Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012



Ngoại trừ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) hoạt động độc lập, có một số lượng rất lớn doanh nghiệp mới được thành lập là các công ty con, công ty liên kết.
Luật Doanh nghiệp đã mở đường và đơn giản hóa việc lập công ty và mở rộng hoạt động của công ty qua việc lập các công ty con, công ty liên doanh, liên kết. Và đó cũng là “đất” để các công ty con ra đời, phát triển rầm rộ trong những năm qua, khiến cho chính cơ quan quản lý cũng bị rơi vào “mê hồn trận” khó kiểm soát.
Vì nhiều mục tiêu khác nhau
Luật Doanh nghiệp (LDN) 2005 đã tạo điều kiện tối đa cho việc khai sinh doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không hoạt động trong những lĩnh vực đặc thù thì sau khi đăng ký được phép hoạt động luôn, còn nếu hoạt động trong những ngành nghề cần điều kiện thì phải đáp ứng yêu cầu của luật chuyên ngành.
Vài năm gần đây, việc đăng ký kinh doanh qua cổng đăng ký doanh nghiệp quốc gia, nói khác đi là đăng ký một cửa, đăng ký qua mạng càng giúp cho việc khai sinh công ty dễ dàng hơn. Luật và các điều kiện dưới luật đều hướng đến tính tự khai, tự chịu trách nhiệm của doanh nhân và Nhà nước chỉ làm nhiệm vụ hậu kiểm trong những trường hợp cần thiết.
Sự cởi mở của LDN và sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây đã khiến tốc độ thành lập doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng. Ngoại trừ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) hoạt động độc lập, có một số lượng rất lớn doanh nghiệp mới được thành lập là các công ty con, công ty liên kết. Việc lập thêm các công ty con, công ty liên kết cũng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.
Thứ nhất, các doanh nghiệp lớn thành lập thêm công ty con có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình nhằm hỗ trợ, hay khép kín và tìm kiếm lợi nhuận trong chuỗi kinh doanh. Ví như các ngân hàng đều lập thêm các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty cho thuê tài chính. Các doanh nghiệp sản xuất thép lập các công ty con là công ty khai khoáng; các công ty sản xuất điện năng thì mở thêm công ty sản xuất nhiệt điện, thủy điện...
Việc thành lập công ty con theo đúng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, ở đây chưa bàn đến hiệu quả, được xem là đúng hướng.
Loại thứ hai là thành lập rất nhiều công ty con ở ngoài lĩnh vực kinh doanh chính. Ví dụ như có tập đoàn có đến 38 công ty con, công ty liên doanh, liên kết (hơn nửa số này là các công ty con) đầu tư trong các lĩnh vực bất động sản, kinh doanh khu công nghiệp, ngân hàng, năng lượng, khai khoáng, giáo dục, thương mại. Bốn trong số 38 doanh nghiệp nói trên được niêm yết trên sàn chứng khoán.
Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng lập công ty con vì có nhu cầu mở rộng kinh doanh từ năng lực, kinh nghiệm sẵn có.
Như mới đây tòa án có xét xử trường hợp một cá nhân lập 70 công ty để lừa đảo hay một cá nhân khác ở Đà Nẵng trong vòng hơn một tháng (năm 2011) đã lập 37 công ty, đăng ký kinh doanh trên rất nhiều các lĩnh vực, từ khai khoáng đến du lịch, điện năng... với tổng số vốn đăng ký đến hơn 6.000 tỉ đồng và hơn 10 công ty trong số này cùng một người đứng tên tổng giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng quản trị nhưng vẫn lọt qua cửa cấp phép hoạt động.
Vấn đề ở đây là việc ồ ạt lập ra các công ty con có vì mục đích gì khác, ngoài chuyện mở rộng hoạt động kinh doanh? Liệu có bao nhiêu công ty con, công ty liên doanh, liên kết được lập ra chỉ nhằm đánh bóng tên tuổi cho hoành tráng, để vay vốn cho dễ dàng? Thậm chí mục đích còn là lách một số luật chuyên ngành như Luật các tổ chức tín dụng để vay vốn, đầu tư chéo, vay cho doanh nghiệp này nhưng thực chất chi cho doanh nghiệp khác có cùng một chủ sở hữu hay cùng một cổ đông lớn chi phối.
Rất nhiều năm nay dư luận đã đặt câu hỏi như thế khi thấy các ngân hàng rót vốn lớn thành lập các công ty bất động sản, chứng khoán. Hoặc trường hợp khác là nhiều tập đoàn, công ty lớn góp vốn thành lập các ngân hàng và dư luận cũng đặt câu hỏi về việc các ngân hàng này có ưu tiên cấp vốn cho các doanh nghiệp cùng chủ sở hữu/cổ đông chi phối hay không?
Lỗ hổng cho những “đội lái” luật. Liệu LDN và các luật liên quan có kẽ hở nào để các doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng bằng việc mở công ty con?
LDN cởi mở nhưng cơ chế hậu kiểm không theo kịp nên hậu quả là có. Ví dụ trường hợp một cá nhân dễ dàng lập 37 công ty (hầu hết kinh doanh có điều kiện) chỉ trong vòng hơn một tháng là điều khó giải thích được. Công tác hậu kiểm được thực hiện ra sao mà ba công ty của ông Nguyễn Đức Kiên chủ yếu đăng ký đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, xây dựng, giao thông với số vốn rất lớn nhưng đến nay chưa thấy một dự án nào trong danh sách đăng ký kinh doanh được công bố sau nhiều năm hoạt động.
Liên quan đến việc góp vốn và vốn điều lệ, luật quy định thế nào mà một người có thể thành lập nhiều công ty với số vốn rất lớn nhưng người ta không biết vốn đó có thực hay không, như trường hợp ba công ty của ông Kiên có vốn điều lệ lên đến 2.300 tỉ đồng.
Quy định của LDN và nghị định hướng dẫn luật này yêu cầu “vốn điều lệ là số vốn mà các cổ đông góp, thanh toán đủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”. Nhưng với công ty TNHH lại có Nghị định 102/2010 cho phép vốn này là “tổng giá trị số vốn đã góp hoặc cam kết trong một thời hạn cụ thể”, tức là có thể góp thật hoặc chỉ cam kết mà thôi. Và hiếm có khi nào cơ quan hậu kiểm xem xét việc góp vốn đó được thực hiện đến đâu.
Bởi vậy khi rà soát LDN mới đây, các chuyên gia của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã cảnh báo các ý tưởng lừa đảo xuất phát từ sự sơ hở của luật: “Thực tế có nhiều trường hợp doanh nghiệp lợi dụng được phép cam kết góp vốn để lừa bên thứ ba tạo nên một nguồn vốn rất lớn nhưng thực ra là vốn ảo nhằm đảm bảo cho hoạt động của mình”.
Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp ồ ạt thành lập thêm các công ty và tìm kiếm vốn hoạt động, tưởng chừng họ sẽ vấp phải quy định của Luật các tổ chức tín dụng, chỉ cho phép một khách hàng vay tối đa 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc một tổ chức tín dụng chỉ được phép đầu tư tối đa 11% vốn tự có vào doanh nghiệp nhận góp vốn.
Thực tế, như thừa nhận hồi tuần trước của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các văn bản có liên quan đến thể lệ tín dụng còn chưa rõ. Chẳng hạn như quy định về mặt sử dụng vốn vay, theo ông Bình: “Bên vay có thể rút ra bằng tiền mặt hết, khi tiền mặt đã được rút thì họ chi vào bất cứ việc gì. Nên doanh nghiệp bảo vay tiền làm dự án nhưng có khi tiền lại đổ vào mục đích khác, gây ra nhiều hệ lụy mà chúng ta đã thấy hiện nay”. (Kể từ ngày 1-6-2012, theo Thông tư 09, Ngân hàng Nhà nước đã siết chặt quy định giải ngân vốn vay bằng tiền mặt).
Chưa hết, doanh nghiệp cũng có thể lợi dụng những quy định không rõ ràng giữa các luật khi lập công ty. Ví dụ, Hiến pháp hay LDN cho phép tổ chức, cá nhân được sản xuất, kinh doanh trong “những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Nhưng cũng chính LDN có quy định kinh doanh “không được trái với quy định của pháp luật”. Rồi điều lệ mẫu công ty (theo Quyết định 15/2007) lại nêu “công ty có thể kinh doanh các ngành nghề được pháp luật cho phép”.
Cả ba khái niệm: không cấm, cho phép và không được trái với quy định của pháp luật là hoàn toàn khác nhau. Chúng dẫn đến thực tế là Nghị định 102/2010 cấm kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc trái phép dưới mọi hình thức, nhưng Nghị định 108/2006 lại cho phép kinh doanh casino (đầu tư có điều kiện) trong khi bản chất casino cũng là dịch vụ đánh bạc.
Những quy định kiểu đó có thể tạo cơ hội cho doanh nghiệp lách luật, gây hậu quả. Song ngoại trừ các vụ việc có yếu tố hình sự cần phải làm rõ, quy định không rõ có thể dẫn đến nguy cơ hình sự hóa các quan hệ kinh tế cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts