (flat head).
Từ 3 tháng, bé đã dần dần tập cầm nắm, mẹ chịu khó vuốt ve, mở những ngón tay của bé, để chúng mất dần reflex nắm chặt để bé còn sử dụng bàn tay, tuyệt đối nên tránh bọc găng tay cho bé, điều này hoàn toàn không cần thiết, hay còn làm hạn chế sự phát triển của bé.
Luôn cho bé đi ra ngoài hít thở khí trời và có Vitamin D, có Vitamin sẽ giúp xương bé cứng cáp, và các xương đầu dần dần đóng lại (trên lý thuyết bé trên 5 -6 tháng là xương đầu (fontanelle) sẽ đóng lại hoàn toàn).
*Vitamin:
Tại Ý, bé từ 3-6 tháng vẫn tiếp tục được cho uống vitamin D (cả khi bé bú sữa mẹ hay sữa bình)
Bé trên 5 tháng đã bắt đầu được cho uống chloride (Flo)
*Tập cho bé thói quen ăn đúng giờ, đúng nơi đúng chỗ
*Chơi:
Mẹ có thể chơi những trò đơn giản cho bé như:
Cho bé ngồi chơi trước gương, nhìn gương để bé tự nhận ra bản thân của mình, tự nhận biết toàn bộ cơ thể của mình có cả chân, tay, ...
Cho bé nhìn hình người có khuôn mặt, độ tuổi này, bé cực kỳ thích nhìn khuôn mặt người.
Treo 1 cái bong bóng màu sắc (chọn loại không dễ nổ sẽ làm bé giật mình) để bé nhận ra nhiều màu sắc khác nhau ngay cuối giường trẻ, khi bé nằm trong cũi thì thấy bong bóng.
Chơi với bé, cho bé học cầm nắm bằng cách: vẩy vẩy 1 cái khăn trước mặt bé, cho bé chộp lấy rồi 2 mẹ con dằng co qua lại.
Treo tòng teng những vật dễ nắm gần tầm với để bé dễ với, nắm
Cho bé sờ, chạm vào càng nhiều các loại chất liệu càng tốt: nhựa, giấy, vải, vải thô, vải mềm, vải xuýt bóng, nhôm (có cảm giác lành lạnh kích thích giác quan của bé), chai nước ấm ấm, ... Không nhất thiết phải mua thật nhiều trò chơi, vì bé rất rất nhanh chán, mẹ chỉ cần chịu khó lựa chọn những vật dụng bình thường trong nhà cũng làm bé cảm thấy rất thích thú. Mình bản thân tự thú nhận, mình chưa bỏ 1 xu nào để mua trò chơi cho bé, và mình cũng may mắn được tặng trò chơi đầy nhà, nhưng bé nhà mình chán rất nhanh, và bé thích tự mò, tìm những thứ mẹ hay cầm, mẹ hay dùng hơn. Nên mình thường cho bé chạm vào bịch pasta, túi vải, túi xách, hay là bình nước mình cho 1 vài viên đá màu vào rồi đậy thật chặt cho bè sờ vào và rung lắc thành tiếng. bé nhà mình mê lắm. ;)
Nếu bé ngứa lợi, mẹ nên cho bé gặm nhấm những thứ đổ bằng nhựa (không nguy hiểm) hoặc mua các loại vòng, đồ chơi có thể cho vào tủ lạnh mát mát rồi cho bé ngậm để đỡ đau nứu răng.
Tuyệt đối:
Không nên bắt bé ngồi nếu bé chưa thể, bé chỉ có thể tự ngồi, khi 1 ngày kia, bé tự vươn người ngồi vững, nếu bé rướn người mà vẫn ngã xiêu vẹo thì mẹ ko nên cố chặn gối cho bé ngồi, vì rất hại cột sống.
Không nên cho bé đứng vì xương còn rất mềm, làm cong chân hoặc làm hại cột sống.
Bé sẽ rất thích nghe nhạc, hãy cho bé nghe thật nhiều nhạc.
Khi tầm 6 tháng, bé sẽ bắt đầu biết chơi trốn tìm, mẹ hãy chơi trốn tìm với bé, điều này còn giúp bé hiểu rằng: mẹ đi đâu đó xa tầm mắt rồi sẽ quay trở lại, bé sẽ không bị lo lắng và sợ hãi như bị bỏ rơi
cố gắng massage, vuốt ve bé, nói chuyện với bé để bé cảm thấy được che chở và yêu thương.
;)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét