Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2010

Sáng dậy đọc được một bài dịch khá hay trên Tuần Việt Nam với link gốc tiếng Anh mang tựa đề “The Social Media Bubble“. Tác giả đưa ra một thuật ngữ khá hay là “Lạm phát các mối quan hệ” – Relationship inflation. Lạm phát theo kiến thức sơ đẳng của tôi về kinh tế thì luôn đồng nghĩa với sự mất giá. 10 đồng trước mua được 10 cái kẹo lạc thì nay chỉ mua được 7 cái, có khi hôm sau lại chỉ mua được 3 cái nữa thôi. Vậy là mối quan hệ sẽ bị mất giá? Vậy giá trị của mối quan hệ đến từ đâu?


—————————————————————


Trước hết, hay quay trở lại với thống kê, với con số Dunbar. Như đã từng viết blog một lần vào hồi tháng 10 năm ngoái, số Dunbar là số lượng bạn bè mà bạn có thể duy trì quan hệ hai chiều một cách ổn định và thường xuyên. Trung bình thì một người châu Á có thể duy trì quan hệ với 107 người và Việt Nam thì ở mức thấp hơn : 80 người. Những mạng xã hội như Y!360, Facebook và người tiền nhiệm vẫn còn sống khỏe trước đó của nó là Forum đã làm rất tốt việc tăng số Dunbar Number này lên. Hãy nhìn bảng thống kê ở dưới đây và bạn sẽ thấy nó có tận 3 phần : bạn offline, bạn online và bạn thân. Số lượng bạn thân thường chỉ chiếm 10% số lượng bạn bè mà bạn có.



—————————————————————


Trong bài viết của mình, Umair Haque cho rằng các mối quan hệ thực là các mối quan hệ được đầu tư hai chiều. Tiền bạc, thời gian, sự chăm sóc… Mối quan hệ của Social Media (và thực sự phải là Social Graph) không phải là mối quan hệ thực vì nó không được đầu tư tương hỗ lẫn nhau. Niềm tin bị giảm sút, sự căm ghét có thể được phóng đại, giá trị bị mòn đi vì tôi không gặp gỡ và trao đổi với người thật … Và cuối cùng, ông kết luận :



Hãy tóm tắt lại. Trên khía cạnh cầu, lạm phát quan hệ tạo ra những hiệu ứng của cuộc thi sắc đẹp, nơi, chỉ cần mỗi một sự đánh giá bầu chọn cho thí sinh mà họ nghĩ là những người khác sẽ thích nhất, người ta truyền tải những điều người ta nghĩ người khác muốn. Trên khía cạnh cung, lạm phát quan hệ tạo ra hiệu ứng của cuộc thi đại chúng, nơi mọi người (và các nghệ sĩ) cố gắng để thu hút sự chú ý bản năng và tức thì – thay vì tạo ra thứ kinh hoàng.



—————————————————————


Tôi không cho rằng Umair sai. Tôi chỉ nghĩ rằng ông không đúng.


Điều thứ nhất, xã hội biến đổi, con người biến đổi và trên hết là sự thích nghi – bản năng rất tự nhiên.


Điều thứ hai, phần lớn đám đông không thể chống lại xu hướng, họ phải thích nghi với xu hướng để tồn tại.


Điều thứ ba, giá trị trên mạng là giá trị tương hỗ và hai chiều, thậm chí là cực kỳ hai chiều luôn.


Điều thứ tư, Umair lo lắng về các giá trị bị xói mòn khi phải nói chuyện, giao dịch với người không biết mặt nhưng lại không hề nhắc tới và nhớ rằng trước đây thì dù có giao dịch Face2Face, họ chỉ có hai hoặc một nhóm nhỏ người biết cuộc trao đổi giao dịch này. Bây giờ, cả thế giới có thể biết được tôi đang xem gì, tôi đang làm gì, tôi mua gì, bán gì cho ai trên Wall của tôi, trên Live Feed của tôi, trên Stream Activity của tôi hay bất cứ cái quỷ quái gì tương tự thế, tôi thậm chí phải cẩn thận hơn để bảo vệ hình ảnh của mình chứ?


Điều cuối cùng, không có thước đo chính xác về giá của mối quan hệ để nói nó lạm phát hay không. Sự thích nghi của con người cho phép người ta chấp nhận và có cảm giác hạnh phúc không kém gì quá khứ. Nói rõ hơn, một bức thư tay hồi xưa và một bài hát bây giờ post trên Facebook để tặng bạn khi đang buồn, cái nào có giá trị hơn? Chuẩn mực về giá thay đổi nên nói Umair không sai khi xét trên chuẩn mực cũ và ông đã không đúng trên chuẩn mực mới.


—————————————————————


Cái gì đến phải đến, cái gì đi rồi sẽ đi. Con người chẳng phải lần đầu tiên đối mặt với những thứ như thế này, họ đã đối mặt nhiều lần khi mà xã hội phát triển từ bộ lạc tới làng xóm, thành phố, đô thị và siêu đô thị rồi. Hôm qua một người bạn nói với tôi rằng “Bây giờ có những lúc ngôn ngữ thật bất lực, muốn nói gì đó lắm mà không nói được. Tôi buột miệng “Thì Facebook có cái nút Like là vì thế đó”. Like một cái, vừa lịch sự lại vừa không xu nịnh, thế có khi lại chẳng hay hơn?





Xem đầy đủ bài viết tại http://feedproxy.google.com/~r/randombuzz/~3/wuLaW9rwiLg/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts