Thi đấu thể thao thì có huy chương vàng, bạc hay đồng chứ làm gì có huy chương “kim cương”? Không, có đấy. Chiếc huy chương “kim cương” không phải của ban tổ chức SEA Games 26 trao, mà của nhiều bạn trẻ Việt Nam trao (trên các diễn đàn về thể thao) cho VĐV Nguyễn Thị Phương, người đoạt huy chương bạc cự ly 3.000m chạy vượt rào nữ.
Ấn tượng từ những chiến thắng thì không ít sau ba ngày thi đầu tiên của SEA Games 26. Ví dụ, chiếc HCV mà Quý Phước đoạt được trên đường đua xanh, đồng thời phá luôn kỷ lục SEA Games. Hay nữ võ sĩ karate Nguyễn Bích Phương thắng áp đảo đối thủ chủ nhà trong trận chung kết. Rồi cú nhảy qua mức xà 1,90m của cô gái đến từ Bạc Liêu Dương Thị Việt Anh... Nhưng ấn tượng lớn nhất với tôi cũng như không ít người hâm mộ thể thao khác lại không đến từ một chiến thắng mang về HCV mà nó chỉ mang màu bạc. Thậm chí không ít người gọi đó là một thất bại vì để vuột HCV vào phút chót.
Đúng là “cái kẹo” Nguyễn Thị Phương đã đem lại cho chúng ta một bài học lớn, từ đấu trường SEA Games 26.
Ấn tượng từ những chiến thắng thì không ít sau ba ngày thi đầu tiên của SEA Games 26. Ví dụ, chiếc HCV mà Quý Phước đoạt được trên đường đua xanh, đồng thời phá luôn kỷ lục SEA Games. Hay nữ võ sĩ karate Nguyễn Bích Phương thắng áp đảo đối thủ chủ nhà trong trận chung kết. Rồi cú nhảy qua mức xà 1,90m của cô gái đến từ Bạc Liêu Dương Thị Việt Anh... Nhưng ấn tượng lớn nhất với tôi cũng như không ít người hâm mộ thể thao khác lại không đến từ một chiến thắng mang về HCV mà nó chỉ mang màu bạc. Thậm chí không ít người gọi đó là một thất bại vì để vuột HCV vào phút chót.
Kiệt sức và té ngã
Hôm ấy là tối thứ bảy (12-11). Nguyễn Thị Phương bé như một cái kẹo (chỉ cao 1,56m), lọt thỏm giữa các đối thủ tại vạch xuất phát môn chạy 3.000m chạy vượt rào. Phương mang số đeo 300. Cô gái quê ở Thanh Hóa này năm nay chỉ mới 21 tuổi, lần đầu tham dự SEA Games. Lúc ấy trời mưa. Đã vậy, trước đó những ai quan tâm đến điền kinh VN đều vừa uống cạn chén đắng của việc Vũ Thị Hương thất bại trên đường chạy 100m. Chưa kể các nhà chuyên môn đều cho rằng Phương không hi vọng gì ở SEA Games này, may lắm thì có được HCĐ! Vậy mà “cái kẹo” bám Rini Budiarti (Indonesia) - ứng viên số 1 cho chiếc HCV môn này - như hình với bóng. Rồi đến vòng chạy cuối, “cái kẹo” bứt lên qua mặt Rini. Còn 100m... 70m... 50m... 20m... 10m..., “cái kẹo” Nguyễn Thị Phương vẫn dẫn đầu. Bất ngờ là đây rồi. Xem trực tiếp qua truyền hình, tôi nghĩ vậy. Nhưng khi chỉ còn hơn 2m, Phương té ngã. Cú té mà sau đó cô giải thích với PV Tuổi Trẻ tại Palempang là do kiệt sức. Rini thừa cơ hội qua mặt và đoạt HCV. Còn Phương? Cô lết, nhoài, vươn tới và vói tay chạm vào đích. Vừa đủ để về nhì. Vừa đủ để gây bất ngờ so với dự đoán ban đầu của các HLV. Ngay sau đó, ban tổ chức đã đưa Phương lên cáng chở đi cấp cứu.Kiệt sức nhưng vẫn cố với tay về đích
Với những ai từng chơi thể thao, từng bị kiệt sức dẫn đến chuột rút, sẽ hiểu cái cảm giác bất lực khi ấy là thế nào. Cái đích chỉ cách có 2m như trong trường hợp của Phương, trên thực tế nó là bất tận. Vì vậy đừng nghĩ động tác lết, nhoài người, vươn tới, vói tay của Phương là đơn giản. Nó là ý chí, là khát khao chinh phục, là nỗ lực tột cùng của cô gái Thanh Hóa này. Nhiều bạn trẻ đã bàn tán xôn xao trên các diễn đàn về câu chuyện của Phương, như: “Một hình ảnh tuyệt vời, một kiệt tác của thể thao” - vanxuan. “Em rất xúc động khi xem những gì chị thể hiện. Kiệt sức té ngã nhưng không khuất phục, buông xuôi” - quangchuan. “Đây không phải là chiếc huy chương bình thường. Đây là chiếc huy chương kim cương” - hai. “Tôi, một thằng đàn ông, đã rơi nước mắt khi xem - những giọt nước mắt xúc động vì tinh thần hết mình vì Tổ quốc của em. Xin cảm ơn Phương”...Đúng là “cái kẹo” Nguyễn Thị Phương đã đem lại cho chúng ta một bài học lớn, từ đấu trường SEA Games 26.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét