Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

I. Khái niệm Giá vốn hàng bán (Cost of Good Sold): Giá vốn hàng bán là giá trị phản ánh lượng hàng hóa đã bán được của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian, nó phản ánh được mức tiêu thụ hàng hóa cũng như tham gia xác định được lợi nhuận của DN trong một chu kỳ kinh doanh.

 II. Các phương pháp tính Giá vốn: Giá vốn được xác định theo 4 phương pháp: 
1. Phương pháp Nhập trước – Xuất trước (FIFO): Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều. 
2. Phương pháp Nhập sau – Xuất trước (LIFO): Phương pháp này giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ. Như vậy với phương pháp này chi phí của lần mua gần nhất sẽ tương đối sát với trị giá vốn của hàng thay thế. Việc thực hiện phương pháp này sẽ đảm bảo được yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Tuy nhiên, trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ có thể không sát với giá thị trường của hàng thay thế. 
3. Phương pháp Bình quân gia quyền: a. Khái niệm: Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng hóa, vật tư xuất kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng hóa vật tư tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng hóa, vật tư được mua hoặc sản xuất trong kỳ. 
b. Đối tượng áp dụng: Thường áp dụng đối với doanh nghiệp có nhiều mặt hàng, giá hàng hóa ít biến động 
c. Phương pháp bình quân gia quyền gồm có 2 phương pháp: 
1. Phương pháp bình quân cả kỳ 
Nội dung: Theo phương pháp này phải tính đơn giá bình quân gia quyền vào thời điểm cuối kỳ, sau đó lấy số lượng vật tư xuất kho trên từng chứng từ xuất kho nhân với đơn giá bình quân đã tính f. Công thức: 
Đơn giá xuất kho bình quân = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trong kì)/Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư, hàng hóa nhập trong kỳ) 
Ưu điểm: Đơn giản dễ làm 
Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán nói chung 
2. Phương pháp bình quân tức thời k. Nội dung: Theo phương pháp này phải tính đơn giá bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho, sau đó lấy số lượng vật tư xuất kho nhân với đơn giá bình quân đã tính Công thức tính m. 
Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)/(Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i) 
 Ưu điểm: Cách tính giá đơn vị bình quân tức thời khắc phục được nhược điểm của phương pháp bình quân cả kỳ, vừa chính xác vừa cập nhật .
Nhược điểm: Tốn nhiều công thức, tính toán nhiều lần 
4. Phương pháp Đích danh: 
a. Khái niệm: Theo phương pháp này, doanh nghiệp phải quản lý vật tư, hàng hóa theo từng lô hàng, khi xuất lô hàng nào thì lấy giá thực tế của lô hàng đó. 
b. Điều kiện áp dụng: Áp dụng đối với những DN có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định có thể nhận diện được.
 c. Công thức tính: Đơn giá xuất kho = Đơn giá thực tế nhập kho (Theo đích danh lô hàng chọn xuất kho) 
d. Ưu, nhược điểm: 
- Ưu điểm: độ chính xác cao 
- Nhược điểm: phải theo dõi được vật tư theo từng lô hàng, doanh nghiệp có nhiều lô hàng thì việc theo dõi và tính toán phức tạp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts