Tags: vệ sinh, băng vệ sinh, vệ sinh, băng vệ sinh, vệ sinh dùng, băng vệ sinh dùng, vệ sinh dùng thế,
Số lượt xem: 140 Gửi lúc 09:05' 04/11/2009
Băng vệ sinh - Dùng thế nào cho đúng?
Băng vệ sinh (BVS) là sản phẩm rất cần thiết với người phụ nữ, dùng để thấm máu kinh trong những ngày hành kinh, nhằm giữ sạch trang phục, tạo thuận tiện trong lao động và sinh hoạt thường ngày trong giai đoạn hành kinh. Băng vệ sinh (BVS) là sản phẩm rất cần thiết với người phụ nữ, dùng để thấm máu kinh trong những ngày hành kinh, nhằm giữ sạch trang phục, tạo thuận tiện trong lao động và sinh hoạt thường ngày trong giai đoạn hành kinh.
Đầu tiên BVS được làm từ các loại chất liệu có tính thấm hút tự nhiên (vải, bông...), càng về sau, với sự phát triển của công nghệ hóa học, người ta tìm ra nhiều loại chất liệu có tính thấm hút tốt hơn. Hình dáng của sản phẩm cũng thay đổi nhằm tạo độ ổn định (không bị biến dạng), độ bám dính (không bị di lệch), tạo sự nhẹ nhàng và thoải mái trong vận động. Ngoài ra, một số loại sản phẩm còn có thêm chất khử mùi hay một vài chất chiết xuất từ cây cỏ tự nhiên, vừa khử mùi vừa có tính khử trùng nhẹ. Các loại băng tự chế (may từ vải) và sử dụng nhiều lần cũng rất tốt, với điều kiện được giặt sạch, phơi nắng và giữ trong điều kiện khô ráo và sạch sẽ.
Các chị em khi chọn BVS tốt nhất chỉ nên căn cứ theo lượng kinh nguyệt của riêng mình và nên bắt đầu từ loại có độ thấm vừa phải rồi thử loại thấm nhiều lên dần. Trung bình một miếng băng sau bốn giờ mới hút đầy dịch thì có thể tạm an tâm. Nên chịu khó sử dụng vài loại băng có độ thấm hút khác nhau phù hợp với sự biến đổi của lượng dịch tiết ra trong ngày (hay tùy theo sự đột biến của kỳ kinh như rong, nhiều, ít...). Không nên sử dụng một miếng băng từ sáng đến tối. Tốt nhất sau 4-5 giờ thay một lần.
Loại BVS tốt là có khả năng thấm hút nhanh máu kinh, không làm lấm máu ra trang phục, không biến dạng dù đã thấm nhiều máu, không làm cản trở hoạt động của người sử dụng. Một vài người cơ địa dị ứng có thể bị dị ứng với các loại hóa chất có trong sản phẩm, gây tình trạng ngứa rát, nổi mẩn đỏ khi sử dụng và do máu kinh khi bị khô cứng có cạnh rất sắc cứa vào da gây sây sát, mẩn ngứa hay hăm đỏ vùng kín ngay sau kỳ kinh và thường tự khỏi sau vài ngày không dùng băng. Do đó, phải thay băng vệ sinh và rửa sạch âm hộ nhiều lần trong ngày hành kinh.
Việc chọn lựa băng vệ sinh nên dựa theo tình trạng hành kinh (lượng máu ra nhiều hay ít, ra nhanh hay kéo dài), tình trạng hoạt động, dạng lao động...
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại BVS có công dụng khác nhau. Cần lựa chọn BVS dựa vào nhu cầu thực tế và mức độ kinh tế của bản thân, cũng như dựa vào đánh giá của bản thân qua sử dụng. Sử dụng BVS đúng cách và phù hợp giúp người phụ nữ thoải mái, yên tâm trong sinh hoạt thường ngày, cũng như tránh được một số tình trạng viêm nhiễm sinh dục.
Đầu tiên BVS được làm từ các loại chất liệu có tính thấm hút tự nhiên (vải, bông...), càng về sau, với sự phát triển của công nghệ hóa học, người ta tìm ra nhiều loại chất liệu có tính thấm hút tốt hơn. Hình dáng của sản phẩm cũng thay đổi nhằm tạo độ ổn định (không bị biến dạng), độ bám dính (không bị di lệch), tạo sự nhẹ nhàng và thoải mái trong vận động. Ngoài ra, một số loại sản phẩm còn có thêm chất khử mùi hay một vài chất chiết xuất từ cây cỏ tự nhiên, vừa khử mùi vừa có tính khử trùng nhẹ. Các loại băng tự chế (may từ vải) và sử dụng nhiều lần cũng rất tốt, với điều kiện được giặt sạch, phơi nắng và giữ trong điều kiện khô ráo và sạch sẽ.
Các chị em khi chọn BVS tốt nhất chỉ nên căn cứ theo lượng kinh nguyệt của riêng mình và nên bắt đầu từ loại có độ thấm vừa phải rồi thử loại thấm nhiều lên dần. Trung bình một miếng băng sau bốn giờ mới hút đầy dịch thì có thể tạm an tâm. Nên chịu khó sử dụng vài loại băng có độ thấm hút khác nhau phù hợp với sự biến đổi của lượng dịch tiết ra trong ngày (hay tùy theo sự đột biến của kỳ kinh như rong, nhiều, ít...). Không nên sử dụng một miếng băng từ sáng đến tối. Tốt nhất sau 4-5 giờ thay một lần.
Loại BVS tốt là có khả năng thấm hút nhanh máu kinh, không làm lấm máu ra trang phục, không biến dạng dù đã thấm nhiều máu, không làm cản trở hoạt động của người sử dụng. Một vài người cơ địa dị ứng có thể bị dị ứng với các loại hóa chất có trong sản phẩm, gây tình trạng ngứa rát, nổi mẩn đỏ khi sử dụng và do máu kinh khi bị khô cứng có cạnh rất sắc cứa vào da gây sây sát, mẩn ngứa hay hăm đỏ vùng kín ngay sau kỳ kinh và thường tự khỏi sau vài ngày không dùng băng. Do đó, phải thay băng vệ sinh và rửa sạch âm hộ nhiều lần trong ngày hành kinh.
Việc chọn lựa băng vệ sinh nên dựa theo tình trạng hành kinh (lượng máu ra nhiều hay ít, ra nhanh hay kéo dài), tình trạng hoạt động, dạng lao động...
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại BVS có công dụng khác nhau. Cần lựa chọn BVS dựa vào nhu cầu thực tế và mức độ kinh tế của bản thân, cũng như dựa vào đánh giá của bản thân qua sử dụng. Sử dụng BVS đúng cách và phù hợp giúp người phụ nữ thoải mái, yên tâm trong sinh hoạt thường ngày, cũng như tránh được một số tình trạng viêm nhiễm sinh dục.
Bác sĩ Thúy An
(suckhoedoisong)
(suckhoedoisong)
Bản gốc: Sức khỏe số - Băng vệ sinh - Dùng thế nào cho đúng?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét