Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

1. Sự cần thiết phải bảo hiểm  hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển
- Hàng hoá  vận chuyển bằng đường biển thường gặp nhiều rủi ro.
- Trách nhiệm của  người chuyên chở rất hạn chế và việc khiếu nại đòi bồi thường rất khó  khăn
- Mua bảo hiểm bảo vệ được lợi ích của doanh nghiệp khi có  tổn thất và tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh
- Mua bảo hiểm  cho hàng hoá XNK là một tập quán thương mại quốc tế
2. Trách nhiệm  của người bảo hiểm đối với hàng hoá theo các điều kiện bảo hiểm hiện  hành
2.1. Giới thiệu các điều kiện bảo hiểm
2.1.1. Khái niệm: Điều kiện bảo hiểm là sự quy  định trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm (hàng  hoá) về các mặt: rủi ro tổn thất, thời gian, không gian - hay chính là  sự khoanh vùng các rủi ro bảo hiểm
2.1.2. Các điều kiện bảo hiểm của  Anh
- Do Uỷ ban kỹ thuật và điều khoản (Technical and clauses  committee) thuộc Học hội những người bảo hiểm London (Institute of  London Underwriters - ILU) soạn thảo. Các điều kiện bảo hiểm này được  gọi tắt là các ICC (Institute Cargo Clauses):
- ICC 1963:
+ FPA (Free  from Particular Average): điều kiện miễn tổn thất riêng
+ WA (With  Particular Average): điều kiện bảo hiểm tổn thất riêng
+ AR (All  Risk): điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro
+ WR (War Risk):  điều kiện bảo hiểm các rủi ro chiến tranh
+ SRCC: điều kiện  bảo hiểm rủi ro đình công
3 điều kiện bảo hiểm đầu là 3 điều  kiện bảo hiểm gốc, điều kiện 4 & 5 là điều kiện bảo hiểm các rủi ro  đặc biệt
-  ICC 1982:
+ C: phạm vi  bảo hiểm tương đương với FPA
+ B: phạm vi bảo hiểm tương đương  với WA
+ A: phạm vi bảo hiểm tương đương với AR
+ WR
+ SRCC
2.1.3. Các  điều kiện bảo hiểm của Việt nam
- Sử dụng các quy tắc chung (QTC) do  Bộ Tài chính ban hành, nội dung chủ yếu của các QTC cũng dựa trên nội  dung của các ICC:
+) QTC 1965: FPA, WA, AR tương tự như  ICC 1963, chưa đề cập đến WR và SRCC
+) QTC 1990: C, B,  A tương tự như ICC 1982
2.2. Trách nhiệm của người bảo hiểm  theo các điều kiện bảo hiểm
2.2.1. Về các rủi ro tổn thất
a) Theo ICC  1963 và QTC 1965:
* Điều kiện  FPA: là điều kiện bảo hiểm tổn thất chung, chỉ bảo hiểm tổn thất  riêng cho 4 rủi ro chính gây ra (chìm đắm, mắc cạn, cháy nổ, đâm va) và  mất nguyên kiện hàng trong khi xếp dỡ chuyển tải. Cụ thể bảo hiểm bồi  thường 6 trường hợp:
- Tổn thất toàn bộ vì thiên tai
- Tổn thất  toàn bộ vì tai nạn bất ngờ trên biển
- Tổn thất bộ phận  vì tai nạn bất ngờ trên biển
- Tổn thất bộ phận vì thiên tai  nhưng giới hạn trong 4 rủi ro chính
- Các chi phí hợp  lý:
- Các chi phí hợp lý:
+ Chi phí cứu nạn
+ Chi phí đề  phòng, hạn chế tổn thất
+ Chi phí giám định, xác định tổn  thất
+ Chi phí khiếu nại, tố tụng
- Bất kỳ một chi  phí nào mà chủ hàng bỏ ra nhằm bảo vệ lợi ích của công ty bảo hiểm
- Phần trách  nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản “hai tàu đâm va  nhau cùng có lỗi”
* Điều kiện WA:  bảo hiểm bồi thường trong 7 trường hợp:
- FPA
- Tổn thất  bộ phận vì thiên tai không giới hạn trong 4 rủi ro chính
- Người mua  bảo hiểm theo WA còn có thể tham gia bảo hiểm các loại rủi ro phụ (WA +  rủi ro phụ: rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong, vênh, hấp hơi, mất mùi, lây hại,  lây bẩn, nước mưa, nước biển,móc cẩu…)
- Người bảo hiểm  đề ra mức miễn thường và giải quyết theo nguyên tắc:
+ Không đề  cập mức miễn thường tổn thất do 4 rủi ro chính, rủi ro chiến tranh, đình  công và các rủi ro phụ do con người gây ra
+ Không cộng các  chi phí để đạt mức miễn thường, chỉ tính tổn thất thực tế
+ Được tính  các tổn thất liên tiếp xảy ra để đạt mức miễn thường
+ Mỗi xà lan  được coi là một con tàu để tính mức miễn thường
+ Người được bảo  hiểm có quyền lựa chọn cách tính miễn thường có lợi nhất cho mình để  được bồi thường nhiều hơn
* Điều  kiện AR: bảo hiểm bồi thường trong 8 trường hợp:
- WA
- Các rủi ro  phụ (thiếu hụt, cháy, va chạm, hỏng, đổ vỡ, móc cẩu, lây hại, lây bẩn,  hấp hơi, nước mưa, nước biển, rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong, vênh, thối nát,  máy lạnh hỏng, mất trộm, mất cắp, giao thiếu hàng, không giao hàng và  hiểm hoạ khác khi có thoả thuận thêm)
* FPA và AR không  đề ra mức miễn thường
- Nhược điểm của ICC 1963:
+ Gọi tên  các điều kiện bảo hiểm theo nội dung làm người ta dễ nhầm lẫn
+ Phân biệt  tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận
+ Vấn đề rủi ro  cướp biển
+ Vấn đề mẫu đơn bảo hiểm
b) Theo ICC 1982  và QTC 1990
* Điều kiện C: bảo hiểm bồi  thường trong 7 trường hợp:
+) Mắc cạn, đắm, cháy, đâm va
+) Dỡ hàng  tại một cảng gặp nạn
+) Phương tiện vận chuyển đường bộ bị  lật đổ hoặc bị trật bánh
+) Tổn thất chung và các chi phí hợp  lý (chi phí cứu nạn, chi phí đề phòng hạn chế tổn thất, chi phí giám  định, chi phí khiếu nại tố tụng)
+) Ném hàng ra khỏi tàu
+) Mất tích
+) Phần  trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản 2 tàu đâm  va nhau cùng có lỗi
* Điều kiện B:  bảo hiểm bồi thường trong 11 trường hợp:
- C
- Động đất,  núi lửa phun, sét đánh
- Nước cuốn khỏi tàu
  
- Nước biển,  nước sông, nước hồ tràn vào tàu, hầm hàng, xà lan, phương tiện vận  chuyển hoặc nơi chứa hàng
- Tổn thất toàn bộ của bất kỳ một  kiện hàng nào do rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp dỡ hàng hoá
* Điều kiện A: bảo  hiểm bồi thường trong 12 trường hợp:
- B
- Tổn thất  do các rủi ro phụ gây nên: rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong, vênh, hấp hơi, mất  mùi, lây hại, lây bẩn, hành vi ác ý hoặc phá hoại (không phải của người  được bảo hiểm), va đập vào hàng hoá khác, trộm, cắp, cướp, nước mưa,  giao thiếu hàng hoá hoặc không giao, móc cẩu hoặc các rủi ro tương tự
* A, B, C là  các điều kiện bảo hiểm chính
* Các điều  kiện bảo hiểm phụ: chiến tranh, đình công (chỉ tồn tại trong ICC  1982, QTC 1990 không quy định)
* Các rủi ro loại trừ:
- Buôn lậu
- Lỗi của  người được bảo hiểm
- Tàu đi chệch hướng
- Tàu không  đủ khả năng đi biển
- Ẩn tỳ
- Nội tỳ
- Mất khả  năng tài chính của chủ tàu
2.2.2. Về mặt không gian và thời gian
- Quy định  trong điều khoản “hành trình”: người bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với  hàng hoá từ kho đến kho - “Transit Clause: from warehouse to warehouse”
Quãng đường  từ cảng đến đến kho đến: bảo hiểm chịu trách nhiệm trong vòng 60 ngày
- Bảo hiểm  sẽ hết hiệu lực tuỳ thuộc vào một trong 2 điều kiện:
+ Hàng đã  được cho vào kho an toàn (không cần chờ đến hết 60 ngày nữa)
+ Sau 60  ngày kể từ khi dỡ hàng xong
- Kho đi:  là kho ở đó hàng hoá đã được đóng gói một cách hoàn chỉnh chờ xếp lên  phương tiện vận chuyển đường bộ, đường sông để mang ra cảng biển hoặc là  kho được ghi tên trên hợp đồng bảo hiểm
- Kho đến: là kho cuối cùng thuộc quyền sở hữu  hoặc quản lý của người được bảo hiểm hoặc là kho nằm ngoài hành trình  vận chuyển bình thường của tàu hoặc là kho mà hàng hoá được gửi nhầm đến  hoặc là kho mà người được bảo hiểm dùng làm nơi lưu kho, lưu bãi hay  phân phối hàng hoá hay là kho được ghi tên trên hợp đồng bảo hiểm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts