Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Để giúp cho các Anh/Chị học viên nắm bắt một số vấn đề cốt lõi trong nghiên cứu nguyên lý bảo hiểm. Tôi gửi đến các Anh/chị học viên một số câu hỏi đáp sau:

Hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Nhà nước và khách hàng về việc cấp giấy phép thành lập DNBH?
Trả lời:

Điều 62 Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động:
“1. Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thị trường bảo hiểm, thị trường tài chính của Việt Nam.”
Hỏi : Người đứng đầu DNBH cần đạt tiêu chuẩn gì? Tại sao phải đề ra tiêu chuẩn này?
Trả lời:
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đòi hỏi người quản lý điều hành DNBH phải có khả năng trình độ quản lý tốt. Theo điều 13 Nghị định 45 quy định:
“1. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải là người có trình độ chuyên môn, năng lực quản trị, điều hành doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
2. Việc bổ nhiệm, thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Bộ Tài chính phải Trả lời doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trong trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
 4. Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn và điều kiện đối với các chức danh quản lý khác trong doanh nghiệp bảo hiểm.”
Quy định về năng lực chuyên môn và năng lực về quản lý điều hành của người đứng đầu doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đảm bảo duy trì phát triển doanh nghiệp bảo hiểm mà họ được giao quyền lãnh đạo từ đó đảm bảo quyền và lợi ích khách hàng.  

Hỏi: Điều kiện về vốn pháp định quy định như thế nào để doanh nghiệp bảo hiểm vừa nâng cao năng lực kinh doanh vừa đảm bảo cam kết với khách hàng?
Trả lời: 
Vốn pháp định của DNBH phải đủ lớn để có thể tăng cường khả năng thanh toán cho DNBH và là điều kiện để DNBH phát triển công nghệ thông tin trong quản lý hợp đồng bảo hiểm, rủi ro bảo hiểm và đầu tư.
Theo điều 94 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:
 “1. Chính phủ quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
 2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định.“
 Mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 và Điều 5 NĐ 46 như sau
Điều 4 Vốn pháp định:
“1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: 300.000.000.000 đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: 600.000.000.000 đồng Việt Nam.
2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm: 4.000.000.000 đồng Việt Nam.”
Điều 5 Vốn điều lệ
 “1. Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định tại Điều 4 Nghị định này và phải được bổ sung tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức vốn điều lệ bổ sung.
3. Trường hợp thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có đơn đề nghị và văn bản giải trình gửi Bộ Tài chính. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Điều 4 Nghị định này thì trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung đủ vốn điều lệ theo quy định.” Vốn pháp định nhằm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật trong đó có hệ thống công nghệ thông tin phục vụ kinh doanh bảo hiểm, phục vụ khách hàng và là một nguồn tài chính duy trì khả năng thanh toán cho các hợp đồng bảo hiểm đã cam kết với khách
hàng.

Hỏi: Quy định về các DNBH đều phải ký quỹ để đảm bảo dùng tiền ký quỹ thanh toán bồi thường cho khách hàng trong tình huống xấu nhất có thể xảy ra thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Đúng vậy, ký quỹ là nghĩa vụ bắt buộc của các DNBH để đảm bảo khả năng thanh toán trong tình huống xấu nhất. Điều 95 Luật KD Bảo hiểm quy định  
“1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.
2. Chính phủ quy định mức tiền ký quỹ và cách thức sử dụng tiền ký quỹ.“
Điều 6 NĐ 46 quy định chi tiết về ký quỹ của các DNBH như sau:
“1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ.
2. Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm bằng 2% vốn pháp định được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, có số tiền ký quỹ thấp hơn số tiền ký quỹ quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung đủ số tiền ký quỹ theo quy định.”
 Với số vốn pháp định quy định như hiện nay là 300 tỉ đồng, số tiền ký quỹ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là 6 tỉ đồng nhằm bổ sung khi khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp bảo hiểm thiếu hụt, đảm bảo bồi thường kịp thời cho khách hàng.
Hỏi. Quy định về các DNBH phải lập quỹ dự trữ trong đó có quỹ dự trữ bắt buộc để đảm bảo khả năng thanh toán tiền bồi thường và bổ sung vốn điều lệ như thế nào? Có liên quan đến quyền lợi khách hàng không?
Trả lời:
Quỹ dự trữ bắt buộc trích lập từ lợi nhuận sau thuế làm tăng khả năng tài chính của DNBH, là một trong những tiêu chí đánh giá tiềm năng tài chính của DNBH. Điều 47 Luật KD BH quy định:
“1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định.
2. Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định trong điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.”
 Điều 6 Nghị định 46 cũng quy định chi tiết thêm:
“1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ.
2. Mức tiền ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm bằng 2% vốn pháp định được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
 3. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực, có số tiền ký quỹ thấp hơn số tiền ký quỹ quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, doanh nghiệp bảo hiểm phải bổ sung đủ số tiền ký quỹ theo quy định.”
 Điều 30 NĐ 46 quy định chi tiết chỉ khi trích lập xong quỹ dự trữ bắt buộc, DNBH mới có quyền phân phối lợi nhuận.  
“Sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định, trích lập quỹ dự trữ bắt buộc, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phân phối lợi nhuận còn lại theo quy định của pháp luật”
Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp bảo hiểm không được đem chia cho cổ đông ngay mà phải trích 5% lập quỹ dự trữ bắt buộc làm tăng vốn chủ sở hữu, tăng khả năng tài chính đảm bảo cho việc bồi thường cho khách hàng.

Hỏi: Sau khi nhận bảo hiểm, DNBH tái bảo hiểm cho các DNBH khác có ảnh hưởng gì đến quyền lợi nghĩa vụ của khách hàng mua bảo hiểm không?
Trả lời:
Điều kiện và cách thức bồi thường được cam kết hợp đồng bảo hiểm là trách nhiệm của DNBH đã nhận bảo hiểm. Việc tái bảo hiểm như thế nào, có đòi được công ty nhận tái bảo hiểm bồi thường hay không là việc riêng của DNBH. Dù thế nào đi nữa, DNBH là người chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất thuộc rủi ro được bảo hiểm gây ra cho người tham gia bảo hiểm. Điều 27 Luật KDBH quy định rõ
“1. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm duy nhất đối với bên mua bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm, kể cả trong trường hợp tái bảo hiểm những trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm không được yêu cầu bên mua bảo hiểm trực tiếp đóng phí bảo hiểm cho mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Bên mua bảo hiểm không được yêu cầu doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường cho mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.”
Tuy nhiên, nếu tái bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm có khả năng tài chính yếu khi tổn thất lớn xảy ra, doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm có thể phá sản sẽ làm ảnh hưởng tới doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm này vẫn phải có nghĩa vụ bồi thường đầy đủ cho khách hàng. Vì vậy, Bộ Tài chính có quy định rõ ràng chỉ tái bảo hiểm cho công ty bảo hiểm nước ngoài đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ BBB trở lên theo xếp hạng quốc tế.

Hỏi. Doanh nghiệp bảo hiểm có được phép tự do đưa sản phẩm bảo hiểm của mình bán cho khách hàng được không và Sản phẩm bảo hiểm của DNBH trước khi bán ra thị trường cần điều kiện gì?
Trả lời:
Các sản phẩm bảo hiểm trước khi bán ra thị trường đều được Bộ Tài chính kiểm duyệt ở 3 mức độ khác nhau.
- Mức độ cao nhất là Bộ Tài chính ban hành sản phẩm bảo hiểm bắt buộc;
- Mực độ thứ hai, Bộ Tài chính phê duyệt sản phẩm bảo hiểm do DNBH trình;
- Mức độ thứ ba, DNBH đăng ký với Bộ Tài chính sản phẩm của mình;
Theo quy định tại Điều 4 NĐ 45:
“…3. Các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được kinh doanh các loại sản phẩm bảo hiểm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm quy định trong Giấy phép thành lập và hoạt động và phải đáp ứng đủ các điều kiện về năng lực tài chính, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.”
Quy định như trên vì sản phẩm bảo hiểm là một đặc thù, là lời cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra để khách hàng chấp thuận nên cần có sự kiểm soát giám sát của Bộ Tài chính để quy tắc điều khoản, mẫu đơn từ hợp đồng bảo hiểm được đưa ra rõ ràng minh bạch và hướng tới mục tiêu phục vụ khách hàng, thực hiện đúng cam kết đưa ra.

Hỏi. Tại sao khách hàng phải mua bảo hiểm đối với một số loại bảo hiểm bắt buộc và Bảo hiểm bắt buộc được áp dụng trong trường hợp nào?
Trả lời
Điều 8 Luât KD BH quy định:
“1. Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.
2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
a) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;
b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;
c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; d) Bảo hiểm cháy, nổ.
3. Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác.”
Điều 5 NĐ 45 quy định:
“1. Doanh nghiệp bảo hiểm được kinh doanh bảo hiểm bắt buộc không được từ chối bán bảo hiểm bắt buộc.
2. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm bắt buộc.” Việc mua bảo hiểm bắt buộc được quy định theo pháp luật hiện hành, là công dân chúng ta phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Đồng thời mua bảo hiểm bắt buộc chúng ta góp phần bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.  

Hỏi. Chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính của DNBH được quy định như thế nào và người tham gia bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm có được biết báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm không?
Trả lời:
Cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác, DNBH phải thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý nhà nước theo luật định.
Điều 32 NĐ 46 quy định:
“1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ định kỳ, đột xuất theo quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải được tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam kiểm toán và xác nhận các vấn đề tài chính trọng yếu quy định tại Nghị định này trước khi nộp Bộ Tài chính.”
Điều 37 NĐ 46 quy định rõ hơn về thời hạn phải công khai báo cáo tài chính:
“1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công bố công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Thông tin công bố công khai phải phù hợp với báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã được tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán và xác nhận.”
Như vậy khách hàng có thể biết được thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm trên các phương tiện thông tin đại chúng qua việc quy định về công khai thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra hàng năm Bộ Tài chính có phát hành cuốn niên giám cung cấp thông tin của các doanh nghiệp bảo hiểm, thị trường bảo hiểm Việt Nam về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu, dự phòng nghiệp vụ, doanh thu, bồi thường, đầu tư cho công chúng và cơ quan hữu quan nắm được.  
Hỏi. Việc thu chi tài chính của DNBH chịu sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra như thế nào để khách hàng có thể tin tưởng được các khoản thu và chi của doanh nghiệp bảo hiểm là hợp lý hợp lệ?
Trả lời:
  Điều 99 Luật KDBH quy định:
 “1. Thu, chi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật.
 2. Bộ Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.”

Như vậy, thu chi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước như các doanh nghiệp khác (cơ quan thuế, thanh tra, kiểm toán). Ngoài ra, Bộ Tài chính là người hướng dẫn, kiểm tra trực tiếp với doanh nghiệp bảo hiểm.

Hỏi .Vốn nhàn rỗi của DNBH bao gồm vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ có thể đầu tư vào nền kinh tế để sinh lời được quy định như thế nào?
Trả lời: 
Về cơ bản, vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ của DNBH có thời gian tạm thời nhàn rỗi nhất định. Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, DNBH có thể đầu tư sinh lời.
Điều 98 Luật KD BH quy định:
“1. Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây:
a) Mua trái phiếu Chính phủ;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
c) Kinh doanh bất động sản;
d) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
đ) Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
e) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.”
Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.    
Điều 11 NĐ 46 quy định chi tiết các nguồn vốn mà DNBH có thể đầu tư như sau:
“Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:
1. Nguồn vốn chủ sở hữu.
2. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
3. Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật”
Đặc điểm của Quỹ bảo hiểm (thu từ phí bảo hiểm) số tiền chưa phải bồi thường ngay sẽ có một thời gian tạm thời nhãn rỗi nhất định nên không thể lãng phí mà phải đầu tư để sinh lợi. Lợi nhuận từ đầu tư sẽ gánh vác một phần chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm làm giảm mức đóng góp của  người tham gia bảo hiểm hoặc làm tăng thêm các dịch vụ mới cung cấp cho khách hàng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts